Chập chững bước vào nghề báo

Phong Linh |

Ước mơ của tôi rất đỗi bình thường! Hỏi đi hỏi lại cũng chỉ biết trả lời là ĐƯỢC LÀM BÁO…

Cấp 3, mẹ bắt đầu nhắc nhở tôi học nghiêm túc để còn thi đại học. Trong đầu tôi lúc đấy chỉ có làm báo. Tôi năm 17 tuổi cũng đủ hiểu bản thân mình muốn gì nhưng mẹ tôi vẫn không ưng. Mẹ nói rằng cái nghề cơ cực lại vất vả, đi đêm đi hôm chứ có sung sướng gì đâu, hãy tìm một công việc văn phòng rồi yên vị cho mẹ nhờ.

Tôi nặng nề đem hết câu chuyện kể với ba, cố bào chữa cho ước mơ của mình. Còn nhớ chiều đó, ba vẫn im lặng một hồi mới nói: “Nghề chọn mình chứ mình đâu chọn nghề. Ba chỉ nói với con, làm nghề gì cũng được miễn là liêm chính. Nhưng mà làm cha, làm mẹ không ai muốn con mình lam lũ hết!”.

Rồi 4 năm học đại học trôi qua, những ngày tháng đó, tôi nhìn lại thấy mình vẫn đáng thương lắm. Cho đến khi tốt nghiệp, ba mẹ tôi cũng không ngừng lo lắng.

“Báo Lao Động đang tuyển phóng viên, em xin vào đi Linh” - tôi nhận được thông tin từ anh khóa trên khi mình vẫn đang loay hoay tìm việc. Không cần một phút suy nghĩ, tôi xem ngay thông tin và chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định. Đối với tôi ngày hôm đó, vừa cảm thấy bản thân mình gấp gáp, vừa cảm thấy mình phải chật vật tìm việc sau tốt nghiệp.

Tôi nộp hồ sơ tuyển dụng với nhiều sự kỳ vọng. Chỉ một ngày sau khi nộp hồ sơ, tôi nhận được liên hệ từ anh Nhân, phụ trách Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL, gọi tôi vào để trao đổi. Ngày hôm đó, anh nói chuyện với tôi nhiều lắm, về anh, về tôi và cả về lửa nghề. Nhưng đọng lại trong tôi vẫn là câu hỏi “Em có thích làm báo không?”.

“Em thích lắm… nhưng em vẫn còn…” - tôi ậm ừ vì mình còn nhiều non nớt và cũng lắm tự ti.

“Chỉ cần em thích!” – anh trả lời chắc nịch.

Thế rồi hôm sau, tôi được anh giao cho đi theo anh Tạ Quang để học việc. Anh Quang là phóng viên luân chuyển từ Hà Nội vào. Đối với cái đứa “rặc miền Tây” như tôi, đôi lúc nghe anh nói chuyện cũng thấy khó hiểu. Nhưng anh tốt và nhiệt tình với tôi lắm! Anh kể với tôi về hầu hết chặng đường làm nghề ngót nghét đã 5 năm của anh, từ ngày còn ở Hà Nội cho đến khi vào Cần Thơ, đặc biệt là trong giai đoạn chống dịch COVID-19. Những ngày đó, báo chí mình phải nói là vất vả và hiểm nguy vô cùng.

Tôi nhiều phần ngưỡng mộ và từ đó mà thấu hiểu được cuộc sống của người làm báo hơn. Tôi tự nhủ với mình phải chăm chỉ theo các anh, chị để học tập. Được anh giới thiệu với nhiều anh, chị trong nghề, tôi may mắn được nhiều người thương yêu và chỉ dạy. Các anh, chị nói tôi có tố chất làm báo, tôi cũng chỉ biết cười trừ. Bao nhiêu tin, bài rồi tôi đã bỏ qua vì mình chậm trễ, góc nhìn cũng không đủ đa diện để nhìn nhận vấn đề, dẫu biết mình mới vào nghề còn nhiều bỡ ngỡ nhưng làm sao biết mình có làm được không đây?

“Trang giấy trắng à? Rồi. Nhận. Cố gắng mà làm nhé em!” - đó là câu nói tôi nhận được từ chú Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng Biên tập Báo Lao Động, trong buổi phỏng vấn tại cơ quan.

Cũng từ ngày hôm đó, tôi bắt đầu nỗ lực. Công việc đương nhiên phải nhiều hơn thời còn làm cộng tác viên nhưng tôi vốn có thể theo kịp. Đôi lúc mệt mỏi, tôi tự hỏi liệu cô nhóc mới ra đời như mình có phải đã suy nghĩ nhiều quá hay không? Mới tập tễnh vào nghề, kỳ thực vẫn còn là một trang giấy trắng. Thôi thì cứ tích cực làm việc, cháy hết mình với lửa nghề, không phải tốt hơn sao?!

Giờ thì tôi đã được làm báo, ba mẹ cũng cởi mở với tôi hơn nhiều. Những đêm vất vả, phải đi rất khuya để làm bài, chạy tin, ba mẹ tôi cũng không còn càu nhàu như trước. Ngay khoảnh khắc này, khi đang lê tay gõ mấy dòng chữ cuối cùng của bài viết, tôi cảm thấy bản thân mình thật may mắn khi nhận được sự yêu thương của nhiều người, được mọi người nhiệt tình hỗ trợ. Những anh chị đi trước, những anh chị luân chuyển, những phóng viên mới vào như chúng tôi bỗng “bắt được tần số”, rất hay san sẻ khó khăn với nhau. Để rồi, những việc đó khiến tôi suy nghĩ, có lẽ, báo Lao Động không chỉ là cơ quan để làm việc, là nơi để tác nghiệp mà còn là một đại gia đình, một nơi để tâm sự. Tôi tự hứa với lòng mình phải mạnh mẽ hơn nữa, phải quyết tâm hơn nữa để thực hiện ước mơ trở thành một phóng viên giỏi, trở thành một nhà báo ưu tú, và cũng để trở thành một người tử tế như mọi người đã yêu thương.

Phong Linh
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.