Chàng cử nhân kiếm hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi cá lồng, lợn bản

Hùng Dân - Trần Trọng |

Hòa Bình - Ở vùng lòng hồ heo hút có mấy ai học đến đại học? Vậy mà khi đỗ đạt với tấm bằng cử nhân, có công việc ổn định, chàng trai người Mường quyết định từ bỏ để trở lại quê hương nuôi cá lồng, lợn Mường…

Bỏ việc… về quê nuôi cá

Đầu tháng 9, PV Báo Lao Động men theo con đường ven lòng hồ Sông Đà tìm về bản Ngòi, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) để “mục sở thị” cơ ngơi cá lồng, lợn bản của chàng cử nhân Đinh Công Tuân (SN 1997).

Gương mặt hiền lành cùng nụ cười tươi, Tuân khoe với chúng tôi vừa xuất bán cả đàn dê, cùng 2 vạn con cá ngạnh thu về gần 200 triệu đồng.

Mô hình nuôi cá lồng kết hợp chăn nuôi đa dạng giúp anh Đinh Công Tuân thu về hàng trăm triệu mỗi năm.
Mô hình nuôi cá lồng kết hợp chăn nuôi đa dạng giúp anh Đinh Công Tuân thu về hàng trăm triệu mỗi năm.

Tuân kể, năm 2019, anh tốt nghiệp trường Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (Hưng Yên) rồi làm kế toán cho một công ty du lịch. Được 1 năm thì xin nghỉ, về nhà “vực lại” nghề nuôi cá lồng vốn có của gia đình.

Khi bố mẹ Tuân biết cậu nghỉ việc, cả nhà ai cũng buồn… Bởi lẽ, việc học đại học ở bản này là niềm vinh dự rất lớn. Mất 1 tháng, cậu mới thuyết phục được bố mẹ đồng ý cho mình ở nhà với những ý tưởng ấp ủ bấy lâu.

Tuân bảo, bà con ở bản Ngòi này bao năm bám hồ, nuôi cá lồng theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún, nên thu nhập chẳng được là bao… Năm được năm mất, cái nghèo, cái đói vẫn còn đeo bám dai dẳng. Tuân trăn trở, quyết tìm hướng đi mới cho riêng mình.

Nghĩ là làm, năm 2020, Tuân vay mượn anh em, bạn bè, đầu tư mở rộng với gần 30 lồng cá, hàng trăm con dê, lợn Mường, gà đồi… hoàn thiện hệ sinh thái chăn nuôi rộng chừng 1ha theo đúng ý tưởng của mình.

“Với cá lồng thì em tập trung chủ yếu vào cá ngạnh, cá bỗng vì nó sinh trưởng tốt, ít bệnh, lại nhanh xuất bán. Do cá ngạnh không thể nhân giống nên em phải thu mua cá giống của bà con bắt được ngoài tự nhiên, về nuôi chừng 6 tháng là có thể bán” - Tuân chia sẻ.

Hiện tại, mô hình nuôi dê, lợn Mường thì Tuân đang nuôi thử nghiệm khoảng trên trăm con, cho nguồn thu ổn định. Tới đây chắc chắn sẽ tăng thêm số lượng.

Vì theo Tuân, ngoài cá lồng thì đây là mặt hàng được khách ưa chuộng, nhất là khách Hà Nội. Nhiều người biết tiếng cậu nên toàn gọi điện đặt hàng trước cả tháng…

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Tuân còn tích cực giúp đỡ bà con lối xóm, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Tuân còn tích cực giúp đỡ bà con lối xóm, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Tạo việc làm cho lao động địa phương

Tuân tâm sự - Vùng lòng hồ này đã được quy hoạch xây dựng thành Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình nên tới đây lượng du khách sẽ đổ về nhiều, nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ chắc chắn tăng cao. Nên nếu đón được làn sóng này sẽ nhiều cơ hội phát triển.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, cơ sở nuôi cá lồng của Tuân còn tạo việc làm cho nhiều bà con trong bản mỗi vụ xuất bán cá, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho mọi người vùng lòng hồ này.

“Em đã xin ý kiến của huyện để vận động bà con tham gia vào mô hình HTX liên kết nuôi cá lồng, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Hiện em cũng là người cung cấp cá giống cho bà con, nhà nào không có điều kiện, sẽ cấp cá giống cho nuôi trước, khi nào cá lớn bán được, mới thu về.” - Tuân hồ hởi nói.

Theo ông Bùi Văn Đậu - Trưởng bản Ngòi, vùng lòng hồ Hòa Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch… Nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm, giúp nhiều bà con lòng hồ nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tuân cho rằng, những thanh niên địa phương giống như Tuân hoàn toàn có thể tự lập, làm giàu ngay chính tại quê hương mình.
Tuân cho rằng, những thanh niên địa phương giống như Tuân hoàn toàn có thể tự lập, làm giàu ngay chính tại quê hương mình.

Những thanh niên địa phương giống như Tuân hoàn toàn có thể tự tin làm kinh tế, làm giàu ngay chính tại quê hương mình nếu chịu khó học hỏi, tích cực trau dồi kinh nghiệm và nắm bắt xu thế.

Ông Bùi Văn Mùi – Chủ tịch UBND xã Suối Hoa cho biết – Đinh Công Tuân là thanh niên tiêu biểu trong xóm, có kiến thức, trình độ…nhờ phát triển mô hình nuôi cá lồng đã vươn lên làm giàu, tích cực giúp đỡ bà con trong bản, tạo việc làm cho lao động địa phương nên ai nấy đều quý mến.

“Các bạn trẻ làm kinh tế giỏi như Tuân là tấm gương cho các bạn trẻ ở địa phương noi theo. Ý tưởng lập HTX của Tuân xã cũng đã biết, sẽ tạo điều kiện hỗ trợ hết mức để nhanh chóng thành hiện thực, góp phần vào sự phát triển kinh tế tại địa phương” – ông Mùi khẳng định

Hùng Dân - Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh trại cá lồng lớn nhất vùng lòng hồ Hòa Bình

Trần Trọng |

Hòa Bình - Vùng lòng hồ Hòa Bình là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, tại hồ có hàng trăm hộ nuôi cá lồng với giá trị kinh tế rất cao.

Một ngày nuôi cá lồng giữa dòng Đà Giang

Hùng Dân - Trần Trọng |

Hòa Bình - Sóng nước mênh mông, 4 mặt là hồ, niềm vui duy nhất của những người nuôi cá lồng giữa lòng sông Đà là ngắm nhìn từng lứa cá đang lớn lên mỗi ngày…

Tuổi trẻ sẵn sàng khởi nghiệp, kiên cường, bản lĩnh

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bạn có khát vọng tuổi trẻ sẵn sàng khởi nghiệp nhưng cũng có ý chí kiên cường và bản lĩnh sẵn sàng đối mặt với thất bại. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có giải pháp để hỗ trợ vật chất, tinh thần để sinh viên vượt qua thất bại.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Cận cảnh trại cá lồng lớn nhất vùng lòng hồ Hòa Bình

Trần Trọng |

Hòa Bình - Vùng lòng hồ Hòa Bình là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, tại hồ có hàng trăm hộ nuôi cá lồng với giá trị kinh tế rất cao.

Một ngày nuôi cá lồng giữa dòng Đà Giang

Hùng Dân - Trần Trọng |

Hòa Bình - Sóng nước mênh mông, 4 mặt là hồ, niềm vui duy nhất của những người nuôi cá lồng giữa lòng sông Đà là ngắm nhìn từng lứa cá đang lớn lên mỗi ngày…

Tuổi trẻ sẵn sàng khởi nghiệp, kiên cường, bản lĩnh

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bạn có khát vọng tuổi trẻ sẵn sàng khởi nghiệp nhưng cũng có ý chí kiên cường và bản lĩnh sẵn sàng đối mặt với thất bại. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có giải pháp để hỗ trợ vật chất, tinh thần để sinh viên vượt qua thất bại.