Chặn đội vốn, lãng phí ngân sách từ vướng mắc mặt bằng

Văn Nguyễn |

Việc tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành một dự án riêng, độc lập và được thực hiện ngay tại thời điểm trước khi quyết định chủ trương đầu tư được nhìn nhận sẽ là giải pháp quan trọng khắc phục sự chậm trễ trong triển khai dự án, ngăn chặn nguy cơ đội vốn và tình trạng chậm tiến độ kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành vốn đang diễn ra trên khắp cả nước.

Tạo đột phá từ tách riêng giải phóng mặt bằng

Sau khi trao đổi và tham khảo ý kiến nhiều địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) vừa chính thức trình Chính phủ Đề án thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB ra khỏi dự án đầu tư.

Theo Bộ KHĐT, việc xây dựng đề án này nhằm tạo cơ chế thí điểm không chỉ đối với việc tách công tác GPMB thành dự án độc lập mà còn bao gồm một số cơ chế bảo đảm việc thực hiện dự án GPMB được tách riêng, nhằm tạo điều kiện triển khai công tác GPMB ngay sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án có phạm vi sử dụng đất rõ ràng, rút ngắn thời gian hoàn thiện dự án, giảm chi phí GPMB có thể phát sinh thêm sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, hạn chế việc điều chỉnh dự án. Tạo điều kiện đẩy nhanh xây dựng khu tái định cư, cho phép đi trước một bước so với việc thực hiện xây dựng, lắp đặt… dự án tổng thể.

Đáng chú ý theo đánh giá của Bộ KHĐT, với việc tách GPMB ra khỏi dự án đầu tư, các bộ, cơ quan, địa phương sẽ xác định rõ về khả năng thực hiện và giải ngân của dự án, có cơ sở đề xuất nhu cầu vốn chuẩn xác hơn, công tác chuẩn bị thực hiện dự án được chuẩn bị tốt hơn, tránh việc chiếm dụng vốn.

Hạng mục GPMB được tách thành dự án độc lập, không tính vào thời gian thực hiện dự án, tạo thêm thời gian, giảm bớt áp lực về tiến độ thực hiện cho các khâu đấu thầu, xây lắp… qua đó gián tiếp nâng cao chất lượng công trình. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, tính khả thi của các dự án, cũng như bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế đối với các dự án ODA có yêu cầu mặt bằng sạch.

Trao đổi với PV Lao Động, một lãnh đạo Bộ KHĐT cho biết, đề án này còn làm căn cứ để xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc tách dự án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư GPMB thành dự án độc lập, trọng tâm là các dự án đầu tư công, dự án PPP cùng với các quy định, cơ chế thí điểm đối với nội dung này làm cơ sở xem xét, sửa đổi chính sách có liên quan.

“Tinh thần chung là cho phép vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện công tác GPMB đối với dự án của bộ, cơ quan trung ương thực hiện trên địa bàn; cho phép tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia thực hiện GPMB và hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP được vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án PPP trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 60%” - vị lãnh đạo trên cho biết.

Để không còn những dự án đội vốn 9.230 tỉ đồng

Như Báo Lao Động phản ánh, trên địa bàn cả nước đến cuối năm 2020 có hàng nghìn dự án chậm tiến độ do những vướng mắc trong GPMB. Đáng chú ý, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là một minh chứng rõ rệt nhất cho một dự án sử dụng vốn đầu tư nhà nước nhưng quá trình triển khai dự án ỳ ạch suốt nhiều năm và chỉ có thể đi vào hoạt động, khai thác sau hơn 10 năm thi công.

Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây, ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ GTVT - cho biết, dù chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 10.2011, nhưng phải đến tháng 5.2015, công tác GPMB và di dời hạ tầng kỹ thuật mới hoàn thành và bàn giao cho tổng thầu. Tuy nhiên trong suốt quá trình thi công, dự án thường xuyên bị gián đoạn bởi hạ tầng kỹ thuật chưa được di chuyển hết làm ảnh hưởng đến tiến độ một số hạng mục. Do đó dù đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2015 nhưng mãi đến tháng 5.2015, Hà Nội mới bàn giao toàn bộ mặt bằng cho tổng thầu.

Bộ GTVT cũng chỉ ra rằng, kinh phí GPMB thay đổi bao gồm cả công trình di dời hạ tầng kỹ thuật là một trong những nguyên nhân khiến tổng mức đầu tư của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng thêm hơn 9.230 tỉ đồng mức đầu tư ban đầu, từ gần 8.770 tỉ đồng lên thành hơn 18.000 tỉ đồng.

“Việc chậm tiến độ hoàn thành dự án để bàn giao cho UBND TP.Hà Nội đưa vào khai thác sử dụng, các mục tiêu liên quan đến giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng của người dân chưa được giải quyết và gây ra những dư luận không tốt về dự án” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu trong báo cáo.

Đề án thí điểm tách GPMB khỏi dự án đầu tư hiện vẫn đang chờ Chính phủ cho ý kiến, tuy nhiên Thủ tướng trước đó đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm về việc tách GPMB, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư.

“Như vậy, về chủ trương, việc tách riêng GPMB  ra khỏi dự án đầu tư được chấp thuận. Vấn đề hiện nay là cách thức xử lý như thế nào” - Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay.

Vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay là khi tách GPMB ra khỏi dự án đầu tư, công tác này sẽ được các bộ, ngành và địa phương triển khai như thế nào cũng như liệu có đảm bảo hiệu quả và tính liền mạch với tổng thể cả dự án.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc này cần giao cho địa phương để tăng trách nhiệm, không còn tình trạng đùn đẩy nguyên nhân giải ngân vốn chậm là do chậm GPMB hay do đầu tư. ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề xuất cần mở rộng việc thực hiện tách GPMB thành một dự án riêng vốn chỉ được Luận Đầu tư công áp dụng với dự án nhóm A trong các trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên để triển khai được việc này, ông Nguyễn Hồng Dương - Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Quảng Ninh - cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện GPMB cho các địa phương khó khăn, có nguồn thu thấp hoặc không cân đối được nguồn vốn.

Trước đó khi Bộ GTVT đề xuất tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án sân bay Long Thành, nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại chi phí thực hiện có thể tăng rất mạnh. Theo ĐBQH Trần Thị Phương Hoa, việc tách này mới chỉ đáp ứng điều kiện đảm bảo đúng tiến độ, còn việc tiết kiệm chi phí và các nội dung khác lại chưa đủ căn cứ khẳng định có đảm bảo hay không. Kinh phí khái toán cho công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án là trên 23.000 tỉ đồng được lý giải là do giá đất tăng, cơ chế đặc thù trong thu hồi và bồi thường đất tuy nhiên vì sao giá đất bị tăng từ 1,5 lần đến 2 lần chỉ trong 2 năm lại không được địa phương giải thích rõ.

Đường sắt Bến Thành - Suối Tiên chậm 3 năm vì mặt bằng

Dự án tuyến đường sắt số 1 TP.Hồ Chí Minh (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) bắt đầu thực hiện từ tháng 3.2007 và dự kiến đi vào khai thác trong năm 2018. Tuy nhiên phải đến tháng 3.2015, công tác GPMB mới cơ bản hoàn thành và đến nay chủ đầu tư vẫn đang phối hợp với các sở ngành, quận liên quan để hoàn tất các công trình hạ tầng, nhà dân còn lại dọc 9 cầu bộ hành của đoạn thi công trên cao. Do việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành, thời điểm hoàn thành công trình phải lùi đến quý IV/2021. Trong lần điều chỉnh mới nhất, tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 43.700 tỉ đồng, tăng hơn 26.350 tỉ đồng so với mức đầu tư vào năm 2008. V.N 

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Chậm tiến độ ở hơn 1.000 dự án: Phải gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn |

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành, thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi thường hàng trăm triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng là một bài học đau xót với các dự án hạ tầng quy mô hàng nghìn tỉ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước. Những vướng mắc phát sinh chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đặt ra bài toán phải có một hướng tiếp cận và cách xử lý hoàn toàn mới với vấn đề tưởng như quá cũ này.

Giải phóng mặt bằng: Dân nói chưa nhận, xã nói không đủ điều kiện đền bù

Thanh Chung |

Nhiều người dân ở Quảng Nam tập trung phản đối doanh nghiệp chưa đền bù đã san ủi mặt bằng thi công dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp và chính quyền địa phương khẳng định đất này không thuộc diện đền bù.

TPHCM: Ỳ ạch giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2

MINH QUÂN |

Tiến độ giao mặt bằng tại dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đạt hơn 79%. Vướng mắc về thủ tục và ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến công tác giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 trong năm nay gần như “giậm chân tại chỗ”, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch hoàn thành dự án vào năm 2026.

Chủ tịch Ninh Thuận chỉ đạo khẩn trương giải phóng mặt bằng Quốc lộ 27

Huỳnh Hải |

Sau khi báo Lao Động phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các địa phương và đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 27. Nếu không kịp tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ cắt vốn, ngừng thi công.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Chậm tiến độ ở hơn 1.000 dự án: Phải gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn |

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành, thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi thường hàng trăm triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng là một bài học đau xót với các dự án hạ tầng quy mô hàng nghìn tỉ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước. Những vướng mắc phát sinh chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đặt ra bài toán phải có một hướng tiếp cận và cách xử lý hoàn toàn mới với vấn đề tưởng như quá cũ này.

Giải phóng mặt bằng: Dân nói chưa nhận, xã nói không đủ điều kiện đền bù

Thanh Chung |

Nhiều người dân ở Quảng Nam tập trung phản đối doanh nghiệp chưa đền bù đã san ủi mặt bằng thi công dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp và chính quyền địa phương khẳng định đất này không thuộc diện đền bù.

TPHCM: Ỳ ạch giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2

MINH QUÂN |

Tiến độ giao mặt bằng tại dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đạt hơn 79%. Vướng mắc về thủ tục và ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến công tác giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 trong năm nay gần như “giậm chân tại chỗ”, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch hoàn thành dự án vào năm 2026.

Chủ tịch Ninh Thuận chỉ đạo khẩn trương giải phóng mặt bằng Quốc lộ 27

Huỳnh Hải |

Sau khi báo Lao Động phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các địa phương và đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 27. Nếu không kịp tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ cắt vốn, ngừng thi công.