Chậm tiến độ tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM: Cần mở song song điểm tiêm lưu động và ở bệnh viện

HUYÊN NGUYỄN - THANH CHÂN |

TPHCM đặt mục tiêu tiêm 200.000 liều vaccine COVID-19 một ngày, trong 5 ngày hoàn tất chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử với hơn 800.000 liều. Song, những ngày đầu triển khai chiến dịch còn chậm, số lượng tiêm còn hạn chế. Theo các bác sĩ, TPHCM cần phải có điều chỉnh thêm trong kế hoạch tiêm mới có thể đẩy nhanh tiến độ.

Khám sàng lọc kỹ càng, mất nhiều thời gian

Ngày 25.6, TPHCM sẽ bước vào ngày thứ 5 chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19. Theo mong muốn ban đầu, TPHCM kỳ vọng sẽ hoàn tất việc tiêm hơn 800.000 liều trong 5 -7 ngày. Thế nhưng, kế hoạch này khó hoàn thành được.

Bận rộn với quá trình điều hành, khám sàng lọc, kiểm tra sức khoẻ sau tiêm tại điểm tiêm của Khu Công nghiệp Tây Bắc - Củ Chi, bác sĩ Cao Xuân Minh - Giám đốc Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh (TPHCM) cho biết, ngày đầu tiên (21.6) công việc chuẩn bị khá mất thời gian do đó mũi tiêm đầu tiên bắt đầu lúc 11 giờ trưa. Phải đến 18h, đội tiêm của phòng khám Ngọc Minh mới hoàn thành 200 mũi tiêm, đơn vị kề bên được 210 mũi tiêm. Theo bác sĩ Minh, khâu quan trọng và mất nhiều thời gian chính ở tầm soát trước tiêm và theo dõi sau tiêm.

“Tốc độ tiêm muốn đẩy nhanh cũng phải kiểm soát sự an toàn. Tiêm thì rất dễ và nhanh, nhưng để an toàn, công tác khám sàng lọc cực kỳ quan trọng và mất rất nhiều thời gian. Theo dõi sau tiêm, xử lý tai biến đòi hỏi sự nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp và đầy đủ phương tiện. Nếu chủ quan sẽ phải trả giá”, bác sĩ Minh bày tỏ.

Bác sĩ Minh cũng cho rằng, quan trọng nhất là người đến tiêm phải tự tin vào sự an toàn trong tiêm chủng của Việt Nam.

“Từ ngày 22.6, chúng tôi đã bổ sung thêm nhân lực cho các thủ tục hành chính, để công việc nhanh hơn. Sau ngày đầu, công việc đã quen và tiến độ cũng đã nhanh hơn” - ông Minh cho hay.

Đợt tiêm chủng thứ 4 tại TPHCM triển khai đại trà từ chiều 21.6 với mục tiêu tiêm hơn 800.000 liều. Đây là số vaccine được Bộ Y tế ưu tiên phân bổ khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc TPHCM liên tục tăng cao.

Hiện TPHCM đang thận trọng hơn, nhất là sau khi có sự cố vào chiều 22.6, ông V.H.M - nhân viên thuộc phòng khai thác hàng xuất của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất được tiêm 2 mũi vaccine liên tiếp trong 30 phút. Cùng ngày, Sở Y tế TPHCM có công văn khẩn yêu cầu các đội tiêm tham gia tập huấn trực tuyến đảm bảo an toàn tiêm vaccine COVID-19 vào sáng hôm sau (23.6).

Lo lắng trước tiến độ tiêm vaccine tại TPHCM, sáng 23.6, Bộ Y tế có công văn đề nghị lãnh đạo TPHCM khẩn trương triển khai tiêm chủng ngay số vaccine được cấp. Bộ cho rằng, TPHCM tiếp nhận hơn 870.000 liều vaccine COVID-19 (bao gồm cả số vaccine đợt 3), song theo báo cáo nhanh đến 22.6 mới tiêm được hơn 50.000 liều (khoảng 69% số vaccine được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt). Theo Bộ Y tế, TPHCM cần đẩy nhanh tiến độ.

Được biết, số liệu ban đầu đến hết ngày 23.6, chỉ hơn 100.000 người được tiêm. Sáng 24.6, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh khẩn cấp yêu cầu 17 bệnh viện cử 240 đội, hỗ trợ tiêm vaccine COVID-19 cho người dân từ chiều cùng ngày.

Cần mở thêm điểm tiêm song song tại bệnh viện

Thông tin của Lao Động cho thấy, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng, khiến số tiêm mỗi ngày không đảm bảo kế hoạch. Chị Trịnh Thu Thuỷ (giáo viên, tiêm tại điểm tiêm quận Gò Vấp) cho biết: "Quá trình tiêm của tôi diễn ra khá suôn sẻ nhưng có một số người hồi hộp quá, mạch tăng, huyết áp không ổn định nên không được tiêm. Một số khác thì có bệnh nền, bị dị ứng nên bị hoãn tiêm. Nhiều người đợi khá lâu mới đến lượt nhưng khi khám sàng lọc lại bị từ chối" - chị Thuỷ chia sẻ.

Theo kế hoạch, trong ngày 24.6, tại 4 điểm tiêm trên địa bàn quận 1 sẽ triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho khoảng 3.000 người. Trong đó, tại điểm tiêm Trường THCS Huỳnh Khương Ninh dự kiến sẽ tiêm cho khoảng 600 người thuộc đối tượng nhóm Điện lực. Theo ghi nhận của Lao Động, lượng người dân đến đây tiêm vaccine đã tăng lên nhiều so với ghi nhận trước đó vào chiều 21.6.

Tại điểm tiêm Trường THCS Huỳnh Khương Ninh chiều 24.6, ông T.T (49 tuổi, ngụ quận 1) ra về sau khi khám sàng lọc không đạt. Ông T cho biết: “Nay được thông báo nằm trong danh sách tiêm chủng nên tôi đến tiêm. Tuy nhiên, do huyết áp cao, đo lại 3 lần vẫn có tình trạng này nên phải hoãn tiêm. Trước giờ tôi không bị huyết áp nhưng chắc do hồi hộp quá hoặc do thời tiết nắng nóng nên huyết áp tăng” - ông T cho biết.

Một bác sĩ tham gia khám sàng lọc cho biết, nhiều người phải hoãn tiêm, không đủ điều kiện tiêm sau khi khám sàng lọc. Đặc biệt, một số người không thể tiêm ở các điểm lưu động, phải tiêm ở bệnh viện có đầy đủ phương tiện cấp cứu khá nhiều. Thế nhưng đợt này TPHCM lại chưa triển khai tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức, cấp cứu ban đầu.

Một số người khác cũng còn tâm lý e ngại rủi ro, lo lắng các tác dụng phụ, phản ứng sau tiêm nên sau khi được tư vấn thì không đồng ý tiêm.

Tuy nhiên, cũng có phản ánh cho rằng mục 6 trong tờ khai khi tiêm yêu cầu khai về bệnh cấp tính khiến nhiều người không có chuyên môn y tế rất khó để nhận định và điền thông tin. Trong khi, không ít bác sĩ có thể có tâm lý “sợ trách nhiệm” nên xếp vào hoãn tiêm, tiêm chủng tại bệnh viện nên cũng làm giảm tiến độ tiêm.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến số lượng tiêm ít hơn so với dự kiến là do “hoãn và hoảng”.

Bác sĩ Khanh nêu thực trạng, ông nhận được phản ánh người khám sàng lọc áp dụng không chính xác gây cho người đi tiêm bị hoảng và nản. Một số người đi tiêm đang hăng hái tham gia bị dội gáo nước lạnh “về bệnh viện chích nhưng khi “hỏi bệnh viện nào, bao giờ thì cũng không biết”. Nhiều người nghĩ ra kế đi nơi khác khai lại, người đi sau rút kinh nghiệm khỏi khai.

Theo bác sĩ Khanh, nếu người khám sàng lọc không hướng dẫn chi tiết, giải thích rõ ràng cho người đi tiêm có thể dẫn đến tình trạng người đi tiêm sẽ hoảng, không tiêm. Dẫn đến tỉ lệ hoãn và hoảng ngày càng nhiều.

Nguyên nhân thứ 2 việc huy động tiêm ở ngoài dân còn chậm do không tập trung, khó thông tin.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Khanh cho rằng, TPHCM cần mở song song điểm tiêm lưu động và điểm tiêm ở bệnh viện, cơ sở y tế có chức năng tiêm chủng.

“Số người thuộc diện hoãn tiêm, phải tiêm ở bệnh viện cũng khá nhiều. Ví dụ như bị mề đay, bị dị ứng nhẹ, đo huyết áp hơi cao một chút… thì có nhiều điểm tiêm lưu động xếp vào diện “hoãn tiêm”. Ngoài ra, phải phối hợp với chính quyền tuyên truyền với việc tiêm chủng an toàn, những lưu ý trước, trong và sau tiêm tới đông đảo người dân” - bác sĩ Khanh cho biết.

HUYÊN NGUYỄN - THANH CHÂN
TIN LIÊN QUAN

Cần có quy định chính thức việc cấp phép lưu hành các loại vaccine COVID-19

Phạm Đông |

Tại cuộc họp về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh cần phải ban hành thông tư quy định chính thức, cụ thể việc cấp phép lưu hành các loại vaccine phòng COVID-19, cả của nước ngoài và trong nước, để có căn cứ vào đó thực hiện.

WHO thông tin về các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19

Thùy Linh (Theo Bộ Y tế) |

Hiện nay, chúng ta được nghe rất nhiều thông tin về thử nghiệm vaccine. Trong chương trình “Science in 5 - Khoa học trong 5 phút”, Bác sĩ Katherine O’Brien, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới sẽ giải thích về toàn bộ các giai đoạn thử nghiệm vaccine COVID-19.

9 tỉnh, thành có tiến độ tiêm vaccine COVID-19 chậm

Lệ Hà |

Theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của một số tỉnh, thành phố còn chậm (dưới 40%).

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Cần có quy định chính thức việc cấp phép lưu hành các loại vaccine COVID-19

Phạm Đông |

Tại cuộc họp về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh cần phải ban hành thông tư quy định chính thức, cụ thể việc cấp phép lưu hành các loại vaccine phòng COVID-19, cả của nước ngoài và trong nước, để có căn cứ vào đó thực hiện.

WHO thông tin về các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19

Thùy Linh (Theo Bộ Y tế) |

Hiện nay, chúng ta được nghe rất nhiều thông tin về thử nghiệm vaccine. Trong chương trình “Science in 5 - Khoa học trong 5 phút”, Bác sĩ Katherine O’Brien, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới sẽ giải thích về toàn bộ các giai đoạn thử nghiệm vaccine COVID-19.

9 tỉnh, thành có tiến độ tiêm vaccine COVID-19 chậm

Lệ Hà |

Theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của một số tỉnh, thành phố còn chậm (dưới 40%).