Cầu, hầm đi bộ tại TP Hà Nội đầu tư nhiều, hiệu quả thấp

THU GIANG |

Được đầu tư xây dựng với kinh phí hàng trăm tỉ đồng thế nhưng nhiều công trình công cộng như cầu, hầm đi bộ tại TP Hà Nội đến nay vẫn chưa được sử dụng hiệu quả, vắng bóng người qua lại.

Nơi thừa, nơi thiếu

Ghi nhận của PV Lao Động trong ngày 4-5.9 cho thấy, nhiều công trình công cộng như cầu, hầm đi bộ tại TP Hà Nội thường nằm ở các tuyến đường lớn, vị trí giao cắt giao thông quan trọng như đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Trãi, cầu vượt Ngã Tư Sở… góp phần giải tỏa xung đột, ùn tắc giao thông đô thị vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, dù được thiết kế hiện đại, kinh phí xây dựng lên tới hàng trăm tỉ đồng thế nhưng đến nay các công trình công cộng vẫn chưa thu hút người dân.

Bà Nguyễn Thị Bốn (buôn bán tạp hóa ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, hầm đi bộ tại đây gần như "vô hình" khi nhiều người dân vẫn bất chấp nguy hiểm cắt ngang dòng phương tiện đang di chuyển để băng qua đường. Dù nằm gần khu dân cư, chợ, các tòa chung cư đông đúc thế nhưng công trình hầm đi bộ trên trục đường Nguyễn Trãi vẫn không phát huy được tác dụng.

Tương tự, anh Nguyễn Thế Hưng (SN 1990, tốt nghiệp Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng) thông tin, nhiều quốc gia trên thế giới, hầm đường bộ thường là kết nối với các trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí hoặc kết nối với các bãi đỗ xe, nhà ga, tàu điện ngầm… nơi có mật độ giao thông đông đúc, phức tạp.

Trong khi cầu, hầm đi bộ ở Việt Nam vẫn là những công trình giao thông riêng lẻ, chưa có sự kết nối với các tòa nhà, trung tâm thương mại, chung cư nên việc giảm tải xung đột và hạn chế ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn cho người đi bộ chưa cao.

Quy hoạch thiếu kết nối, chưa bám sát thực tế

Một số liệu thống kê từ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hà Nội cho thấy, trên địa bàn hiện có khoảng 70 cầu đi bộ và 23 hầm đi bộ nhưng trên thực tế nhiều người dân vẫn bất chấp nguy hiểm để cắt ngang dòng phương tiện dày đặc để qua đường.

Theo ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - việc thiết kế cầu, hầm đi bộ tại Hà Nội vẫn chưa tối ưu hiệu quả, một số địa điểm chưa thực sự phù hợp khiến người dân gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận, di chuyển.

Ông Bùi Danh Liên cho rằng, để thu hút người dân sử dụng các tiện ích, công trình công cộng, đơn vị quản lý, nhà quy hoạch cần đa dạng hóa, tích hợp nhiều tiện ích cho cầu, hầm đi bộ như đặt điểm chờ xe buýt, có vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ, đèn tín hiệu để đảm bảo an toàn, hệ thống thông tin liên lạc.

Trao đổi với Lao Động, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội - phân tích, theo chủ trương thì việc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, nhất là mạng lưới hỗ trợ giao thông phải đi trước sự phát triển kinh tế. Để thu hút người dân sử dụng các công trình giao thông công cộng, có thể kết hợp các hầm đi bộ ngầm với các loại hình dịch vụ nhằm tận dụng triệt để, và thu hút người dân quan tâm.

KTS Đào Ngọc Nghiêm phân tích, cho đến khi lượng dân cư tiếp cận công trình giao thông công cộng tăng lên và giải quyết được các vấn đề đã nói trên, các nhà quản lý cũng cần phải cập nhập, sửa chữa, nâng cấp lại nhằm tăng tính hiệu quả sử dụng.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp phát huy tốt công năng của hầm đi bộ ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Theo các chuyên gia, để "hồi sinh" hầm đi bộ cần có sự thay đổi về kết cấu để việc sử dụng thuận tiện nhất cho người dân.

Hầm đi bộ ở Hà Nội đang dần bị lãng quên

Vĩnh Hoàng |

Được đầu tư xây dựng hàng tỉ đồng, song nhiều hầm đi bộ tại TP Hà Nội vẫn luôn trong cảnh vắng vẻ, ít người qua lại.

Hà Nội: Cầu đi bộ bị ngó lơ, trở thành điểm bán hàng rong

Nguyễn Thúy |

Để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, Hà Nội đã cho xây lắp hàng chục cầu đi bộ sang đường, nhất là những tuyến đường trọng điểm, có lưu lượng phương tiện giao thông lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, các cây cầu đều bị ngó lơ, thậm chí có nơi trở thành điểm bán hàng rong.

Bão Haikui gây lũ lụt nghiêm trọng hơn bão Doksuri ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Mưa dữ dội do hoàn lưu bão Haikui trút xuống miền đông nam Trung Quốc ngày 6.9 gây lũ lụt nghiêm trọng hơn bão Doksuri.

Bản tin công đoàn: Đề xuất hỗ trợ học phí cho con NLĐ để hạn chế rút 1 lần

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất hỗ trợ học phí, miễn phí tiêm chủng cho con của người lao động; Cơ hội việc làm với lao động lớn tuổi; Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư hơn 59.000 tỉ đồng; Nỗi lo thiếu chỗ học cho con công nhân...

Thi công tòa chung cư Phú Tài 2, gây sụt lún hành lang đường Hoàng Văn Thụ, Quy Nhơn

Xuân Nhàn |

Ngày 6.9, trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Định Trần Viết Bảo cho biết, trận mưa lớn tối 4.9 chưa kịp dứt, một vụ sụt lún nghiêm trọng đã xảy ra dọc đường Hoàng Văn Thụ, cạnh công trình xây dựng chung cư Phú Tài 2 (Phú Tài Central Life) khiến nhiều cột điện, cây xanh bị “nuốt trôi”, 500 hộ dân mất điện, gần 300 hộ mất nước sinh hoạt.

Đã khắc phục ô nhiễm ở bãi rác An Hiệp, người dân vẫn chặn xe chở rác

Thành Nhân |

Bến Tre - Liên quan đến việc người dân ngăn xe chở rác vào bãi rác An Hiệp khiến rác thải ùn ứ, đến nay cơ quan chức năng của tỉnh Bến Tre đã hoàn thành công tác khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường. Tại bãi rác An Hiệp hiện không còn mùi hôi, nước rỉ rác... tuy nhiên, vẫn còn 15 người dân ngăn chặn xe chở rác.

Cầm 2 tỉ đồng “mòn mắt” vẫn không mua nổi chung cư cũ ở Hà Nội

Khương Duy |

Gần đây giá chung cư chững lại và có dấu hiệu đi ngang. Tuy nhiên nguồn cung chung cư giá rẻ khan hiếm khiến không ít chủ nhà "ngáo giá". Những căn chung cư đã qua sử dụng được hét giá trên trời khiến người mua choáng váng.

Giải pháp phát huy tốt công năng của hầm đi bộ ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Theo các chuyên gia, để "hồi sinh" hầm đi bộ cần có sự thay đổi về kết cấu để việc sử dụng thuận tiện nhất cho người dân.

Hầm đi bộ ở Hà Nội đang dần bị lãng quên

Vĩnh Hoàng |

Được đầu tư xây dựng hàng tỉ đồng, song nhiều hầm đi bộ tại TP Hà Nội vẫn luôn trong cảnh vắng vẻ, ít người qua lại.

Hà Nội: Cầu đi bộ bị ngó lơ, trở thành điểm bán hàng rong

Nguyễn Thúy |

Để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, Hà Nội đã cho xây lắp hàng chục cầu đi bộ sang đường, nhất là những tuyến đường trọng điểm, có lưu lượng phương tiện giao thông lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, các cây cầu đều bị ngó lơ, thậm chí có nơi trở thành điểm bán hàng rong.