Câu chuyện phía sau những ứng dụng ra đời từ thực tế chống dịch ở Việt Nam

Trần Tuấn (ghi) |

Từ câu chuyện thực tế trong cuộc sống của những người làm công nghệ, họ đã sáng tạo ra những ứng dụng giúp người dân đang gặp khó khăn bởi dịch. Câu chuyện dưới đây được phóng viên Báo Lao Động ghi lại theo lời kể của một thành viên Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia.

Ban đầu, các ứng dụng công nghệ tập trung nhiều vào việc hỗ trợ ngành Y tế. Sau đó, tình hình dịch diễn biến căng thẳng tại TPHCM, ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của người dân. Từ câu chuyện thực tế trong cuộc sống của những người làm công nghệ, họ đã sáng tạo ra những ứng dụng giúp đỡ người dân gặp khó khăn bởi dịch.

Ví dụ như nền tảng Giúp tôi. Người đồng sáng lập là anh Trần Việt Hùng (gương mặt quen thuộc của giới khởi nghiệp, một trong những Founder Việt hiếm hoi tại Thung lũng Silicon (Mỹ) - PV) kể, nền tảng này ra đời từ câu chuyện của một người bạn của anh là F0 đang điều trị tại nhà. Người bạn này lo sợ đến mức gọi điện thoại cho bạn bè để “chia tay”, nghĩ đó là cuộc gọi cuối cùng.

Giao diện của ứng dụng Giúp tôi!. Người dùng chỉ cần chọn chuyên ngành, mô tả nhu cầu là được kết nối ngay đến bác sĩ, chuyên gia phù hợp.
Giao diện của ứng dụng Giúp tôi!. Người dùng chỉ cần chọn chuyên ngành, mô tả nhu cầu là được kết nối ngay đến bác sĩ, chuyên gia phù hợp. Ảnh: Chụp màn hình.

Anh Hùng nhận ra, tâm lý của người bệnh điều trị tại nhà ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh. Nhiều người lo lắng quá mức dẫn đến tình trạng bệnh thêm xấu đi.

Anh Trần Việt Hùng cũng đang có một doanh nghiệp dựa trên nguồn lực số đông. Dựa trên cơ sở đó, vị founder công nghệ đã kết hợp được với rất nhiều chuyên gia, bác sĩ tạo thành một giải pháp để giúp những người đang điều trị COVID-19 tại nhà giống như người bạn của anh ấy. Ứng dụng Giúp tôi đã ra đời và là nền tảng giúp cho người dân kết nối trực tiếp với đội ngũ y bác sĩ và có được sự tư vấn y tế khi cần thiết.

Mỗi khi người dùng có yêu cầu tư vấn có thể gửi thẳng yêu cầu lên nền tảng Giúp tôi từ điện thoại thông minh, hệ thống sẽ tìm một chuyên gia y tế phù hợp tức thì và kết nối với người dùng. Bác sĩ và người dùng có thể trao đổi với nhau qua chat hoặc cuộc gọi video để bác sĩ tư vấn cho người dùng. Dù mới ra đời chưa đầy nửa tháng nhưng chỉ riêng trên app store, nền tảng Giúp tôi đã đứng thứ 75 về số lượt tải trong nhóm ứng dụng mạng xã hội, được đánh giá 4,5 sao. Nhiều người dùng để lại bình luận rằng Giúp tôi rất hữu ích với họ và gia đình.

Hay như sự ra đời của hệ thống tra cứu thông tin người bệnh COVID-19.

Vừa rồi các anh em ở trung tâm công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia vào TPHCM và thấy có một thực tế rất đau lòng, đó là khi F0 phải nhập viện, đưa đi điều trị thì người nhà gần như bị mất liên lạc. Có nhiều trường hợp đau đớn đến mức chỉ đến khi nhận được tro cốt mới biết là đã vĩnh viễn mất đi người thân. Chúng tôi nhận thấy, việc được cập nhật thông tin về tình trạng của người thân đang điều trị COVID là một nhu cầu có thật của người dân.

Giao diện nền tàng tra cứu thông tin tình trạng bệnh nhân F0.
Giao diện nền tảng tra cứu thông tin tình trạng bệnh nhân F0. Ảnh: Chụp màn hình.

Từ đó, với sự trợ giúp của Sở Y tế TPHCM, các bệnh viện và các y bác sĩ, chúng tôi đã làm ra hệ thống tra cứu thông tin tình trạng của bệnh nhân F0. Khi bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân thì sẽ bỏ thêm một chút thời gian nhập tất cả các dữ liệu tình trạng bệnh nhân lên trên cơ sở dữ liệu. Nền tảng này có 6 mức màu thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân.

Khi người thân của bệnh nhân muốn tìm thông tin về tình trạng của bệnh nhân thì chỉ cần vào website tra đúng thông tin của người nhà mình (tên, số CMND…) thì sẽ thấy ngay người nhà mình đang điều trị ở đâu, bệnh viện nào, tình trạng sức khỏe ra sao.

Hay như tính năng Zalo connect. Khi anh Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), Giám đốc Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia nhìn thấy rất nhiều người dân gặp khó khăn do dịch cần hỗ trợ lương thực, thực phẩm. Họ lập các nhóm tự giúp nhau trên mạng xã hội. Từ thực tế đó, trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia đã liên hệ với phía Zalo đề nghị tạo ra tính năng kết nối những người cần sự trợ giúp với những tấm lòng hảo tâm.

Đội ngũ Zalo đã làm rất nhanh và tính năng Zalo Connect ra đời từ đầu tháng 8 tại 20 tỉnh thành, tập trung vào những khu vực đang giãn cách xã hội. Người dùng thông qua nền tảng này có thể hỗ trợ nhau về lương thực, nhu yếu phẩm, dụng cụ y tế hoặc tư vấn y khoa.

Theo thống kê, hiện có khoảng 93% số yêu cầu hỗ trợ của người dân thời gian qua liên quan đến vấn đề lương thực, 24% về nhu yếu phẩm, 8% cần thuốc men, vật dụng y tế, và 7% cần bác sĩ tư vấn về sức khỏe.

 
Người dân tìm hỗ trợ qua tính năng Zalo Connect. Ảnh: Trần Tuấn.

Mới đây cũng có 1 doanh nghiệp công nghệ đã làm một hệ thống gọi là điều phối xe cấp cứu. Họ kết nối qua các bệnh viện để nắm được nhu cầu các giường bệnh. Họ cũng kết nối được với thông tin về xét nghiệm qua ứng dụng Bluezone. Từ đó, tối ưu được luồng xe cấp cứu để không có chuyện đưa xe đi rồi về xe không.

Những giải pháp, ứng dụng nào qua đánh giá thực sự hiệu quả thì chúng tôi lập tức bảo trợ, kết nạp vào Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia để đồng bộ, liên thông dữ liệu với các hệ thống, nền tảng đã có tạo sự thuận tiện cho người dân khi sử dụng.

Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia được thành lập từ tháng 6.2021 với các thành viên nòng cốt ban đầu là những chuyên gia ở 2 lĩnh vực Y tế, TT&TT và các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam thông qua cơ cấu làm việc linh hoạt. Chỉ sau 2 tháng, Trung tâm đã thu hút sự chung tay của gần 20 doanh nghiệp công nghệ số, hàng nghìn cán bộ, chuyên gia công nghệ và lập trình viên trong, ngoài nước.

Với tinh thần mang công nghệ hỗ trợ ngành y, Trung tâm công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia đã phát triển và cung cấp các nền tảng công nghệ dùng chung, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ y tế trong phòng, chống dịch. Đây là các nền tảng dùng chung nên có thể triển khai nhanh trên toàn quốc.

Trần Tuấn (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Xe công nghệ chở miễn phí nhân viên y tế làm nhiệm vụ chống dịch

Cường Ngô |

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội vừa ký Công văn số 3719 về việc  triển khai đội xe công nghệ phục vụ y tế, hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Hà Nội.

Hợp tác, chia sẻ khoa học công nghệ để kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

|

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp toàn thể thứ nhất, Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN lần thứ 42 (AIPA-42) chiều 23.8.

Công đoàn tổ chức Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo

Hải Anh |

Ngày 22.8, Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết Công đoàn Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm đã tổ chức hội thảo trực tuyến  “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo”.

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Hà Nội: Xe công nghệ chở miễn phí nhân viên y tế làm nhiệm vụ chống dịch

Cường Ngô |

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội vừa ký Công văn số 3719 về việc  triển khai đội xe công nghệ phục vụ y tế, hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Hà Nội.

Hợp tác, chia sẻ khoa học công nghệ để kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

|

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp toàn thể thứ nhất, Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN lần thứ 42 (AIPA-42) chiều 23.8.

Công đoàn tổ chức Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo

Hải Anh |

Ngày 22.8, Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết Công đoàn Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm đã tổ chức hội thảo trực tuyến  “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo”.