Câu chuyện phía sau bức ảnh "Nữ du kích Gia Hoà"

Phương Anh |

Bức ảnh “Nữ du kích Gia Hòa” ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là tác phẩm của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam Lê Minh Trường chụp từ năm 1972. Nhân vật trong ảnh là nữ du kích Lâm Hồng Đẹp với áo bà ba, khăn rằn quấn quanh trán, súng chắc trong tay... Bức ảnh đã được trưng bày triển lãm ở nhiều nơi. Trong những ngày Tháng 4 lịch sử, PV Lao Động đã về vùng đất thép Gia Hòa để hiểu thêm câu chuyện về đất và người nơi đây.

Chuyện phía sau bức ảnh

Đã ngoài 70 tuổi, cựu nữ du kích Lâm Hồng Đẹp vẫn giữ nguyên nét duyên thầm, nói năng nhỏ nhẹ. Cầm bức ảnh trên tay, bà bồi hồi khi gặp lại chính mình ở những năm tháng tuổi trẻ, sống trong thời điểm đầy ác liệt trên chiến trường Gia Hòa.

Bà Đẹp cho biết, bức ảnh này chụp lúc 18 tuổi. Thời điểm này, đội nữ du kích có 5-6 người được giao nhiệm vụ hậu cần, cứu thương cho lực lượng xã đội đi đánh đồn Kinh Ngay.

“Trên đường băng qua một cánh đồng, chúng tôi gặp các anh phóng viên đang tác nghiệp. Bản thân tôi cũng không biết mình được nhiếp ảnh gia chụp lại. Mãi sau hòa bình thống nhất, chính quyền địa phương trưng bày ảnh ở Đình thần Nguyễn Trung Trực, tôi mới phát hiện hình của mình. Còn có cả những bức ảnh đội du kích nữ Gia Hòa đang chuẩn bị hành quân và hội họp bàn kế hoạch công tác”, bà Đẹp chia sẻ.

Bức ảnh “Nữ du kích Gia Hoà” của tác giả Lê Minh Trường. (Chụp lại ảnh tư liệu)
Bức ảnh “Nữ du kích Gia Hoà” của tác giả Lê Minh Trường. (Chụp lại ảnh tư liệu)

Không chỉ có hình ảnh về Nữ du kích Gia Hòa mà tại Đình thần Nguyễn Trung Trực (Gia Hòa 1) vẫn còn lưu giữ hàng trăm bức ảnh khác ghi lại những khoảnh khắc chiến đấu hào hùng của quân và dân địa phương. Những bức ảnh đen trắng với đường nét ánh sáng và độ đậm nhạt khác nhau cho người xem hiểu thêm cuộc sống và con người trong kháng chiến. Gia Hòa được tái hiện một thời chiến tranh ác liệt nhưng hào hùng, sinh động qua những tấm ảnh chụp cảnh chống càn, chống phá bình định, ấp chiến lược, dựng làng chiến đấu, bám đất sản xuất, du kích công đồn, gài lựu đạn, hầm chông…

Trong số ấy, có hình ảnh một nam du kích đã tham gia bao vây đồn địch trên địa bàn xã Gia Hòa vào năm 1974. Đó là ông Nguyễn Thanh Vân – sau này là chồng bà Đẹp.

Ông Vân chia sẻ, bản thân thật sự xúc động bởi bức ảnh đã lưu giữ lại khoảnh khắc mà mãi mãi ông không bao giờ quên được, đó là những tháng ngày thanh xuân cùng đồng đội, đồng chí xung phong tuyến lửa trên chính mảnh đất mình sinh ra.

“Trong nhiều bức ảnh, không ít đồng đội của tôi năm xưa giờ đã mãi nằm xuống, có người là thương, bệnh binh. Ngày 30.4 lại về, cũng là dịp để gia đình, con cháu và thế hệ kế tiếp càng thêm tự hào về đất và người Gia Hòa; càng thấy rõ hơn trách nhiệm, cống hiến hơn nữa cho quê hương”, ông Nguyễn Thanh Vân chia sẻ.

Trong kháng chiến, ông Vân – bà Đẹp là những du kích tiên phong sẵn sàng hiến dâng máu xương để đổi lấy hòa bình, khi trở về thời bình, họ lại là những Đảng viên đi đầu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cùng nhau nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế gia đình, tham gia xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Hiện 3 người con của ông bà đều có việc làm ổn định, kinh tế gia đình cũng khấm khá từ buôn bán tạp hóa và trồng lúa – nuôi tôm. Gia đình bà Đẹp là một trong những hộ điển hình cùng địa phương tham gia xây dựng Nông thôn mới như hiến đất xây đường, nhà sinh hoạt cộng đồng,…

Đất thép nở hoa

Năm 1989, xã Gia Hòa chia tách thành 2 xã là Gia Hòa 1 và Gia Hòa 2. Đến nay, cả 2 xã đều phát triển, đổi thay tích cực. Gia Hòa 1 cũng là 1 trong 6 xã của huyện Mỹ Xuyên thực hiện mô hình luân canh “con tôm ôm cây lúa” hiệu quả, của tỉnh Sóc Trăng. Đến nay, tôm – lúa ngày càng khẳng định là mô hình thuận thiên để phát triển kinh tế.

Theo ông Nguyễn Thanh Vân, nuôi tôm theo mô hình thuận thiên, tôm lớn tự nhiên, không tốn nhiều chi phí thức ăn và nhẹ công chăm sóc, lại ít bệnh, thịt chắc và ngon ngọt. Sản xuất lúa thì hoàn toàn không sử dụng phân bón và thuốc hóa học, bảo đảm sức khỏe cho nhà nông. Do là sản phẩm "sạch" cho nên tôm - lúa sau thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định ở mức cao. So với trước đây khi độc canh cây lúa, các hộ chuyển đổi sang mô hình tôm - lúa, cho năng suất tôm nuôi bình quân đạt khoảng 380 đến 500 kg/ha, giúp người dân tăng lợi nhuận lên gấp hai, ba lần.

Một góc nông thôn xã Gia Hòa 1. Ảnh: Phương Anh
Một góc nông thôn xã Gia Hòa 1. Ảnh: Phương Anh

Bên cạnh phát triển về đời sống kinh tế, diện mạo nông thôn Gia Hòa 1 ngày càng thêm khởi sắc. Năm 2018, địa phương được công nhận xã Nông thôn mới, cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhiều tuyến đường láng nhựa được mở rộng, chạy dài để xe ôtô lưu thông về tận căn cứ xưa. Điện, nước, trường, trạm, cầu cống, hệ thống thủy lợi nội đồng đã hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống người dân.

Ông Lâm Hoàng Sơn – Bí thư Đảng ủy xã Gia Hòa 1 cho biết: Các mô hình sản xuất như một vụ lúa, một vụ tôm kết hợp với trồng cỏ trên bờ bao, mô hình nuôi bò lai Sind, nuôi dê, trồng màu dưới chân ruộng, nuôi gà thả vườn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Tính đến cuối năm 2022, hộ nghèo toàn xã chỉ còn 18 hộ, đạt tỉ lệ 0,94%.

Những ngày tháng 4 lịch sử, về Gia Hòa 1 gặp lại những nhân chứng sống năm xưa, cùng nhớ lại những tháng ngày gian khó mà hào hùng, để càng tự hào về đất và người nơi đây. Đất thép Gia Hòa giờ đã nở hoa. 

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Những bí mật của cơ quan tình báo thành công nhất lịch sử

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Cơ quan tình báo Smersh của Bộ Quốc phòng Liên Xô, thành lập ngày 19.4.1943 và chỉ tồn tại 3 năm, nhưng hiệu quả công việc là vô song trong lịch sử của các dịch vụ đặc biệt.

Ấn tượng cuốn sách "Lãnh thổ Việt Nam – Lịch sử và pháp lý"

Hương Lê |

Cuốn sách “Lãnh thổ Việt Nam - Lịch sử và pháp lý” cho biết những câu chuyện đàm phán biên giới, lãnh thổ mà người dân Việt Nam quan tâm.

Nữ du kích 78 tuổi nhận làm người thân của liệt sĩ chưa biết tên

TRẦN TÚ |

Quảng Trị - Tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) có gần 100 phần mộ liệt sĩ chưa biết tên. Cán bộ, nhân dân địa phương đã nhận các phần mộ này làm người thân. Trong đó, một nữ du kích ở tuổi 78 không chỉ làm người thân của 1 liệt sĩ chưa biết tên, mà đã hương khói, bầu bạn với các liệt sĩ, để các anh ấm áp ở lại với quê hương Cam Thủy.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm phụ trách Bệnh viện Việt Đức

Thùy Linh |

Từ ngày 1.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm phụ trách, điều hành Bệnh viện Việt Đức.

Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 32C, 4 người thương vong

Tô Công |

Phú Thọ - Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra trên tuyến Quốc lộ 32C, đoạn qua huyện Cẩm Khê khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương.

Đặc sản 'lục bửu' từ trai lấy ngọc ít người biết ở Phú Quốc

Lục Tùng |

Nhiều người bị mê hoặc bởi vẻ của ngọc trai Phú Quốc, nhưng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ăn từ thịt trai sau khi khai thác ngọc.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khô

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phòng, đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm không có thời gian ngẩng mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè ngay đầu ngõ. Liên nguýt chồng: "Liệu hồn. Lại ra đó mà đề đóm"...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.


Những bí mật của cơ quan tình báo thành công nhất lịch sử

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Cơ quan tình báo Smersh của Bộ Quốc phòng Liên Xô, thành lập ngày 19.4.1943 và chỉ tồn tại 3 năm, nhưng hiệu quả công việc là vô song trong lịch sử của các dịch vụ đặc biệt.

Ấn tượng cuốn sách "Lãnh thổ Việt Nam – Lịch sử và pháp lý"

Hương Lê |

Cuốn sách “Lãnh thổ Việt Nam - Lịch sử và pháp lý” cho biết những câu chuyện đàm phán biên giới, lãnh thổ mà người dân Việt Nam quan tâm.

Nữ du kích 78 tuổi nhận làm người thân của liệt sĩ chưa biết tên

TRẦN TÚ |

Quảng Trị - Tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) có gần 100 phần mộ liệt sĩ chưa biết tên. Cán bộ, nhân dân địa phương đã nhận các phần mộ này làm người thân. Trong đó, một nữ du kích ở tuổi 78 không chỉ làm người thân của 1 liệt sĩ chưa biết tên, mà đã hương khói, bầu bạn với các liệt sĩ, để các anh ấm áp ở lại với quê hương Cam Thủy.