Câu chuyện bảo tồn những công trình thời Pháp ở Đà Nẵng

Mai Hương |

Hầu như tất cả các công trình thời Pháp ở Đà Nẵng đều là những công trình có giá trị về mặt: Phong cách kiến trúc, tuổi thọ, tính chất lịch sử.

Đa dạng phong cách kiến trúc

Mặc dù Đà Nẵng có một số lượng quỹ công trình kiến trúc Pháp không nhiều (từ năm 1888-1950 người Pháp xây khoảng 30 công trình tại khu vực trung tâm, năm 2006 còn khoảng 22 công trình, năm 2017 còn khoảng 8 công trình), tuy nhiên những công trình này lại mang trên mình đầy đủ sự đa dạng các thể loại phong cách kiến trúc.

Công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tiêu biểu về cả hai mặt: giá trị lịch sử và phong cách thiết kế, thông qua đó cho chúng ta có được cái nhìn rõ ràng hơn về những di sản có giá trị mà Đà Nẵng đang may mắn còn lưu giữ được.

Tại Đà Nẵng, một số công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Pháp tiêu biểu như:

Nguyên trụ sở Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng với phong cách kiến trúc Tân cổ điển Pháp; Bảo tàng điêu khắc Chăm với phong cách kiến trúc kết hợp Pháp - Chăm; Nhà hàng Đông Dương với phong cách kiến trúc cổ điển Pháp; Nguyên trụ sở Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng với phong cách kết hợp Đông-Tây...

Bảo tàng điêu khắc Chăm với phong cách kiến trúc kết hợp Pháp - Chăm
Bảo tàng điêu khắc Chăm với phong cách kiến trúc kết hợp Pháp - Chăm. Ảnh: Mai Hương

Hầu hết những công trình kiến trúc thời thuộc địa được người Pháp quy hoạch và bố trí ở những vị trí quan trọng trong đồ án thiết kế Đà Nẵng xưa. Hiện nay, những công trình này đều nằm tại những vị trí trung tâm của thành phố.

Theo TS. Kiến trúc sư Lê Minh Sơn - Giảng viên khoa Kiến trúc, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, phần lớn những công trình kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng được xây trong khoảng 20 năm, đây là một khoảng thời gian tương đối ngắn so với việc triển khai xây dựng các công trình phục vụ chính quyền thực dân ở các thành phố khác tại Việt Nam.

 
Toà Đốc lý được xây khoảng từ 1898 đến năm 1900. Ảnh: Mai Hương

Về giá trị tuổi thọ thì các công trình này đều có giá trị đặc biệt, bởi chúng đã tồn tại hơn 100 năm.

Về mặt hình thức kiến trúc, người Pháp đã tạo nên một bức tranh khá đầy đủ về các thể loại phong cách kiến trúc thuộc địa tại Đà Nẵng. Mỗi công trình xây dựng đều mang trên mình một nét đặc sắc riêng về thẩm mỹ và lịch sử.

Bài học bảo tồn từ người Pháp

Tại buổi talk show "Dấu ấn Kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng" diễn ra ngày 9.4, TS. Kiến trúc sư Đinh Nam Đức - Giảng viên khoa Kỹ thuật xây dựng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng cho biết, nếu như ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng hay ở Huế, những công trình Pháp được tập trung tại những khu phố tạo nên hình ảnh rõ ràng và giá trị cao, thì ở Đà Nẵng, những công trình mang dấu ấn văn hóa Pháp lại nằm rải rác.

Kể từ năm 2000 trở đi, những công trình Pháp cổ tại thành phố nhanh chóng được thay thế bằng những công trình hiện đại.

"Một nghiên cứu cho thấy TP Đà Nẵng đã mất đi rất nhiều công trình cổ thời Pháp và những công trình này nằm rải rác trên địa bàn thành phố. Do đó các giá trị công trình này bị giảm đi rất nhiều. Bởi khi nó đứng một mình đơn lẻ nên không còn đẹp nữa" - TS. Kiến trúc sư Đinh Nam Đức cho biết.

TS. Kiến trúc sư Đinh Nam Đức cũng cho biết thêm, hiện nay, những quy định quản lý những công trình này vẫn còn chưa đủ nghiêm khắc. Có những công trình thuộc về sở hữu tư nhân, vì thế sử dụng công trình đó như thế nào thuộc về người dân.

Nhà nước chỉ có thể tuyên truyền hay thành lập những buổi hội thảo mời họ đến để nâng cao hiểu biết về giá trị công trình, nhưng cũng không thể đưa ra những ép buộc.

 
Chợ Hàn (Đà Nẵng) xưa và nay. Ảnh: Mai Hương

Theo TS. Kiến trúc sư Lê Minh Sơn, việc bảo tồn những công trình mang dấu ấn văn hóa Pháp còn may mắn sót lại tại Đà Nẵng là một vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà ở Pháp cũng đang rất quan tâm.

TS. Kiến trúc sư Lê Minh Sơn cho rằng, số phận của những công trình này có sự giao thoa giữa dân sự, chính quyền và bất động sản. Làm sao phải cân bằng được ba yếu tố này, những công trình đó mới tồn tại được. Hiện tại chưa có quy chế cụ thể để bảo vệ những công trình Pháp. Vì thế ý thức người dân trong việc giữ gìn những công trình này là điều quan trọng.

TS. Kiến trúc sư Lê Minh Sơn chỉ ra một bài học mà chúng ta nên học hỏi người Pháp. Đó là việc đưa những người thợ địa phương vào việc bảo tồn, trùng tu các công trình mang dấu ấn văn hóa Pháp tại địa phương đó.

"Người Pháp có một khuyến nghị đối với việc bảo tồn những công trình Pháp ở Việt Nam, họ yêu cầu phải sử dụng những người thợ thủ công địa phương. Vì chỉ có những con người này mới có thể làm ra được những sản phẩm đáp ứng tinh thần văn hóa của một đất nước bản địa.

Những người thợ này phải được đào tạo cơ bản về bảo tồn, khảo cổ học, lịch sử. Đây là một bài học mà người Pháp đã cho chúng ta thấy." - TS. Kiến trúc sư Lê Minh Sơn nhấn mạnh.

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Phố đi bộ An Thượng ra sao sau 1 năm vận hành?

Mai Hương - Văn Trực |

Sau 1 năm đi vào vận hành, phố đi bộ An Thượng (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đã thu hút được nhiều người dân và du khách. Tuy nhiên, tuyến phố này vẫn chưa thực sự tạo được điểm nhấn đặc biệt.

Giới thiệu nét đẹp văn hóa Pháp đến người dân và du khách ở Đà Nẵng

Mai Hương |

Đà Nẵng - Ngày 9.4, chương trình "Dấu ấn văn hóa Pháp tại Đà Nẵng" do Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh, sinh viên Đà Nẵng tham dự.

Nghiên cứu tổ chức đường sách, phố sách tại TP Đà Nẵng

Mai Hương |

Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng có công văn đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Luật sư chỉ ra cách giảm tiền đóng bảo hiểm sau vụ diễn viên Ngọc Lan

Hiếu Anh |

Để tránh lùm xùm về bảo hiểm nhân thọ không mong muốn như diễn viên Ngọc Lan, luật sư chỉ ra cách để người dân có thể đàm phán giảm tiền hoặc chấm dứt ngay cả khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết.

Trình Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” là 2 trong số 4 chuyên đề sẽ được trình Quốc hội giám sát.

Ngân sách nhà nước không hỗ trợ các chuyến bay giải cứu

PHẠM ĐÔNG |

Trước ý kiến đề nghị làm rõ hơn vụ “chuyến bay giải cứu” vì cũng thuộc phạm vi giám sát nguồn lực phòng, chống dịch, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, “ngân sách Nhà nước không hỗ trợ cho các “chuyến bay giải cứu” trong thời gian vừa qua”.

Đà Nẵng: Phố đi bộ An Thượng ra sao sau 1 năm vận hành?

Mai Hương - Văn Trực |

Sau 1 năm đi vào vận hành, phố đi bộ An Thượng (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đã thu hút được nhiều người dân và du khách. Tuy nhiên, tuyến phố này vẫn chưa thực sự tạo được điểm nhấn đặc biệt.

Giới thiệu nét đẹp văn hóa Pháp đến người dân và du khách ở Đà Nẵng

Mai Hương |

Đà Nẵng - Ngày 9.4, chương trình "Dấu ấn văn hóa Pháp tại Đà Nẵng" do Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh, sinh viên Đà Nẵng tham dự.

Nghiên cứu tổ chức đường sách, phố sách tại TP Đà Nẵng

Mai Hương |

Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng có công văn đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam.