“Cát tặc” lộng hành dai dẳng ở Nghệ An: Lỗ hổng pháp luật

TRẦN LƯU - QUANG ĐẠI |

Dù ngành chức năng đã xử lý quyết liệt nhưng tình trạng khai thác khoáng sản không phép vẫn diễn ra tràn lan. Ngoài sự manh động, bất chấp của đối tượng khai thác còn có nguyên nhân do sự mập mờ và những lỗ hổng trong quy định của pháp luật…

Rầm rộ khai thác trái phép

Những ngày gần đây, tình trạng khai thác cát trái phép lại diễn ra rầm rộ trên khu vực sông Lam (Nghệ An) khiến dư luận bức xúc. Theo ghi nhận của PV, đoạn sông này chảy qua địa bàn 9 xã thuộc huyện Hưng Nguyên, trong đó 3 xã Hưng Lợi, Hưng Lam và Hưng Lĩnh đang được xem là điểm nóng khai thác cát trái phép. Người dân địa phương cho biết, có khoảng 30 tàu khai thác cát hoạt động rầm rộ. Các phương tiện thường chọn thời điểm đêm khuya vắng để hút trộm cát. Đoạn sông khai thác cát trái phép dài hơn 30km.

Cơ quan chức năng huyện Hưng Nguyên cho biết, toàn huyện có 15 bãi tập kết cát, trong đó có 7 đơn vị được cấp phép, còn lại là chưa có phép. Trong các cuộc họp gần đây, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo quyết liệt cho chủ tịch, trưởng công an các xã thường xuyên kiểm tra, truy bắt tàu hút cát trái phép. Nếu nơi nào để xảy ra khai thác cát trái phép thì sẽ xử lý kỷ luật.

Ghi nhận tại Thừa Thiên- Huế, những tháng đầu năm 2018, tình hình khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Hương vẫn tiếp tục tái diễn. Đến nay, ngành chức năng đã bắt giữ ít nhất 13 vụ khai thác cát, sỏi trái phép với số lượng hàng trăm mét khối cát. Trước đó, trong năm 2017, ngành chức năng đã tiến hành 16 cuộc thanh kiểm tra trong lĩnh vực khoáng sản tại Huế, qua đó, phát hiện 8 tổ chức và 14 các nhân vi phạm. Trong số này có 19 trường hợp khai thác khoáng sản không phép, 2 trường hợp khai thác vượt quá công suất…

Theo Thanh tra Bộ TNMT, trong năm 2017, cả nước đã tiến hành 405 cuộc thanh kiểm tra trong lĩnh vực khoáng sản; qua đó phát hiện 313 tổ chức và 293 cá nhân vi phạm. Trong đó có đến 401 trường hợp khai thác không có giấy phép. Việc khai thác trái phép cát, sỏi trên sông và cửa biển không chỉ làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường, làm sạt lở đất đai, đê điều, cầu cống mà còn gây thất thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và an toàn giao thông đường thủy…

Quá nhiều bất cập!

Trên thực tế, tình trạng khai thác cát trái phép đã diễn ra từ rất lâu, đến nỗi Chính phủ phải vào cuộc chỉ đạo quyết liệt các địa phương ngăn chặn vấn nạn này, song đến nay nó vẫn tiếp diễn. Dư luận đang hoài nghi liệu có lợi ích nhóm, sự bảo kê cho loại tội phạm này, bởi lâu nay luôn có sự mập mờ trong quy hoạch, cấp phép khai thác cát. Điều này được Thanh tra Bộ TNMT thừa nhận: Trong năm 2017, có 100% số tỉnh thành chưa thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cấp giấy phép không đúng mẫu quy định; 100% số tỉnh, thành ban hành giá tính thuế tài nguyên không thống nhất, có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương).

Đó là chưa kể, nhiều địa phương phê duyệt quy hoạch khoáng sản chưa phù hợp; chưa khoanh định, phê duyệt các khu vực cấm, hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định… Đặc biệt, đạo đức và trách nhiệm xã hội của một số cán bộ, công chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được nâng cao; động lực đấu tranh với những sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường trong ngành còn hạn chế...

Một bất hợp lý khác được ngành chức năng chỉ ra là trong quá trình thực hiện khai thác khoáng sản trái phép (chủ yếu là cát, sỏi lòng sông), các đối tượng đã tiến hành vận chuyển số lượng khoáng sản trái phép ra khỏi khu vực, đưa đi tiêu thụ, số khoáng sản còn lại tại vị trí phát hiện vi phạm là rất ít (dưới 50m3), gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định toàn bộ khối lượng khoáng sản đã khai thác, dẫn đến việc xử lý vi phạm chỉ có thể áp dụng mức xử phạt bằng tiền, không thể áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện, không đảm bảo tính răn đe, các đối tượng tiếp tục tái phạm.

Ngành chức năng kiến nghị, việc áp dụng xử phạt phải căn cứ vào khối lượng cát, sỏi đã khai thác (tại Khoản 3, Điều 36 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP). Bởi hiện nay, việc xác định được diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác để tiến hành xử phạt là rất khó khăn, do đối tượng vi phạm sử dụng vòi hút hoặc tàu cuốc để khai thác…

TRẦN LƯU - QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Nghề vận chuyển hoa, cây cảnh hốt bạc ngày giáp Tết

THÙY DƯƠNG - TÙNG GIANG |

Càng gần tết, những người làm nghề vận chuyển hoa cây cảnh càng tất bật. Tất tả ngược xuôi, những ngày làm việc hết công suất, thu nhập của những shipper này có thể đạt được 1 triệu đồng/ ngày.

Gặp gỡ ông đồ ngoại quốc mong muốn lan toả văn hoá Việt

Linh Trang - Việt Anh |

Hình ảnh ông đồ già trong thơ Vũ Đình Liên, bên cạnh những chữ thư pháp uyển chuyển đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Năm nay, tại Hà Nội có sự xuất hiện của những ông đồ vô cùng đặc biệt đang tất bật để trao chữ dịp đầu xuân năm mới.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

7 sự kiện thể thao quan trọng trong năm 2023

Thanh Vũ |

Thể thao thế giới được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2023, trong đó 2 sự kiện nhận nhiều sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam là World Cup nữ 2023 và Asian Cup 2023.

Vấn đề nóng nào được mong chờ xuất hiện trong Táo Quân 2023?

HẢI MINH |

Táo Quân 2023 được hy vọng sẽ khai thác nhiều vấn đề nóng, gây bức xúc trong xã hội trong suốt cả năm qua.

Mắm “Bò hóc” - món ăn “vua” của người Khmer Nam bộ

Lục Tùng |

Không nhiều người biết mắm bò hóc của người Khmer Nam bộ hiện diện trong nhiều món ăn vạn người mê, nhất là món bún cá.