Ninh Bình:

Cặp vợ chồng dành hơn 2ha đất trồng cây làm nơi trú ngụ cho cò

NGUYỄN TRƯỜNG |

Gần 10 năm qua, 2 vợ chồng anh Hà Văn Lâm và chị Nguyễn Thị Luyện (trú tại xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đã tự bỏ tiền túi đấu thầu khu đất rộng hơn 2 ha để trồng cây, làm nơi trú ngụ cho đàn cò lên đến hàng ngàn con.

Gần 10 năm qua, dưới bàn tay chăm sóc, bảo vệ của vợ chồng anh Lâm, đàn cò ngày một đông thêm. Ảnh: NT

Suốt nhiều năm qua, ngày nào vợ chồng anh Lâm cũng miệt mài chăm sóc, bảo vệ đàn cò để không bị săn bắt. Mỗi buổi chiều đến tại khu vực đê Gia Lạc, hàng ngàn con cò bay ngợp trời về đậu kín trên vườn cây do vợ chồng anh Lâm quản lý.

Cò con khi mới nở được vợ chồng anh Lâm thường xuyên kiểm tra, chăm sóc. Ảnh: NT
Cò con khi mới nở được vợ chồng anh Lâm thường xuyên kiểm tra, chăm sóc. Ảnh: NT

Kể về nguyên nhân vì sao cò lại về trú ngụ tại khu đất nhà mình nhiều đến thế, anh Lâm cho biết: Năm 2006, gia đình anh đấu thầu khu đất là thùng đào, thùng đấu cạnh đê Gia Lạc với diện tích 100.000m2. Sau nhà nước thu hồi khoảng gần 40.000m2 để múc sông. Hiện gia đình còn khoảng 60.000m2 sử dụng. Khu vực đấu thầu khi đó chỉ là vùng đất trũng, chủ yếu là cây lau, sậy rất khó canh tác. Với quyết tâm cải tạo khu đất thầu mang lại giá trị cao, gia đình anh đã quy hoạch thành 3 vùng sản xuất: 1 vùng cấy lúa, 1 vùng khai thác thủy sản và dành riêng 2ha đất để trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ.

Chiều đến, cò bay về đậu trắng trên những ngọn cây trong vươn nhà anh Lâm. Ảnh: NT
Chiều đến, cò bay về đậu trắng trên những ngọn cây trong vươn nhà anh Lâm. Ảnh: NT

Khoảng cuối năm 2012, khi cây cối trong vườn tốt lên đã có 1 số loài cò không biết từ đâu tới trú ngụ tại đây. Khi cò về sinh sống, gia đình anh đã trồng thêm cây cho cò trú ngụ. Đến năm 2015 cò bắt đầu về nhiều, với số lượng lên đến hàng nghìn con. Sau khi cò về nhiều, gia đình anh đã dành cả phần đất 2ha để cho cò trú ngụ và không khai thác kinh tế ở phần diện tích này.

Vợ chồng anh Lâm kiểm tra những tổ cò con mới nở. Ảnh: NT
Vợ chồng anh Lâm kiểm tra những tổ cò con mới nở. Ảnh: NT

“Gia đình tôi coi chúng như những người bạn từ thiên nhiên, phải rất vất vả gia đình tôi mới có thể bảo vệ được đàn cò đến ngày hôm nay. Ngoài việc trồng thêm cây cối để làm nơi trú ngụ cho đàn cò, gia đình tôi còn phải canh gác để không cho kể xấu săn bắt. Đặc biệt, những ngày mưa bão, cây bị đổ, cò con rơi xuống đất vợ chồng tôi phải đội mưa để nhặt cò con cho lên tổ. Vào mùa cò sinh sản, vợ chồng tôi phải mua thuốc về phun để khử trùng khu vực vườn cây, đảm bảo cho cò sinh sản tốt và ngăn không bị dịch bệnh, nhờ vậy đàn cò ngày một đông thêm” – anh Lâm chia sẻ.

Với vợ chồng anh Lâm, cò là những người bạn từ thiên nhiên. Ảnh: NT
Với vợ chồng anh Lâm, cò là những người bạn từ thiên nhiên. Ảnh: NT

Gắn bó với đàn cò gần 10 năm nay, chăm chút đàn cò hằng ngày, vợ chồng anh Lâm hiểu được quy luật hoạt động hằng ngày của chúng. Sáng sớm thì bay đi kiếm ăn, chiều tối cả đàn cò hàng nghìn con lại bay về vườn trú ngụ. Hiện nay, số lượng cò làm tổ, sinh nở trong khu vườn nhà anh ngày càng gia tăng, vợ chồng anh đang có ý tưởng mở rộng khu đất, trồng thêm cây xanh cho cò đậu. Đồng thời, mong muốn đảo cò của gia đình mình sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái cho cộng đồng đến tham quan du lịch.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Thế giới động vật: Rắn độc nhất châu Phi bị chim rỉa không thương tiếc

H.A |

Con rắn độc màu xanh đang đi săn thì bị chim bách thanh bụi đầu xám bay từ trên cây xuống tấn công.

Anh bánh bò 7 năm chăm giữ bóng chim câu cho thành phố

PHẠM THÀNH NHÂN |

Hình ảnh đàn chim trời có đến trăm con, vây quanh người đàn ông vô gia cư và nhảy nhót theo nhịp hạt thóc tung lên rơi xuống trở thành bức tranh buổi sớm mai tuyệt đẹp nơi trung tâm của một đô thị miền sông nước…

Thế giới động vật: Chim diều ăn rắn tấn công kịch liệt để tranh mồi

THEO KRUGER SIGHTINGS |

Khi thấy chim ô tác Kori cũng đang bay tới chỗ xác động vật, chim diều ăn rắn đã tấn công dữ dội nhằm độc chiếm thức ăn. Sự việc diễn ra tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Thế giới động vật: Rắn độc nhất châu Phi bị chim rỉa không thương tiếc

H.A |

Con rắn độc màu xanh đang đi săn thì bị chim bách thanh bụi đầu xám bay từ trên cây xuống tấn công.

Anh bánh bò 7 năm chăm giữ bóng chim câu cho thành phố

PHẠM THÀNH NHÂN |

Hình ảnh đàn chim trời có đến trăm con, vây quanh người đàn ông vô gia cư và nhảy nhót theo nhịp hạt thóc tung lên rơi xuống trở thành bức tranh buổi sớm mai tuyệt đẹp nơi trung tâm của một đô thị miền sông nước…

Thế giới động vật: Chim diều ăn rắn tấn công kịch liệt để tranh mồi

THEO KRUGER SIGHTINGS |

Khi thấy chim ô tác Kori cũng đang bay tới chỗ xác động vật, chim diều ăn rắn đã tấn công dữ dội nhằm độc chiếm thức ăn. Sự việc diễn ra tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.