Cặp đôi kháng mặn và duyên tình với cây lúa

lê thanh nguyên |

Những tháng mùa khô năm 2020, nước mặn lại xâm nhập gay gắt, đè nặng lên những trà lúa dọc theo các vùng duyên hải ĐBSCL. (hạ nguồn ba nhánh sông Mekong gồm sông Tiền, sông Hàm Luông và Cổ Chiên) chịu ảnh hưởng sớm nhất của các đợt nước biển dâng cao theo các chuyên gia năm nay nước mặn xâm nhập sớm so với chu trình hằng năm… phá vỡ mọi kịch bản phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn ở các địa phương vùng duyên hải của ĐBSCL (theo các chuyên gia, đợt xâm nhập mặn năm nay tái diễn gần giống như đợt mặn kỷ lục năm 2016 nhưng phải 100 năm mới đến chu kỳ của hạn mặn kỷ lục trên miền sông nước)… Như vậy năm 2020 mở đầu chu kỳ nhặt hơn của thảm trạng khô hạn và xâm nhập mặn hơn một cách bất thường…

Nhập cuộc…

GS-TS Bùi Chí Bửu, lúc đó là Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL là chuyên gia nông nghiệp có gần một đời người gắn bó với đồng đất của miền Tây sông nước kể về điểm khởi phát của chương trình nghiên cứu cho ra đời giống lúa kháng mặn:

Không phải đến năm 2020, trước đó cuộc chuyển đổi cây trồng vật nuôi được đẩy lên ào ạt theo làn sóng tự phát, hệ thống cống đập đầu tư ngăn mặn dẫn ngọt để trồng lúa ở ven biển bị phá vỡ, năm đó về nông trường Đông Hải (Bạc Liêu), đúng lúc hạn mặn đang gay gắt ở đỉnh cao) nhìn cánh đồng lúc chết khô giữa trời hạn lòng tiến sĩ Bửu đau như dao cắt… Thật sự, đang xu thế chuyển đổi rầm rập khó ngăn nổi, thảm trạng lớn hơn không chỉ vây khổn đồng đất nơi này mà cả thế giới cũng đang chìm đắm trong cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao… ngỡ ngàng trước thảm cảnh người dân phải lội giữa đồng nước trắng một màu muối mặn mót từng hạt lúa gầy gò chết khô, tiến sĩ Bửu hiểu được rằng đang cần khẩn cấp có một giải pháp thích nghi để có thể sống chung được với khô hạn và xâm nhập mặn…

Hằng năm, sự xâm nhập mặn và khô hạn càng về sau càng nhặt kỳ hơn cứ thôi thúc vị tiến sĩ của vùng trọng điểm nông nghiệp quốc gia này. Đó là năm 2006, lao vào phòng thí nghiệm rồi lặn lội ra những cánh đồng ngập trắng nước mặn lục lạo trong bộ sưu tập lúa ma mà tiến sĩ dày công sưu tập, lưu giữ từ những ngày đầu ra trường về nhận nhiệm vụ ở Viện lúa ĐBSCL… mới đó mà đã gần 20 năm và chính bộ sưu tập này, từ những gen di truyền trên loài giống lúa hoang tiến sĩ tìm thấy sự ẩn giấu nhiều gen chống chịu stress: như kháng mặn, chịu phèn chịu ngập, phòng chống được sâu bệnh… tất cả được tập hợp đưa vào phòng thí nghiệm, từ một dãy 12 nhiễm sắc thể của hạt lúa hoang, gen kháng mặn được tìm thấy ở nhiễm sắc thể số 8, ở vị trí này đối với nghiên cứu di truyền học không dễ gì tìm thấy gen kháng mặn ngủ yên hàng trăm năm trong sâu thẳm của hạt lúa hoang dại được đánh thức…

Ý tưởng thiết lập Bản đồ gen cho hạt lúa kháng mặn được hình thành và nhanh chóng được đề xuất đưa vào đề tài nghiên cứu cấp quốc gia do chính tiến sĩ Bùi Chí Bửu làm chủ nhiệm đề tài được Bộ Nông nghiệp phê duyệt… cũng vào năm 2006 này, tiến sĩ Bửu được điều động về nhận nhiệm vụ Viện trưởng Viên Nghiên cứu khoa học nông nghiệp miền Nam…

Ngồi ôn lại chuyện làm lúa giống của cuối thế kỷ trước, GS-TS Nguyễn Thị Lang - nguyên Trưởng bộ môn di truyền và chọn giống của Viện lúa ĐBSCL - và cũng là vợ của GS-TS Bùi Chí Bửu bồi hồi nhớ lại: ”Anh chuyển về thành phố công tác, tôi tiếp tục ở lại Viện lúa sau công việc tại viện là giữ nhà, chăm 2 thằng con trai và tiếp nhận sự chuyển giao tất cả công việc và tâm huyết của chồng… Căng thẳng nhất là lao vào thực hiện đề tài nghiên cứu lai tạo giống lúa kháng mặn. Loay hoay cũng chỉ một mình, ngày ra ruộng, đêm về dán mắt lên màn hình máy tính và các ống nghiệm canh chừng diễn biến của các phản ứng hóa học của gene trong hạt lúa…

Cuối cùng cũng gõ cửa và đánh thức được nhiễm sắc thể số 8 (gen kháng mặn) trong chuỗi 12 nhiễm sắc thể của hạt lúa hoang… tôi lại lặng lẽ, căng thẳng với những dãy số trong bài toán di truyền...

Mười năm sau, chúng tôi đã có trong tay 20 dòng lúa kháng mặn (gồm 43 giống) tất cả giống lúa này hiện nay đều được đưa ra ứng dụng ở vùng duyên hải của các tỉnh ĐBSCL, tất cả đều tạo được hiệu ứng tốt: chịu được độ mặn với nhiều cấp độ khác nhau (thấp nhất là độ mặn bốn phần nghìn) và có giống còn tạo ra được hạt gạo đủ chuẩn xuất khẩu như giống OM4900… Hồi đó, không chỉ vật lộn với việc làm ra hạt lúa giống kháng mặn cho các tỉnh duyên hải, tôi và anh ấy vẫn tiếp tục đeo đuổi khai thác tập đoàn lúa hoang do chúng tôi gây dựng từ đầu đặt chân về Viện Lúa này bởi đây là tổ tiên của các loài lúa trồng nên trong nó hãy còn lưu giữ nguồn gen, tế bào gốc rất dồi dào là tiền đề cho hướng nghiên cứu lai tạo và khai thác giống lúa mới như: Giống chịu phèn cho nơi được mệnh danh là cái túi chứa phèn lớn nhất thế giới (Đồng Tháp Mười), giống lúa kháng sâu bệnh và chịu ngập ở nơi đầu nguồn sông Tiền sông Hậu…

Giải mã bóng "ma" trong cây lúa hoang

Từ thế kỷ trước, đề cập đến việc mở cánh cổng tạo sự thay đổi lớn lao cho hạt lúa của vùng đất màu nỡ một nắng hai sương nơi này. Các nhà khoa học đều khẳng định phải bắt đầu từ cuộc cách mạng về giống, nhưng chìa khoá để mở cánh cổng này phải bắt đầu từ đâu?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang khẳng định: Khai thác tối đa năng lực sinh học trong công tác lai tạo và chọn giống, nhưng trước hết phải có trong tay những bộ giống gốc từ các giống lúa hoang mà nông dân thường gọi là lúa “ma”, bởi đó là tổ tiên của các loại lúa trồng nên còn lưu giữ được trong hạt lúa hoang nguồn gen quý hiếm, tế bào gốc của các loài lúa rất dồi dào. Đặc điểm quan trọng nhất, quý nhất và cũng là bí ẩn nhất của lúa “ma” chính là ở chỗ nó có sức sống kỳ diệu, đã tồn tại hàng triệu năm qua và sẽ không bao giờ chết bất kể ở trong môi trường khô hạn, ngập lụt, phèn mặn và sâu bệnh… Hạt lúa ma sống rất lâu trong đất, đến mùa hạt sẽ nảy mầm rồi vươn cao.

Nước lũ dâng cao tới đâu thì cây lúa cũng ngoi theo tới đó. Những lão nông sống trong vùng lúa của miền Tây sông nước giải thích vì thấy có nhiều điểm kỳ lạ, bất thường nên gọi là lúa “ma”…

Còn nhà di truyền học Nguyễn Thị Lang thì nhìn ở góc độ khác, cái sự “ma” ấy là nơi ẩn chứa của một chuỗi 12 nhiễm sắc thể, trước đây, bà đã khai thác gene thơm từ nhiễm sắc thể số 1 rồi gõ cửa nhiễm sắc thể số 8 đánh thức được gene kháng mặn, thông qua tạo giống đầu tiên là nuôi cấy, cứu phôi từ cây lúa IR64. Bà và đồng sự của mình lai tạo thành công giống lúa kháng mặn đầu tiên là giống lúa có tên là AS996 có năng suất cao gây tiếng vang trong giới di truyền, lai tạo và chọn giống trên thế giới”.

Bộ sưu tập lúa ma này do chính GS-TS Bùi Chí Bửu nhờ mấy chục năm vất vả đi “săn” mà tìm thấy nhiều loài lúa ma có bộ gen độc nhất vô nhị khi thì bụi lúa ma mọc ven sông Bảo Định, lúc thì trong vườn dâu Phong Điền, khi thì lặn lội đến tận Tràm Chim lúc ra tận miền Đông Nam Bộ đi tìm loài có nguồn gene kháng rầy nâu và rầy lưng trắng khá tốt.

Từ bộ sưu tập giống lúa hoang dã y đã mở hướng cho 2 nhà khoa học này tự tin đi đến cùng xu thế nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam, không chỉ mềm cơm, dẻo hạt, thơm ngon theo thị hiếu tiêu dùng, với giá trị kinh tế cao mà còn tạo ra hạt gạo thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng hỗ trợ cho việc phòng tránh các loại bệnh mãn tính đang phổ biến dày xéo sức khoẻ con người.

Nói đi thì phải nói lại, khi về Viện nghiên cứu nông nghiệp miền Nam, cùng với việc chuyển giao công việc dở dang cho vợ, chồng còn giao lại cho bà bộ sưu tập lúa hoang gồm 21 loài và 500 chậu trồng dưỡng lúa ma… đó chính là cơ sở để khai thác và lai tạo các giống lúa mới, nhiều giống trở thành thương hiệu nổi tiếng, góp phần đảm bảo sản xuất lương thực bền vững, an ninh lương thực quốc gia và nâng cao đời sống của người dân ĐBSCL.

Duyên tình với cây lúa

Dõi theo hoạt động mấy chục năm của hai vợ chồng nhà khoa học Bửu và Lang điều bật lên rõ nhất trong tôi là họ yêu cây lúa đến lạ kỳ. Lạ kỳ là bởi sự khởi đầu sự nghiệp của mình họ không bắt đầu từ cây lúa…

Quê ở Giồng Trôm Bến Tre, gốc nhà nông nghèo đông con, bà là con gái út, 13 tuổi phải thức khuya dậy sớm ra đồng cấy lúa, dọn cỏ… và chờ 6 tháng sau mới có lúa để bán, quá cực nhọc bà quyết bỏ mảnh đất một sương hai nắng rẻ cuộc đời mình sang hướng khác nên vố gắng học thật giỏi để bỏ chạy…

Năm 1979, bà đậu vào trường đại học tổng hợp TPHCM, theo chuyên ngành hoá lý. Những năm đó kinh tế đất nước khó khăn, gia đình lại nghèo… con gái mới lớn này phải cố ép mình để miệt mài đèn sách cố gắng hoàn thành sự học… không biết bao lần ký túc xá chật hẹp bà phải dọn ra ở gầm cầu thang của trường. Phải nén lại chờ học xong để thực hiện ước mơ chia tay với cây lúa… Ra trường về quê Bến Tre vào Sở Khoa học công tác, tưởng rằng đoạn tuyệt được với một dòng dõi trải đời người với ruộng lúa nghèo khổ, nhưng nào ngờ…

GS-TS Bùi Chí Bửu cho biết, mặc dù ông là kỹ sư canh nông nhưng chuyên ngành đi theo là cây công nghiệp, ông chỉ làm quen với cây lúa khi về nhận nhiệm sở ở Viện lúa ĐBSCL…

Có lần về Bến Tre giới thiệu về cây lúa trồng trong vùng ngập mặn, nơi đây ông đã gặp nữ cán bộ của Sở khoa học Nguyễn Thị Lang… câu chuyện về cây lúa lại bắt cầu cho họ gặp nhau và mãi đến 8 năm sau… khi nhận thức được cây lúa nơi đồng đất này gắn bó mật thiết với cuộc sống cùng những nông dân lam lũ trong đó có cha mẹ, ông bà mình… không thể xô nó ra khỏi ước vọng của một trí thức trẻ… và cô kỹ sư hoá Nguyễn Thị Lang quyết định về đầu quân Viện lúa ĐBSCL… nơi đây kỹ sư Bửu và Lang thành vợ thành chồng, mở đầu cho một cuộc trường chinh đi tìm lối thoát cho hạt lúa nơi này bằng những hạt giống thích nghi với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu và thổ nhưỡng và tác động vào việc nâng cao giá trị kinh tế góp phần cải thiện đáng kể cho đời sống của nông dân và vẫn giữ vững an ninh lương thực của quốc gia…

Đã bước đến ngưỡng của hàng tuổi U.70, cặp đôi nhà nông học này vẫn say sưa với những chuyến đi săn tìm những bộ giống lúa ma trên khắp vùng đất của quê hương mình bổ sung cho đầy đủ cho tập đoàn lúa ma mà cặp đôi này lưu giữ, có lúc tìm đến những quốc gia lân cận.

lê thanh nguyên
TIN LIÊN QUAN

Chủ động ứng phó hiệu quả với hạn hán, xâm nhập mặn

Vũ Long |

Ngay từ đầu năm 2021, cần tập trung theo dõi, tính toán, dự báo kịp thời về phạm vi, mức độ hạn hán, xâm nhập mặn để ứng phó.

Trà Vinh: Trồng dưa lưới “thách thức” xâm nhập mặn

TRẦN LƯU |

Mô hình trồng dưa lưới không chỉ cho thu nhập gấp nhiêu lần trồng lúa, mà còn “thách thức” cả hạn mặn đang diễn ra ngày càng khốc liệt…

Chủ tịch Quốc hội trả lời cử tri về tình hình xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL

Thành Nhân |

Ngày 24.11 Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Cái Răng và huyện Phong Điền sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV.

ĐBSCL: Mùa khô 2020-2021 tái diễn hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt hơn

Vũ Long |

Hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2020-2121 có khả năng đến sớm và gay gắt hơn mùa khô 2019-2020.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Chủ động ứng phó hiệu quả với hạn hán, xâm nhập mặn

Vũ Long |

Ngay từ đầu năm 2021, cần tập trung theo dõi, tính toán, dự báo kịp thời về phạm vi, mức độ hạn hán, xâm nhập mặn để ứng phó.

Trà Vinh: Trồng dưa lưới “thách thức” xâm nhập mặn

TRẦN LƯU |

Mô hình trồng dưa lưới không chỉ cho thu nhập gấp nhiêu lần trồng lúa, mà còn “thách thức” cả hạn mặn đang diễn ra ngày càng khốc liệt…

Chủ tịch Quốc hội trả lời cử tri về tình hình xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL

Thành Nhân |

Ngày 24.11 Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Cái Răng và huyện Phong Điền sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV.

ĐBSCL: Mùa khô 2020-2021 tái diễn hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt hơn

Vũ Long |

Hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2020-2121 có khả năng đến sớm và gay gắt hơn mùa khô 2019-2020.