“Cánh tay nối dài” của những người giữ rừng

NGUYỄN TRI |

Những năm gần đây ý thức bảo vệ động vật hoang dã của người dân Bình Định đã được nâng cao. Từ đó, người dân trở thành “cánh tay nối dài” của lực lượng kiểm lâm, giải cứu nhiều loài động vật quý hiếm từ quán nhậu, thợ săn.

Trước kia, các loài động vật hoang dã ở Bình Định liên tục “khốn đốn” bởi nạn săn bắt trái phép, số lượng các loài ngày một giảm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, người dân đã nâng cao nhận thức, tự nguyện giao nộp nhiều loài động vật hoang dã, những loài thú quý hiếm cho ngành chức năng.

Ngày càng có nhiều người tự ý thức giao nộp các loài quý hiếm săn, bẫy được hoặc bỏ tiền chuộc động vật hoang dã để giao nộp lại cho các lực lượng kiểm lâm.

Mới đây nhất, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định đã bàn giao 2 cá thể gồm: tê tê Java và voọc chà vá chân xám cho Đội Cứu hộ Nhanh của Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW).

Theo đó, một cá thể tê tê Java (có tên khoa học Manis javanica, thuộc loài nguy cấp quý hiếm, nhóm IB) có trọng lượng 0,5kg; con non chưa xác định giới tính, được ông Huỳnh Nhật Trịnh (xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tự nguyện giao nộp cho Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn vào ngày 20.4.

Sau khi Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn tiếp nhận, do không có sở vật chất, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, nên phải chuyển giao cơ sở có chức năng tiếp nhận động vật rừng đảm bảo việc cứu hộ, nuôi dưỡng theo quy định.

Ca thể tê tê Java, thuộc loài nguy cấp quý hiếm, nhóm IB, có trọng lượng 0,5kg. Ảnh: Kiểm lâm.
Ca thể tê tê Java, thuộc loài nguy cấp quý hiếm, nhóm IB, có trọng lượng 0,5kg. Ảnh: Kiểm lâm.

Chưa hết, Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) cũng tiếp nhận một cá thể voọc chà vá chân xám do ông Lê Văn Chuẩn (làng Suối Đá, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh) tự nguyện giao nộp.

Cá thể voọc xám này (có tên khoa học Trachypithecus crepusculus, thuộc loài nguy cấp quý hiếm, nhóm IB) có trọng lượng 0,7kg; con non chưa tự ăn được, chỉ uống sữa.

Theo ông Chuẩn, cá thể voọc này ông xin được của một người dân đồng bào thiểu số tại làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) trong quá trình đi làm nương rẫy đã bắt được và muốn giao nộp cho cơ quan chức năng để cứu hộ.

Ông Lê Đức Sáu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Định cho biết, trong những năm gần đây, ngành kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền về động vật hoang dã, kết hợp với đó là công tác tuần tra kiểm soát, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Qua đó, nhận thức của người dân về nuôi động vật hoang dã đã nâng cao. Nhiều người dân bỏ tiền chuộc các loài động vật quý hiếm để giao nộp.

“Năm ngoái có một số cá thể cu ly được giao nộp, còn đầu năm nay, người dân đã giao nộp khỉ mặt đỏ, hay mới đây nhất là một con voọc chà vá chân xám, một con tê tê” – ông Sáu cho hay.

NGUYỄN TRI
TIN LIÊN QUAN

Chùa Hương cấm bán thịt thú rừng, tiểu thương khẳng định "có hàng"?

Tùng Giang |

Người dân cho rằng, từ nhiều năm nay rừng Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) không còn bao nhiêu bóng thú. Tuy nhiên, các tiểu thương tại bến Trò (chùa Hương) vẫn khẳng định, những con vật đã làm thịt sẵn, thui vàng được bày bán tại đây là "thịt thú rừng" của đất Hương Sơn.

Trâu nhà cũng dính bẫy thú rừng

TRẦN TUẤN |

Thời gian gần đây, trâu của người dân chăn thả ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (thuộc 3 huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh) liên tục bị dính bẫy thú rừng. Lực lượng chức năng cùng người dân trong nhiều đợt ra quân đã tháo gỡ được hàng nghìn cái bẫy. Từ đó lo ngại được đặt ra là có bao nhiêu thú rừng đã bị đánh bẫy, tình trạng suy giảm động vật rừng ở đây đã ở mức nào?

Hà Tĩnh: Tháo gỡ hàng trăm bẫy thú rừng ở Khu Bảo tồn Kẻ Gỗ

TRẦN TUẤN |

Người dân xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trình báo thời gian qua, nhiều trâu, bò của họ bị dính bẫy thú rừng đặt ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Chùa Hương cấm bán thịt thú rừng, tiểu thương khẳng định "có hàng"?

Tùng Giang |

Người dân cho rằng, từ nhiều năm nay rừng Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) không còn bao nhiêu bóng thú. Tuy nhiên, các tiểu thương tại bến Trò (chùa Hương) vẫn khẳng định, những con vật đã làm thịt sẵn, thui vàng được bày bán tại đây là "thịt thú rừng" của đất Hương Sơn.

Trâu nhà cũng dính bẫy thú rừng

TRẦN TUẤN |

Thời gian gần đây, trâu của người dân chăn thả ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (thuộc 3 huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh) liên tục bị dính bẫy thú rừng. Lực lượng chức năng cùng người dân trong nhiều đợt ra quân đã tháo gỡ được hàng nghìn cái bẫy. Từ đó lo ngại được đặt ra là có bao nhiêu thú rừng đã bị đánh bẫy, tình trạng suy giảm động vật rừng ở đây đã ở mức nào?

Hà Tĩnh: Tháo gỡ hàng trăm bẫy thú rừng ở Khu Bảo tồn Kẻ Gỗ

TRẦN TUẤN |

Người dân xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trình báo thời gian qua, nhiều trâu, bò của họ bị dính bẫy thú rừng đặt ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.