Cảnh báo, di dời dân khỏi vùng sạt lở đất, cần bố trí kinh phí và quỹ đất

Vũ Long |

Các chuyên gia môi trường, địa chất và khoáng sản nêu ý kiến về tình hình lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng tại miền Trung vừa qua.

Cảnh báo đã có, nhưng ít người nghe

Theo PGS.TS Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, thiệt hại tại miền Trung do lũ lụt, sạt lở đất vừa qua là hết sức nặng nề. Rất nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành điều tra cảnh báo sạt lở đất. Tại Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng đều có sạt lở đất gây thiệt hại về người và của.

PGS TS Trần Tân Văn cho biết, Chính phủ có đề án điều tra hiện trạng, phân vùng cảnh báo, đến nay đã điều tra được 22/37 tỉnh và phân vùng cảnh báo được cho 15/27 tỉnh theo tỉ lệ 1/50.000.

“Chúng ta đang làm nhưng tốc độ hơi chậm. Các nước trên thế giới cũng không có phương án khả thi ngăn chặn sạt lở đất. Việc cảnh báo phòng tránh phải thường xuyên khi mùa mưa bão xảy ra. Trước nay ít bị, giờ chúng ta đã làm nhưng không đủ độ kịp thời, chưa đủ quyết liệt và khẩn trương” – PGT TS Trần Tân Văn thẳng thắn nhìn nhận.

Về các hình thái thiên tai tại miền Trung, TS Trần Tân Văn cho rằng, các nhà khoa học cảnh báo địa chất các tỉnh miền Trung từ trước đó nhưng chưa đủ quyết liệt.

Còn theo PGS TS Vũ Thanh Ca - giảng viên cao cấp, khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên & Môi trường, cần phải bổ sung thêm rằng, là ở rừng núi nói chung độ dốc của mặt đất rất lớn, mưa thấm vào trong đất tạo thành dòng chảy ngầm, dòng chảy ngầm rửa trôi đất, trôi bề mặt, kết cấu trong đất suy yếu hơn.

“Bản thân khối đất trọng lực trượt xuống phía dưới, nước ở trong đất tạo áp suất thủy tĩnh lớn, công trình thủy trị sông thường khoan lỗ các bức tường, khoan lỗ thoát nước, hạ mức nước ngầm xuống, một phần nước chảy theo khe làm yếu đất, đẩy khối đất xuống, sạt lở đất xảy ra do mưa lớn, ví dụ vụ sạt lở đất ở trạm 67 cả ngọn núi cao 200m sạt xuống, đó là lý do gây ra các vụ sạt lở đất. Nói về việc cảnh báo, các nhà khoa học đã đưa thông tin, đã tuyên truyền nhưng trên thực tế ít người nghe.

Vì vậy bên cạnh việc truyền thông, cơ quan chức năng phải làm quyết liệt, có biện pháp hành chính để hỗ trợ người dân di dời khỏi vùng nguy hiểm” – PGS TS Trần Danh ca nêu ý kiến.

Nhiều "nút thắt" trong công tác di dời

Trao đổi với PV Lao Động - Phó trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) Trần Quang Hoài cho biết, kết quả điều tra thống kê từ năm 2001-2019 trên địa bàn 15 tỉnh điều tra cho thấy, đã có 829 điểm xảy ra sạt lở đất. Số điểm sạt lở đất có xu hướng ngày càng tăng, năm 2017 ghi nhận 235 điểm xảy ra sạt lở đất trong đó nhiều nhất là tại tỉnh Hòa Bình với 45 điểm, tỉnh Cao Bằng với 40 điểm.

Sạt lở đất tại Nam Trà Mi, bộ đội trắng đêm mở đường để cứu hộ. Ảnh: Ngọc Hà
Sạt lở đất tại Nam Trà Mi, bộ đội trắng đêm mở đường để cứu hộ. Ảnh: Ngọc Hà

Sạt lở đất có thể xảy ra vài lần tại cùng 1 điểm. Kết quả thống kê sơ bộ năm 2018 đã có 3 điểm sạt lở đất lớn xảy ra tại Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La gây ảnh hưởng lớn về người và tài sản.

Năm 2017 có số người chết do lũ quét sạt lở đất nhiều nhất, đã có 206 người bị thiệt mạng. Đây cũng là năm có số hộ phải di dời nhiều nhất, có 1.995 hộ cần di dời khỏi vùng có nguy cơ cao lũ quét sạt lở đất.

Đặc biệt, các đợt sạt lở trong tháng 10.2020 tại miền Trung vừa qua là thảm họa nặng nề với số người bị tử nạn và mất tích lên tới trên 136 người.

Lý giải vì sao đề án di dời dân khỏi vùng sạt lở chưa thể triển khai, báo cáo của BCĐ Trung ương về PCTT cho biết, ngoài vấn đề kinh phí, thì các nguyên nhân khác như: Quỹ đất bố trí cho chương trình còn hạn chế; chưa tập trung trọng tâm vào di dân cho vùng có nguy cơ rủ ro thiên tai cao; nơi ở mới chưa được đánh giá căn cơ về mức độ an toàn; chưa tạo được sinh kế bền vững cho người dân tại nơi ở mới… đã khiến đề án thực hiện có độ trễ...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sạt lở đất đá do nhiều loại hình thiên tai

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, sạt lở đất đá là do nhiều loại hình thiên tai.

Khánh Hòa lập dự án di dời dân vùng có nguy cơ cao sạt lở đất

Nhiệt Băng |

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng phương án di dời, bố trí tái định cư để người dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao ở khu vực núi Chụt (phường Vĩnh Trường) và thôn Thành Đạt, Thành Phát (xã Phước Đồng, Nha Trang) yên tâm ổn định cuộc sống.

Sạt lở đất trước biến đổi khí hậu: Cần có bản đồ phân vùng cảnh báo

LONG VŨ |

Khu vực miền Trung vừa qua đã xảy ra hàng loạt điểm sạt lở đất, trong đó có 3 điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước biến đổi của khí hậu, nhiều hình thái thiên tai cực đoan xảy ra, việc đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho từng địa phương được đặt ra cấp bách.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sạt lở đất đá do nhiều loại hình thiên tai

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, sạt lở đất đá là do nhiều loại hình thiên tai.

Khánh Hòa lập dự án di dời dân vùng có nguy cơ cao sạt lở đất

Nhiệt Băng |

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng phương án di dời, bố trí tái định cư để người dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao ở khu vực núi Chụt (phường Vĩnh Trường) và thôn Thành Đạt, Thành Phát (xã Phước Đồng, Nha Trang) yên tâm ổn định cuộc sống.

Sạt lở đất trước biến đổi khí hậu: Cần có bản đồ phân vùng cảnh báo

LONG VŨ |

Khu vực miền Trung vừa qua đã xảy ra hàng loạt điểm sạt lở đất, trong đó có 3 điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước biến đổi của khí hậu, nhiều hình thái thiên tai cực đoan xảy ra, việc đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho từng địa phương được đặt ra cấp bách.