Căng mình khắc phục thiệt hại do hoàn lưu bão số 6, ứng phó mưa lũ bão số 7

Kh.V |

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ngày 27.8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, các địa phương không chủ quan trong ứng phó mưa lũ của bão số 7, khẩn trương khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 6 gây ra. 

Bão số 7 được nhận định là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, trưa và chiều nay (27.8) bão sẽ đổ bộ đất liền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến đất liền nước ta nhưng hoàn lưu bão số 7 sẽ gây mưa vừa đến mưa to trên diện rộng ở khu vực Bắc bộ.

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai nhận định: Mưa lớn của hoàn lưu bão số 7 rất nguy hiểm, nhất là tại các tỉnh miền núi phía Bắc khu vực này đất đã bão hòa nước, đồng thời tập trung nhiều hồ chứa. Trong đó, nhiều hồ chứa nhỏ đã đầy nước, vì vậy cần kiểm tra và tăng cường ứng trực để xử lý sự cố ngay từ giờ đầu. 

Bộ trưởng Bộ NNPTNT - Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, ứng phó mưa lũ bão số 7 các địa phương phải nêu cao tinh thần chủ động, tổng hợp các biện pháp không chủ quan trong ứng phó, sớm thu hoạch sớm các diện tích lúa theo tinh thần "xanh nhà hơn già đồng”; kiểm soát chặt chẽ hoạt động ra khơi của các tàu, thuyền:

Chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ bão số 6, đồng thời triển khai ngay các phương án ứng phó mưa của hoàn lưu bão số 7.

Về lâu dài, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ TNMT chủ động lập bản đồ chi tiết về “tai biến địa chất”, sạt lở đất nói chung. Phối hợp với Bộ NNPTNT bố trí lại dân cư vùng nguy cơ cao để người dân sống trong khu vực an toàn. Các Bộ: NNPTNT, Xây dựng, Công Thương cùng các địa phương đảm bảo an toàn các hồ chức theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng cứu kịp thời khi tình huống xấu xảy ra; Bộ NNPTNT chủ động triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nâng cao công tác dự báo, thông tin kịp thời chính xác và cụ thể hơn về diễn biến thời tiết và thiên tai. 

“Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và những nguy cơ thiên tai tiếp theo để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại tính mạng của người dân, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Tiếp tục kiểm soát đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền ở vùng ảnh hưởng của bão, nhất là khu  vực Hạ Long - Quảng Ninh, Cát Bà – TP.Hải Phòng đảm bảo an toàn cho du khách. Những địa phương vùng mưa lũ phải có phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm” - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trưa 27.8 bão số 7 đã đi vào khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão trên khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 1 giờ ngày 27.8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 23,4 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.

Đến 13 giờ ngày 28.8 vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,8 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Quảng Tây. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây, tiếp tục suy yếu và tan dần.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, sau đó hình thành một rãnh áp thấp qua Bắc Bộ nên từ gần sáng ngày 28.8 đến hết ngày 31.8 ở Bắc Bộ có mưa diện rộng; khu vực Tây Bắc và Việt Bắc mưa vừa, mưa to (tổng lượng mưa phổ biến 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm). Khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ từ ngày 29-31.8 có mưa vừa, có nơi mưa to, trong cơn dông cần đề phòng khả năng xuất hiện lốc xoáy và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Cùng ăn Tết Nguyên đán, các nước này không đón năm Quý Mão

Vân Anh |

Năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... lại là con giáp khác, với nhiều nét văn hóa thú vị.

Thói quen ăn uống ngày Tết: Làm sao để cân đối, tránh tăng cân?

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Các gia đình sẽ chuẩn bị nhiều món ăn ngon, giàu năng lượng cùng với những buổi tiệc với mật độ dày hơn những ngày thường. Do đó, thói quen ăn uống trong dịp Tết sẽ bị thay đổi, tuy chỉ vài ngày nhưng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.