QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN:

Cần thay đổi thế nào để khách quan, công bằng?

QUANG ĐẠI |

Trước thực trạng quy trình tuyển dụng giáo viên còn nhiều bất cập, tiềm ẩn tiêu cực, thiếu khách quan, công bằng, nhiều nhà giáo đã lên tiếng “hiến kế” phương án tuyển dụng giáo viên.

Như Lao Động đã thông tin, quy trình tuyển dụng giáo viên hiện nay chủ yếu áp dụng hình thức xét tuyển theo Nghị định 29/2012 và 161/2018, thông qua thi vấn đáp trong khoảng 30 phút để quyết định số phận các ứng viên. Quy định mới tại Nghị định 161/2018, thi tuyển và xét tuyển giáo viên đều không xem xét kết quả học tập, đào tạo tại cơ sở sư phạm (trừ trường hợp tốt nghiệp ĐH loại giỏi).

Từ nhiều năm qua, đã có nhiều dư luận phản ánh các ứng viên dự tuyển vị trí giáo viên các trường công lập phải lo lót hàng trăm triệu đồng, ôn thi hết sức căng thẳng, áp lực.

Thầy Trần Đình Trợ - giáo viên cao cấp THPT ở Hà Tĩnh, - chia sẻ: “Thực tế hiện nay ai cũng thấy là phương thức tuyển dụng giáo viên không phù hợp, không phải đảm khách quan, công bằng, không chọn được người giỏi. Người sử dụng giáo viên (hiệu trưởng) và những người có ý kiến khách quan nhất về chuyên môn (giáo viên, học sinh) lại không được tham gia tuyển dụng”.

Về việc nội dung thi tuyển giáo viên bao gồm các kiến thức về văn bản pháp luật, thông tư, nghị định… Thầy Trần Đình Trợ cho rằng nội dung thi này đã lạc hậu: “Trong khi người ta thi sáng tạo, mình lại thi học thuộc. Những nội dung văn bản đó không liên quan đến chuyên môn, khi cần thì tra cứu trên mạng, học thuộc là vô bổ” - thầy Trợ nói.

Để khắc phục hạn chế, tiêu cực, bất cập trong tuyển dụng giáo viên, theo thầy Trần Đình Trợ, cần thay đổi cơ chế tuyển dụng. Ứng viên cần được đánh giá một cách rộng rãi, công khai, bởi người trực tiếp quản lý, sử dụng (hiệu trưởng), bởi hội đồng sư phạm nhà trường, chủ yế là tổ chuyên môn, và nếu cần, có cả sự tham gia của học sinh.

“Càng công khai, minh bạch và mở rộng đối tượng đánh giá thì càng công bằng, hạn chế đến mức thấp nhất mờ ám, tiêu cực trong khâu tuyển dụng giáo viên” - thầy Trần Đình Trợ nói.

TS Lê Thanh Nga - trường ĐH Vinh - tỏ ra bất ngờ về việc kết quả học tập, đào tạo của sinh viên sư phạm không được xem xét trong quá trình tuyển dụng giáo viên (trừ người tốt nghiệp loại giỏi). “Kết quả học tập là căn cứ tin cậy, phản ánh trình độ, khả năng, sự cố gắng của sinh viên trong 4 năm đào tạo. Nếu kết quả ấy không được xem xét, tôn trọng sẽ dẫn đến việc đánh đồng chất lượng đào tạo và về lâu dài có thể triệt tiêu động lực phấn đấu của sinh viên” - TS Nga nói.

Về giải pháp tuyển dụng giáo viên, TS Lê Thanh Nga cho rằng không thể bỏ qua kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên tại các trường sư phạm, đồng thời khâu tuyển dụng cần chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn thực tế của ứng viên.

“Thực tế công việc sẽ là thước đo chuẩn xác nhất về năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tư cách, triển vọng của ứng viên. Phỏng vấn chỉ là một kênh tham khảo, không nên dựa vào 30 phút phỏng vấn để quyết định số phận ứng viên. Theo tôi, nên tuyển dụng thông qua khâu thử việc tại cơ sở, sẽ chính xác, công bằng” - TS Lê Thanh Nga cho hay.

Theo TS Lê Thanh Nga, có mô hình hay ở trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, là ứng viên sau khi được tuyển dụng, sẽ được thử việc trong thời gian 1 năm, nếu được đánh giá đạt yêu cầu sẽ tuyển dụng chính thức, nếu không sẽ bị loại.

Trao đổi với báo chí về những bất cập trong khâu tuyển dụng giáo viên, bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - chia sẻ: “Thiết nghĩ Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ cần ngồi lại với nhau để có được giải pháp thấu đáo trong chính sách tuyển dụng giáo viên. Đặc biệt phải cơ chế phối hợp thông thoáng và hiệu quả hơn giữa hai ngành”.

Ấm lòng cô - trò ngày Nhà giáo Việt Nam

“Nhìn các em học sinh nhỏ xíu, bê theo cây mía dài, túi gạo nếp nặng, bó hoa còn ướt sương đến tặng thầy cô mà thấy vô cùng cảm động” - cô giáo Võ Thanh Ngọc (giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Xing, xã A Xing, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xúc động khi chia sẻ về món quà 20.11 vô cùng đặc biệt.

Từ trước ngày 20.11, em Hồ Thị San (học sinh lớp 2 ở thôn Tăng Quan, xã A Xing - 1 trong 7 xã thuộc vùng Lìa, giáp biên với Lào) đã nhờ bố mẹ chuẩn bị quà tặng cô giáo chủ nhiệm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bố của San ra vườn chọn cây mía ngon nhất, chặt thành 2 khúc, rửa sạch rồi dùng dây buộc gọn gàng. 2 khúc mía khá dài, nên bố San dậy sớm, chở em đến trường. Háo hức ôm 2 khúc mía từ cổng vào đến lớp, gặp cô, San cười ngại ngùng, đưa 2 khúc mía cho nữ giáo viên, nói lý nhí: “Tặng cô”. Món quà này khiến cô giáo Võ Thanh Ngọc (giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Xing) vô cùng xúc động.

“Học sinh ở đây giàu tình cảm lắm. Các em dành tặng cho thầy cô những thứ đơn giản mà ý nghĩa vô cùng. Nhìn các em học sinh nhỏ xíu, bê theo cây mía dài, túi gạo nếp nặng, bó hoa còn ướt sương đến tặng thầy cô mà thấy vô cùng cảm động” - nữ giáo viên chia sẻ.

Cũng 20 năm gắn bó với giáo dục vùng cao, cô giáo Trần Thu Hằng - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tả Ngài Chồ (Mường Khương, Lào Cai) vẫn còn nguyên cảm giác xúc động khi hằng năm nhận được những món quà giản dị nhưng chứa đựng biết bao tình cảm của học trò. Cô Hằng kể, mỗi năm đến ngày 20.11, ở trên đây vào mùa hoa cải nên các em thường ngắt hoa về tặng các cô. Ai không chuẩn bị hoa thì tặng cô cái kẹo mút, bánh. Có em thì câu chúc, tiếng chào. Vì thế ngày 20.11 trên đây tuy giản dị nhưng lại ấm áp vô cùng. THÀNH THƠ HUYÊN

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

20.11 và nỗi buồn của những giáo viên hợp đồng Sóc Sơn

Đức Thành - Huyên Nguyễn - Phương Anh |

Không còn vui mừng chào đón ngày 20.11 như mọi năm, nhiều thầy cô giáo dạy theo hợp đồng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội không khỏi tỏ ra chán chường, tư tưởng giằng xé, cảm xúc bế tắc. Nhiều thầy cô còn không dám đến dự lễ kỷ niệm tại trường bởi sợ đây là ngày 20.11 cuối cùng với nghề giáo viên.

Học sinh tặng giáo viên hoa dại, gạo nếp và mía nhân ngày 20.11

HÀN NGUYÊN |

Hoa dại, mía, gạo nếp… được nhiều học sinh người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đem đến trường tặng các giáo viên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Hà Tĩnh: Công đoàn tặng quà cho giáo viên khó khăn, xa nhà

TRẦN TUẤN |

Nhân kỉ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, một số đơn vị công đoàn Hà Tĩnh đã có những hoạt động chúc mừng, tặng quà cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, phải biệt phái xa nhà

Tưng bừng rước pháo khổng lồ tại lễ hội làng Đồng Kỵ

Hải Nguyễn |

Hàng chục thanh niên trai tráng làng Đồng Kỵ rước hai quả pháo khổng lồ ra đình làng để hội quân, mở màn cho lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ hàng năm vào sáng mùng 4 tháng Giêng. Lễ hội kéo dài đến hết ngày mùng 7.

Những xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn đột phá năm 2023

TRÍ MINH |

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ tăng 10,15% so với năm 2021. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nhận định, triển vọng ngành bán lẻ và thương mại điện tử (TMĐT) trong trung và dài hạn vẫn rất khả quan. Một số xu hướng TMĐT hứa hẹn sẽ lên ngôi trong năm 2023

Người dân TPHCM bất ngờ vì triều cường dâng cao mùng 4 Tết Quý Mão 2023

TÚ LY |

TPHCM - Mùng 4 Tết là ngày người dân bắt đầu đổ ra đường vui xuân đông hơn so với mấy ngày trước đó. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường đang bị ngập vì triều cường, khiến việc đi lại người dân bị ảnh hưởng.

Phải gọi đúng tên Thổ Châu là Thổ Châu

Hữu Nhân |

Kiên Giang – Chí ít cũng gần 200 năm chữ Chu được quy định trong “quốc huý” thành Châu nên phải viết, nói danh xưng Thổ Châu là Thổ Châu.

Người dân ngán ngẩm với món ăn nhiều đạm ngày Tết, rau xanh đắt hàng

MINH HÀ |

Với thời gian nghỉ lễ dài ngày, nhiều gia đình cũng đã "ngán ngẩm" với những món ăn nhiều đạm đặc thù của ngày Tết. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ rau xanh tăng cao, các sạp hàng rau được bày bán chiếm số lượng nhiều hơn và đắt khách hơn so với các hàng gà, thịt, cá...

20.11 và nỗi buồn của những giáo viên hợp đồng Sóc Sơn

Đức Thành - Huyên Nguyễn - Phương Anh |

Không còn vui mừng chào đón ngày 20.11 như mọi năm, nhiều thầy cô giáo dạy theo hợp đồng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội không khỏi tỏ ra chán chường, tư tưởng giằng xé, cảm xúc bế tắc. Nhiều thầy cô còn không dám đến dự lễ kỷ niệm tại trường bởi sợ đây là ngày 20.11 cuối cùng với nghề giáo viên.

Học sinh tặng giáo viên hoa dại, gạo nếp và mía nhân ngày 20.11

HÀN NGUYÊN |

Hoa dại, mía, gạo nếp… được nhiều học sinh người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đem đến trường tặng các giáo viên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Hà Tĩnh: Công đoàn tặng quà cho giáo viên khó khăn, xa nhà

TRẦN TUẤN |

Nhân kỉ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, một số đơn vị công đoàn Hà Tĩnh đã có những hoạt động chúc mừng, tặng quà cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, phải biệt phái xa nhà