Cân nhắc yếu tố lịch sử, văn hóa khi sắp xếp quận Hoàn Kiếm

Lan Nhi |

Hà Nội - Thông tin quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của thành phố thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đang khiến dư luận cả nước, đặc biệt người dân sinh sống ở Thủ đô Hà Nội quan tâm.

Không nên áp dụng tiêu chí máy móc

Sinh sống hàng chục năm trên phố cổ Hà Nội, ông Thủy (SN 1960, phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) - cho biết, nhiều người dân trên phố cổ đang rất quan tâm đến thông tin sẽ sắp xếp quận Hoàn Kiếm trong hai năm tới, nếu thành công, chủ trương này sẽ giúp tinh giản bộ máy, việc quản lý hành chính sẽ hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Thủy cho rằng, nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí diện tích và dân số để sáp nhập quận Hoàn Kiếm thì chưa phù hợp. Quận Hoàn Kiếm lâu nay được ví như "trái tim" của Thủ đô, chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa, là một trong những quận lịch sử của Hà Nội cần phải được bảo tồn.

"Không nên áp dụng chính sách một cách cứng nhắc, việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm là một bài toán khó vì nếu sắp xếp, sáp nhập không hợp lý sẽ không tinh giản được bộ máy hành chính mà còn gây rắc rối, phức tạp về thủ tục cho người dân, doanh nghiệp" - ông Thủy đề cập.

A
Quận Hoàn Kiếm chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, là một trong những quận lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Lan Nhi

Cho rằng nên cân nhắc vì đây là quận có đặc thù về vị trí địa lý, lịch sử của cả nước, bà Nguyễn Diệu Thúy - Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - thông tin, việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm cần được cân nhắc kỹ lưỡng, gìn giữ các yếu tố, địa giới hành chính đã đi vào tiềm thức của người dân Hà Nội như Hà Nội 36 phố phường cùng các di tích lịch sử, văn hóa liên quan.

Bà Diệu Thúy lưu ý, việc mở rộng hay sáp nhập quận Hoàn Kiếm sẽ tác động rất lớn đến đời sống, tâm lý của người dân, vì đa số người dân tại đây đều muốn giữ nguyên hiện trạng.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng

Trao đổi với PV Lao Động ngày 1.8.2023, bà Phí Thị Thơm (tổ trưởng tổ dân phố số 2, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đề cập, thông tin sẽ sáp nhập, sắp xếp quận Hoàn Kiếm đang khiến nhiều người dân sinh sống tại phố cổ lo lắng.

Bà Phí Thị Thơm cho rằng, việc sáp nhập sẽ khó khăn vì 4 quận nội đô lịch sử là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình đã gắn liền với người Hà Nội từ xưa đến nay cùng với 36 phố phường.

Điều bà Thơm băn khoăn, nếu sáp nhập quận Hoàn Kiếm thì sẽ sáp nhập vào quận nào, mang tên là gì để quận không mất đi ý nghĩa văn hóa, giá trị lịch sử.

Hơn nữa, dù có diện tích nhỏ nhưng mật độ dân số và hoạt động kinh tế tại quận Hoàn Kiếm rất đông đúc, sôi động, việc sáp nhập nếu không khéo, tính toán kỹ lưỡng cũng sẽ gây cồng kềnh, khó khăn trong công tác quản lý.

a
Dù có diện tích nhỏ nhưng mật độ dân số và hoạt động kinh tế tại quận Hoàn Kiếm rất đông đúc, sôi động. Ảnh: Lan Nhi

Không chỉ về mặt địa giới, theo bà Thơm, nhiều người dân trên phố Hàng Bông đều tỏ ra lo ngại các giấy tờ, thủ tục hành chính vừa hoàn thiện thì việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm sắp tới sẽ gây chồng chéo. Người dân sẽ phải mất thời gian, tiền đi sửa đổi thông tin bổ sung như sổ đỏ, căn cước công dân, giấy tờ liên quan cho con cái học hành, ổn định cuộc sống.

Trao đổi với Lao Động, một lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho hay, thông tin sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàn Kiếm mới chỉ là thông tin ban đầu, khi đối chiếu với các tiêu chí đơn vị hành chính phải sắp xếp giai đoạn 2023-2030.

Theo vị này, việc sắp xếp đơn vị hành chính quận phải xem xét, đánh giá rất cụ thể, từ các yếu tố dân số, diện tích, yếu tố đặc thù... Hiện quận cũng chưa có Đề án cụ thể, chi tiết liên quan tới việc sắp xếp này.

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000. Trong hai năm tới, các đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập.

Đối chiếu quy định này, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) dù đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên cũng thuộc diện phải sáp nhập.

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội với 18 phường, rộng 5,29 km2, dân số gần 156.000, đây là quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội, giáp quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và sông Hồng.

Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

"Sắp xếp quận Hoàn Kiếm" là thông tin ban đầu, còn cân nhắc yếu tố đặc thù

Vương Trần |

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), thông tin sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chỉ là thông tin ban đầu khi đối chiếu quy định. Hà Nội phải xây dựng phương án tổng thể, sau khi được duyệt mới triển khai từng bước cụ thể và còn cân nhắc nhiều yếu tố.

Lấy ý kiến người dân xã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sáp nhập, chia tách

Hoàng Quang |

Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 507/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13.7.2023. Trong đó, có quy định về thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Chốt phương án sáp nhập 33 huyện và 1.300 xã

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 12.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023–2030. Đáng chú ý, đến 2025 sẽ có 33 huyện và 1.300 xã buộc phải sáp nhập.

Huỳnh Trần Ý Nhi xếp bản thân nổi tiếng như vua Quang Trung và loạt hoa hậu sai kiến thức cơ bản

Chí Long |

Nhiều hoa hậu, người đẹp khiến công chúng phải lắc đầu ngán ngẩm khi trả lời sai kiến thức cơ bản trong các cuộc vấn đáp của mình.

"Không nên xem công việc lái xe ôm công nghệ là nghề ổn định, lâu dài"

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Các chuyên gia cho rằng không nên xem công việc lái xe ôm công nghệ là một nghề ổn định, lâu dài bởi nó chỉ như "phao cứu sinh" khi lao động chưa có tay nghề hoặc đang không biết làm gì.

Có thể phải cưỡng chế bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Đến thời điểm này nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã sắp hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng cao tốc Bắc - Nam. Tỉ lệ chưa bàn giao còn lại chỉ là phần nhỏ nhưng lại là vướng mắc khó, thậm chí phải cưỡng chế.

Bộ Xây dựng chuyển đơn tố cáo Phó Giám đốc Sở Xây dựng tới Chủ tịch Hà Nội

CAO NGUYÊN |

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, sau khi xem xét nội dung đơn thư, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chuyển đơn thư của công dân tố cáo ông Mạc Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tới Chủ tịch UBND TP Hà Nội để xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.

Tử Cấm Thành “miễn nhiễm” với lũ lụt nghiêm trọng ở Bắc Kinh

Ngọc Vân |

Khi thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hứng chịu mưa bão trong những ngày gần đây, Tử Cấm Thành không bị ngập lụt nhờ hệ thống thoát nước hoàn hảo.

"Sắp xếp quận Hoàn Kiếm" là thông tin ban đầu, còn cân nhắc yếu tố đặc thù

Vương Trần |

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), thông tin sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chỉ là thông tin ban đầu khi đối chiếu quy định. Hà Nội phải xây dựng phương án tổng thể, sau khi được duyệt mới triển khai từng bước cụ thể và còn cân nhắc nhiều yếu tố.

Lấy ý kiến người dân xã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sáp nhập, chia tách

Hoàng Quang |

Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 507/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13.7.2023. Trong đó, có quy định về thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Chốt phương án sáp nhập 33 huyện và 1.300 xã

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 12.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023–2030. Đáng chú ý, đến 2025 sẽ có 33 huyện và 1.300 xã buộc phải sáp nhập.