Kinh doanh ăn uống, rượu bia giảm mạnh:

Cần một đề án đánh giá tác động từ Nghị định 100

Cường Ngô - Khánh Vũ |

Tính đến hôm nay là tròn 50 ngày Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực. Đây cũng là thời điểm mà kinh doanh ăn uống lao đao do vắng khách, ngành sản xuất bia rượu thông báo sản lượng giảm sâu. Được cho là chịu tác động kép bởi hai yếu tố là Nghị định 100 và dịch COVID-19, nhưng đã có ý kiến cho rằng: Đã đến lúc cần một đề án đánh giá tác động Nghị định 100 để từ đó điều chỉnh nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới kinh doanh nhà hàng từ dịch COVID-19.

Tác động từ nhiều phía

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, nhiều cửa hàng bán bia rượu trên địa bàn TP.Hà Nội cùng chung cảnh hiu hắt, vắng vẻ. Bên cạnh đó, có không ít nhà hàng đóng cửa, chưa hẹn ngày mở lại.

Một chủ cửa hàng bia hơi trên phố Trần Thái Tông nhận định: “Càng kinh doanh càng lỗ, không ít nhà hàng, quán nhậu đã tạm đóng cửa chờ qua dịch COVID-19 sẽ mở cửa trở lại. Để cầm cự và duy trì hoạt động, nhiều chủ nhà hàng, hộ kinh doanh như chúng tôi sẵn sàng “tung chiêu”, chịu lỗ nhằm giữ chân thực khách. Nhưng thực tế, kinh doanh hàng quán nói chung đã gặp khó khăn từ khi Nghị định 100 có hiệu lực”. Cùng chia sẻ với phóng viên, nhiều chủ cửa hàng cho rằng họ không “đổ lỗi” cho Nghị định 100 nhưng với tình hình dịch bệnh như hiện nay mong rằng có điều chỉnh nào đó, dù nhỏ để khách hàng có thể tăng lên nhằm giảm thiệt hại trong kinh doanh.

“Có lẽ chúng tôi phải thích nghi nhưng khó quá” - ông Thành Hưng, chủ quán ăn ở khu vực Cầu Giấy - Hà Nội nói.

Cùng chung cảnh ngộ với các cửa hàng kinh doanh ăn uống, nhiều “ông lớn” trong ngành bia - rượu cũng mới công bố kết quả kinh doanh thấp hơn nhiều so với cùng kỳ và chính ngành sản xuất rất đặc thù này cũng chịu “tác động kép” ảnh hưởng tới sản lượng và doanh thu. Tuy nhiên, phải khẳng định Nghị định 100 đã có tác động rất tích cực và được người dân ủng hộ.

Anh Lộc Mậu Phong (45 tuổi, ở Vĩnh Phúc) làm lái xe đường dài chạy tuyến Vĩnh Phúc - Sơn La. Sau mỗi chuyến xe, anh cùng “hội nhậu” cũng là dân tài xế thường xuyên ngồi quán cóc gần nhà làm vài ly. Tuy nhiên, gần hai tháng nay, kể từ khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019 có hiệu lực, thói quen này có sự thay đổi nhỏ, “hội nhậu” của anh gặp mặt ít hơn hoặc nếu có uống cũng chủ động đi taxi về.

“Tôi làm nghề lái xe, nuôi sống cả gia đình, bây giờ mà vi phạm nồng độ cồn, bị treo bằng 24 tháng, chỉ có nước giải nghệ. Nếu có uống rượu, bia buổi tối cũng phải rén lại, uống chừng mực để hôm sau nồng độ cồn được chuyển hóa hết” - anh Phong nói.

Chị Nguyễn Ngọc Linh - làm nghề trồng hoa ở thôn Trung-Tây Tựu (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - phấn khởi nói: “Trước đây, chồng tôi tuần nào cũng có ít nhất một bữa nhậu, nhiều hôm lái xe về nhà trong trạng thái không tỉnh táo. Từ khi đọc trên báo, xem trên mạng thấy nhiều trường hợp chỉ uống 1-2 cốc bia mà bị phạt cả chục triệu đồng nên sợ rồi”.

Cần có đề án nghiên cứu đánh giá

Nhiều ý kiến cho rằng, những tác động của Nghị định 100 sau 50 ngày thực thi là rất rõ ràng, tạo hiệu ứng tốt. Song, thời gian ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 đi kèm là rất sát nhau. Bởi vậy đã đến lúc cần có một đề án để nghiên cứu tác động một cách sâu rộng luật và Nghị định 100 mới ban hành tới các lĩnh vực xã hội trong đó có đời sống, an ninh trật tự và cả kinh doanh trong đó đối tượng chịu ảnh hưởng là các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống và ngành sản xuất rượu bia.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, sau 1 thời gian thực hiện, Nghị định 100/2019 đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Trong đó, điểm đáng khen như tình trạng tai nạn giao thông giảm, hiện tượng tiêu cực bởi tệ nạn rượu bia mang lại giảm…

Tuy nhiên, ông lưu ý ba vấn đề, thứ nhất, ở Việt Nam có đến 80% phương tiện giao thông là phương tiện cá nhân, trong khi ở các nước tiên tiến, phương tiện giao thông công cộng chiếm tới 80% số phương tiện đi lại của người dân. Thứ hai là, cần có nghiên cứu, đánh giá kỹ có đúng là các vụ tai nạn giao thông là do việc uống rượu bia gây ra hay còn bởi các lý do khác như: Trình độ tay lái của chủ phương tiện, ý thức giao thông của người lái. Thứ ba là, ở các nước, quy định về nồng độ cồn khác nhau để đưa ra mức xử phạt tương ứng, Việt Nam cũng nên xem xét vấn đề này.

Theo quan điểm cá nhân, TS Ngô Trí Long cũng thẳng thắn cho rằng còn có một số vấn đề cần đánh giá lại để điều chỉnh. Cụ thể, ngành Du lịch, dịch vụ, kinh doanh nhà hàng và đặc biệt là ngành rượu bia đang bị ảnh hưởng rất lớn. “Cần phải có nghiên cứu, đánh giá tổng quát vấn đề liên quan đến tác động của Nghị định 100 trên nhiều mặt”- ông Long cho hay.

Không có mục tiêu nào khác là bảo vệ sự an toàn của người dân

“Pháp luật không cấm người dân sử dụng rượu, bia một cách hợp pháp. Pháp luật chỉ cấm không sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn không có mục tiêu nào khác là bảo vệ sự an toàn của chính người dân, trong đó có những người mà chúng ta yêu thương nhất. Cứ một người uống rượu, bia có trách nhiệm, ở mức độ cho phép là có thêm một người giảm được nguy cơ mắc các bệnh về rượu, bia; bớt đi nguy cơ các vụ ẩu đả, bạo lực gia đình do rượu, bia” - TS Trần Hữu Minh - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, thành viên Ban soạn thảo Nghị định khẳng định. C.Ngô - Kh.Vũ

Cường Ngô - Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Đừng quá sợ con virus Corona mà lơ là Nghị định 100

Lê Thanh Phong |

Cảnh sát giao thông kiên quyết kiểm tra, xử phạt, không du di,  không can thiệp, không tham nhũng vặt, thì chắc chắn tai nạn giao thông năm 2020 sẽ giảm đáng kể. Còn nếu lơ là, thì số người tử vong cao gấp nhiều lần so với dịch bệnh truyền nhiễm.

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Đặng Tiến - Cao Nguyên |

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, từ ngày 23.1 đến ngày 29.1.2020 (tức từ ngày 29 Tết đến ngày mùng 5 Tết), toàn quốc xảy ra 198 vụ tai nạn giao thông, làm chết 133 người và bị thương 174 người. So với 7 ngày Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí: Giảm 24 vụ (giảm 10,8%), giảm 7 người chết (giảm 5%) và giảm 38 người bị thương (giảm 17,9%).

Doanh số ngành bia giảm 25% sau Nghị định 100

Hương Nguyễn (lược dịch Bloomberg) |

Theo đánh giá Bloomberg, ngay sau khi Nghị định 100 có hiệu lực, doanh số bán bia tại Việt Nam giảm ít nhất 25%.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đừng quá sợ con virus Corona mà lơ là Nghị định 100

Lê Thanh Phong |

Cảnh sát giao thông kiên quyết kiểm tra, xử phạt, không du di,  không can thiệp, không tham nhũng vặt, thì chắc chắn tai nạn giao thông năm 2020 sẽ giảm đáng kể. Còn nếu lơ là, thì số người tử vong cao gấp nhiều lần so với dịch bệnh truyền nhiễm.

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Đặng Tiến - Cao Nguyên |

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, từ ngày 23.1 đến ngày 29.1.2020 (tức từ ngày 29 Tết đến ngày mùng 5 Tết), toàn quốc xảy ra 198 vụ tai nạn giao thông, làm chết 133 người và bị thương 174 người. So với 7 ngày Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí: Giảm 24 vụ (giảm 10,8%), giảm 7 người chết (giảm 5%) và giảm 38 người bị thương (giảm 17,9%).

Doanh số ngành bia giảm 25% sau Nghị định 100

Hương Nguyễn (lược dịch Bloomberg) |

Theo đánh giá Bloomberg, ngay sau khi Nghị định 100 có hiệu lực, doanh số bán bia tại Việt Nam giảm ít nhất 25%.