Cần hạn chế đưa trẻ bệnh nhẹ tới các bệnh viện lớn, tránh lây nhiễm bệnh từ bệnh viện

Kim Đồng |

Sáng 12.10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TPHCM tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, cần hạn chế đưa trẻ (trẻ bệnh nhẹ) tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm bệnh từ bệnh viện.

Theo đó, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017. Các bệnh truyền nhiễm khảo như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà… cũng ghi nhận số mắc giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiếu so với cảc nước trong khu vực.

Trẻ điều trị bệnh Chân tay miệng tại bệnh viện
Trẻ điều trị bệnh chân tay miệng tại bệnh viện.

Tuy vậy trong thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân mìệng và sởi tại một số địa bàn nơi có tập trung đông dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…

Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ấn bùng phát cục bộ.

Ngoài ra, hoạt động phòng, chống dịch bệnh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: việc giảm sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế…

Phát biểu tại “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận cảc trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERSCoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiếm soát tốt, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm.

Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại chiến dịch
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu.

Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi hộ gia đình cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy, vệ sinh dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông…, tích cực phối họp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phỏng dịch.

Theo các bác sĩ tại TPHCM, trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi…

Ngoài ra, cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Ghi nhận 336 ca mắc bệnh tay chân miệng ở Thanh Hóa

T.Thế (t/h) |

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 336 ca mắc bệnh tay chân miệng, chủ yếu là trẻ từ 2-4 tuổi.

Bệnh tay chân miệng chưa qua, bệnh sởi "ngấp nghé"

LH |

Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 63 tỉnh thành và chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, số ca mắc bệnh sởi cũng đang tăng dần. Nguy cơ bệnh chồng bệnh rất dễ xảy ra nếu người dân chủ quan với bệnh.

Bác sĩ "bày cách" đối phó với bệnh tay chân miệng

TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm |

Bộ Y tế nhận định, bệnh tay chân miệng kéo dài từ tháng 9 – 11, số ca mắc bệnh tiếp tục tăng nhưng không bùng phát như năm 2011. Bệnh tay chân miệng không diễn biến bất thường mà đều được dự báo.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Ghi nhận 336 ca mắc bệnh tay chân miệng ở Thanh Hóa

T.Thế (t/h) |

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 336 ca mắc bệnh tay chân miệng, chủ yếu là trẻ từ 2-4 tuổi.

Bệnh tay chân miệng chưa qua, bệnh sởi "ngấp nghé"

LH |

Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 63 tỉnh thành và chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, số ca mắc bệnh sởi cũng đang tăng dần. Nguy cơ bệnh chồng bệnh rất dễ xảy ra nếu người dân chủ quan với bệnh.

Bác sĩ "bày cách" đối phó với bệnh tay chân miệng

TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm |

Bộ Y tế nhận định, bệnh tay chân miệng kéo dài từ tháng 9 – 11, số ca mắc bệnh tiếp tục tăng nhưng không bùng phát như năm 2011. Bệnh tay chân miệng không diễn biến bất thường mà đều được dự báo.