Cán bộ dân số Tây Bắc kể chuyện chống dịch, chật vật trang trải cuộc sống

Bảo Nguyên |

Nhiều cán bộ dân số ở các tỉnh Tây Bắc đã bật khóc khi biết tin đồng nghiệp sẽ được tăng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% trong khi với họ vẫn giữ nguyên 30%. Cảm giác buồn tủi bao trùm bởi ở nơi vùng cao nghèo khó, với họ thêm một đồng cũng rất quý.

Đến khi có chế độ đãi ngộ thì mình bị bỏ rơi

Năm 2021, khi dịch COVID-19 bùng phát, ông bố đơn thân Nguyễn Quang Hiếu (SN 1991, cán bộ dân số Trung tâm Y tế TP Sơn La, tỉnh Sơn La) gửi con gái 3 tuổi nhờ bố chăm sóc để tham gia chống dịch.

“Cảnh gà trống nuôi con, phải đi dài ngày, em thương con gái lắm. Bố em còn bị bệnh tim. Thế nhưng khi ấy, chúng em không xông pha tuyến đầu thì rất sợ dịch bệnh sẽ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến cộng đồng”, Hiếu tâm sự.

Nguyễn Quang Hiếu cùng đồng nghiệp trong thời gian chống dịch.
Nguyễn Quang Hiếu cùng đồng nghiệp trong thời gian chống dịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lúc dịch bệnh được khống chế, Hiếu lại tiếp tục công việc của trung tâm y tế bao gồm khám chữa bệnh cho người cao tuổi, cấp phát thuốc, tiêm chủng mở rộng.

Khi Nghị định số 05/2023/NĐ-CP được áp dụng, đồng nghiệp của Hiếu là viên chức y tế được hưởng 100% phụ cấp ưu đãi, còn Hiếu chỉ được 30%. Lý do: Anh là viên chức dân số, không phải viên chức y tế!.

“Khi làm thì không có sự phân biệt, đến khi có chế độ đãi ngộ thì mình bị bỏ rơi”, Hiếu buồn rầu tâm sự.

“Bây giờ tôi mới biết mình không phải nhân viên y tế”

Đã công tác ở ngành dân số (sau này sáp nhập về Trung tâm Y tế TP Sơn La) 13 năm, chị Nguyễn Thị Thoa (SN 1972, Trạm Y tế phường Tô Hiệu) vẫn đang chật vật trang trải cuộc sống gia đình bằng mức lương 6,9 triệu/tháng.

Đợt cao điểm dịch, chị Thoa làm việc ở khu cách ly 28 ngày, được về nhà 3 ngày lại tiếp tục đi chống dịch 14 ngày. Nhiều hôm chị cùng đồng nghiệp đi lấy mẫu, truy vết, hướng dẫn F0 điều trị tại nhà từ sáng đến đêm. Khắp các bản làng nơi đâu cũng có dấu chân chị.

“Mình làm tất cả công việc như y tế từ tiêm chủng mở rộng, truyền thông y tế, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc… nhưng đến khi đồng nghiệp hưởng phụ cấp, mình mới biết không phải nhân viên y tế”, chị Thoa bật khóc.

th
th
Nhiều cán bộ dân số ở Tây Bắc chỉ biết rưng rưng khi tham gia chống dịch như cán bộ y tế, còn hưởng chế độ thì lại khác nhau. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nữ cán bộ lý giải, theo Nghị định 05, viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở được tăng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 40% đến 70% lên 100% trong 2 năm (2022 và 2023). Trong khi đó, viên chức y tế của trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã vẫn đang hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề 30%.

“Một đồng nghiệp của chúng tôi ở xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã gặp tai nạn giao thông dẫn đến tử vong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trực chốt COVID-19. Chúng tôi vẫn luôn động viên nhau phải cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thế nhưng Nghị định 05 ra đời đã bỏ rơi chúng tôi, coi chúng tôi chỉ là đối tượng huy động chống dịch”, chị Thoa nức nở.

“Chẳng được công nhận, chẳng bằng ai cả…”

Nhìn lại quãng thời gian chống dịch, chị Phạm Mỹ Linh (1983, Trạm Y tế thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) không hiểu sao mình và đồng nghiệp có thể làm được những điều phi thường đến vậy.

Đó là những ngày tháng làm việc xuyên trưa, thâu đêm. Cả Trạm Y tế có 4 người thì 2 người mắc COVID-19, 2 người còn lại “trực chiến”. Hồi đầu dịch COVID-19, do chưa phủ rộng tiêm vaccine nên từ mờ sáng, bà con đã xếp hàng ở Trạm Y tế lấy mẫu xét nghiệm.

Mỹ Linh
Chị Linh vừa tham gia chống dịch vừa "tiếp tế" cho đồng nghiệp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Có hôm đến 23h30, tay cầm bông lấy dịch hầu mà nhiều khi cứng đơ, không thể giơ tay lên được. Thậm chí khát khô miệng nhưng không dám uống nước vì sợ phải cởi trang phục bảo hộ đi vệ sinh vừa mất thời gian vừa tốn thêm bộ khác…”, chị Linh kể lại.

“Lúc làm việc thì không thấy ai thắc mắc cán bộ dân số xung phong lên tuyến đầu chống dịch, khi có chế độ ưu đãi thì họ mang chức năng nhiệm vụ dân số, coi chúng tôi như lực lượng tăng cường.

Từ khi biết tin mình không được tăng chế độ ưu đãi như đồng nghiệp, tôi thực sự buồn. Lúc nào cũng nghĩ có làm đến thế, đến nữa cũng chỉ thế thôi. Chẳng được công nhận, chẳng bằng ai cả…”, nữ cán bộ dân số rưng rưng.

Kiêm hàng loạt nhiệm vụ, phụ cấp không thay đổi

Nguyễn Văn Quyền (SN 1984 Trạm Y tế xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) buồn buồn tủi tủi khi hay tin Nghị định 05 được áp dụng và gạt cán bộ dân số như anh sang một bên.

Anh Quyền kể, trong thời gian công tác tại trạm y tế xã, ngoài công tác Dân số, anh còn kiêm thêm nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe; phụ trách chương trình phòng chống tai nạn thương tích; quản lý và theo dõi tử vong tại cộng đồng; phụ trách chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật; phụ trách phần mềm tiêm chủng COVID-19; phụ trách cấp phát thuốc bảo hiểm y tế khi cán bộ Dược vắng mặt hoặc nghỉ phép...

Cán bộ dân số tham gia chống dịch với vai trò như cán bộ y tế cơ sở. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cán bộ dân số tham gia chống dịch với vai trò như cán bộ y tế cơ sở. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thời điểm dịch lây lan, anh Quyền được trạm trưởng Trạm Y tế phân công vào đội xung kích của huyện Tân Uyên. Suốt nhiều tháng trời, anh mòn chân mỏi gối đi khắp bản làng lấy mẫu, truy vết, phun khử khuẩn môi trường, hỗ trợ tiêm phòng COVID-19...

Với khối lượng công việc khổng lồ nêu trên, mức lương hiện tại của anh Quyền sau 13 năm công tác là 5.837.000 đồng. Số tiền này sẽ không thay đổi sau khi Nghị định 05 được áp dụng, trong khi đó đồng nghiệp của anh cùng chung nhiệm vụ nhưng được hưởng 100% ưu đãi bởi họ chính danh là viên chức y tế.

Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Cán bộ dân số không được tăng phụ cấp: Trách nhiệm thuộc Bộ Y tế

Hoàng Lâm |

11.000 cán bộ dân số bị “bỏ rơi” khỏi một chính sách mang tính hỗ trợ, phụ cấp ưu đãi nghề cho thấy vai trò và trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc tham mưu và thực thi chính sách.

Chưa thể tháo gỡ bất cập chế độ phụ cấp nghề với cán bộ dân số

QUANG ĐẠI |

Bộ Y tế đã có văn bản trả lời kiến nghị của Sở Y tế Nghệ An và một số địa phương khác về hướng xử lý, tháo gỡ những bất cập trong chế độ phụ cấp ưu đãi cho cán bộ dân số theo Nghị định 05/2023. Tuy nhiên, bất cập vẫn chưa thể tháo gỡ.

Cán bộ dân số không được phụ cấp theo Nghị định 05, đồng nghiệp bất ngờ

Thùy Linh |

Cán bộ dân số không thuộc đối tượng được tăng phụ cấp lên mức 100% theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, những người đồng nghiệp của họ - các cán bộ y tế khác đều bất ngờ và cảm thấy vô lý. Vì ngày thường họ cùng nhau làm nhiệm vụ chuyên môn, trong thời điểm dịch COVID-19, họ cùng chiến đấu chung một chiến tuyến.

Bất ngờ với những quyết định cử cán bộ dân số tham gia chống dịch COVID-19

Thùy Linh |

Theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp 100% như các cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng. Thế nhưng, trong dịch COVID-19, cán bộ dân số đã làm tròn vai trò của các cán bộ y tế cơ sở.

Cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề quá thiệt thòi

Bảo Hân |

Theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề của viên chức y tế là 100%; viên chức dân số vẫn là 30%. Trước thực tế này, có ý kiến đề xuất mở rộng thời gian và đối tượng thụ hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05.

Cảnh báo bẫy lừa đảo việc làm thời vụ tại Hàn Quốc

LƯƠNG HẠNH |

Nhận được nhiều thông tin phản ánh của người lao động về việc bị môi giới lừa đảo đưa sang Hàn Quốc làm việc thời vụ, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có cảnh báo về tình trạng này.

Tuyển nữ Brazil bị loại ở World Cup 2023

TAM NGUYÊN |

Lần đầu tiên kể từ năm 1995, tuyển nữ Brazil rời World Cup ngay sau vòng bảng.

Xuất hiện khiếu nại ở gói thầu hệ thống chiếu sáng sân vận động Nha Trang

Hữu Long |

Liên quan tới gói thầu mua sắm và lắp đặt hệ thống chiếu sáng sân vận động 19/8 Nha Trang, chủ đầu tư đang bị nhà thầu tố cáo là chèn ép và có dấu hiệu thông thầu... Trong khi đó, chủ đầu tư giải thích rằng việc yêu cầu bổ sung hồ sơ mời thầu là phù hợp và có một hội đồng chấm thầu để giám sát.

Cán bộ dân số không được tăng phụ cấp: Trách nhiệm thuộc Bộ Y tế

Hoàng Lâm |

11.000 cán bộ dân số bị “bỏ rơi” khỏi một chính sách mang tính hỗ trợ, phụ cấp ưu đãi nghề cho thấy vai trò và trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc tham mưu và thực thi chính sách.

Chưa thể tháo gỡ bất cập chế độ phụ cấp nghề với cán bộ dân số

QUANG ĐẠI |

Bộ Y tế đã có văn bản trả lời kiến nghị của Sở Y tế Nghệ An và một số địa phương khác về hướng xử lý, tháo gỡ những bất cập trong chế độ phụ cấp ưu đãi cho cán bộ dân số theo Nghị định 05/2023. Tuy nhiên, bất cập vẫn chưa thể tháo gỡ.

Cán bộ dân số không được phụ cấp theo Nghị định 05, đồng nghiệp bất ngờ

Thùy Linh |

Cán bộ dân số không thuộc đối tượng được tăng phụ cấp lên mức 100% theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, những người đồng nghiệp của họ - các cán bộ y tế khác đều bất ngờ và cảm thấy vô lý. Vì ngày thường họ cùng nhau làm nhiệm vụ chuyên môn, trong thời điểm dịch COVID-19, họ cùng chiến đấu chung một chiến tuyến.

Bất ngờ với những quyết định cử cán bộ dân số tham gia chống dịch COVID-19

Thùy Linh |

Theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp 100% như các cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng. Thế nhưng, trong dịch COVID-19, cán bộ dân số đã làm tròn vai trò của các cán bộ y tế cơ sở.

Cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề quá thiệt thòi

Bảo Hân |

Theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề của viên chức y tế là 100%; viên chức dân số vẫn là 30%. Trước thực tế này, có ý kiến đề xuất mở rộng thời gian và đối tượng thụ hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05.