Cách nào giảm ùn tắc giao thông sau kỳ nghỉ lễ?

PHẠM ĐÔNG |

* Xây dựng văn hóa giao thông, giải pháp quan trọng kéo giảm ùn tắc.

10 năm qua, Hà Nội phải đối diện với một thực trạng đáng lo ngại là vấn nạn ùn tắc giao thông ngày càng diễn biến phức tạp. Để giải bài toán ùn tắc giao thông, Hà Nội phải giải quyết đồng bộ các vấn đề và bài bản như quy hoạch, bố trí dân cư hợp lý, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển phương tiện công cộng...

Sau nghỉ lễ, phố Hà Nội lại chật như nêm

Hết ngày nghỉ lễ 2.9, anh Lê Văn Hà, quê ở Vụ Bản, Nam Định trở lại Hà Nội bằng xe máy. Nhiều tuyến đường đã xảy ra ùn tắc từ rất sớm. Xe máy, ôtô chen nhau nhích từng cm. Với anh Hà, tắc đường trước và sau mỗi kỳ nghỉ lễ là việc thường lệ. Tuy nhiên, tình trạng gột ngạt, oi nồng bởi khói xe, bụi bặm khi phải len lỏi giữa rừng phương tiện ôtô, xe máy... là cảm giác không ai muốn nhưng vẫn phải trải qua mỗi ngày bởi vấn nạn ùn tắc giao thông ở Thủ đô.

Anh Trần Thế Hùng, quê ở Hà Nam chia sẻ: “Tôi tự lái xe đưa ra đình trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ. Đi đường Vành đai 3, chỉ có thể di chuyển với vận tốc 10km/giờ. Mặc dù đã chủ động về sớm nhưng không tránh khỏi ùn tắc”.

Có thể thấy, mỗi lần đến dịp nghỉ lễ, hàng trăm nghìn người và phương tiện cùng lúc đổ về các cửa ngõ, bến xe trên địa bàn Hà Nội khiến mật độ giao thông tăng cao kỷ lục. Các bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm… đông nghịt người. Đặc biệt, tại Vành đai 3, cầu Thanh Trì, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ... phải đến tận đêm muộn mới giảm nhiệt tình trạng ùn tắc.

Còn tại các tuyến đường từ cửa ngõ dẫn vào nội đô như: Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Thanh, Võ Chí Công... cũng chật như nêm, phương tiện “chen chân” nhích từng tí một.

Tình trạng ùn tắc giao thông ở Thủ đô bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đó là do gia tăng dân số kéo theo phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh, tập trung vào nội đô; diện tích dành cho giao thông còn thấp; ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân chưa tốt…

Làm gì để Hà Nội giảm ùn tắc?

Các chuyên gia cho rằng, trước tiên, Hà Nội cần di dời các cơ sở tập trung đông người ra khỏi trung tâm thành phố, nhằm phân bổ áp lực giao thông, kéo giảm ùn tắc giao thông. Hiện thành phố có khoảng 43 bệnh viện; 2.500 trường học từ bậc mầm non đến đại học; 338 chợ cóc, chợ tạm; 56.202 cơ quan; 135 khu cụm công nghiệp; 58.890 cơ sở kinh doanh có điều kiện. Rất nhiều trong số này đang nằm sâu trong lõi đô thị, là tác nhân gây ùn tắc giao thông cục bộ.

Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Đỗ Cao Phan nói: “Hà Nội đã đặt mục tiêu di dời một số cơ sở ra ngoại thành nhưng nhiều năm qua chưa triển khai được. Nếu không quyết liệt hoàn thành mục tiêu đó, ùn tắc giao thông sẽ còn kéo dài hơn nữa”.

Trong khi đó, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy phân tích, ùn tắc giao thông là hiện tượng đã lường trước được nhưng chưa có giải pháp nào tức thời để ứng phó hiệu quả. Lực lượng chức năng đã làm hết sức mình, nhiều người dân cũng chủ động lịch đi lại, nhưng vẫn không tránh được, nhiều thời điểm phải bó tay chịu trận.

“Trong khi chờ đợi các giải pháp căn cơ như phát triển hạ tầng, hạn chế xe cá nhân, nâng cao ý thức tham gia giao thông… cần có biện pháp tức thời cho những tình huống cụ thể” - ông Thủy nói.

Các chuyên gia cho rằng, với những kỳ nghỉ lễ dài ngày, Nhà nước nên có sự điều chỉnh, phân bổ hợp lý hơn. Ví dụ như việc chia lịch nghỉ cho các nhóm công nhân, cán bộ, viên chức, học sinh… có thể xem xét, sắp xếp lại. Trên thực tế, Hà Nội hiện có hàng triệu người lao động, học sinh, sinh viên, cán bộ là người ngoại tỉnh. Mỗi kỳ nghỉ lễ, có thể xem xét cho nhóm công nhân, nghỉ trước một ngày; nhóm cán bộ, viên chức, sinh viên cho nghỉ sau một ngày. Như vậy có thể giảm bớt số lượng người và phương tiện tập trung vào cùng thời điểm.

Cần có các biện pháp khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, chủ động lịch đi lại như giảm giá vé máy bay, tàu hỏa, xe khách liên tỉnh vào các khung giờ thấp điểm của kỳ nghỉ lễ, trước hoặc sau kỳ nghỉ lễ 1 - 2 ngày. Mặt khác, dịp nghỉ lễ tiếp tục tăng cường mạnh lực lượng cho CSGT, Thanh tra GTVT để vừa điều tiết vừa xử phạt nghiêm vi phạm gây hỗn loạn giao thông như lấn làn, vượt ẩu, dừng đỗ tuỳ tiện, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc, cửa ngõ thành phố lớn.

Thiếu tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội CSGT số 6 cho biết, trong những thời điểm tập trung quá đông phương tiện, một hành vi thiếu ý thức rất nhỏ thôi cũng có thể gây ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài. Nếu không xây dựng được văn hóa giao thông, ùn tắc giao thông sẽ còn kéo dài hơn nữa, trầm trọng hơn nữa. Trong khi đó, việc tổ chức giao thông chỉ là giải pháp trước mắt để chống ùn tắc. Về lâu dài, cần nhiều giải pháp kết hợp trong đó, quan trọng bậc nhất là đầu tư, mở rộng, nâng cấp hạ tầng giao thông.

Một giải pháp đáng chú ý là hạn chế phương tiện cá nhân, đặc biệt lượng xe máy đã xấp xỉ bằng số dân thường trú. Nếu tiếp tục tăng cao từng ngày như hiện nay, không một cơ sở hạ tầng nào có thể đáp ứng được áp lực do xe cá nhân mang lại.

Ngoài ra, theo thiếu tá Chiến, trong bối cảnh hiện nay, tăng cường tổ chức giao thông, xử phạt nghiêm vi phạm là một biện pháp vô cùng cần thiết và hữu hiệu. Đó vừa là chiến lược lâu dài, vừa là cứu cánh trước mắt cho mạng lưới giao thông còn nhiều bất cập của Hà Nội.

Về các giải pháp chống ùn tắc giao thông đang được triển khai, ông Nguyễn Đức Toàn, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông - Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông bố trí lực lượng phối hợp với lực lượng CSGT tổ chức chốt trực hướng dẫn phân luồng đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm, nút giao thông, khu vực các cổng trường học, bệnh viện nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nhất là tình trạng các phương tiện dừng đỗ trái quy định gây ùn tắc và mất an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn phân luồng giao thông.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội thông tin thêm, cơ quan này đã tham mưu cho thành phố, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có nhiều biện pháp thiết thực, hỗ trợ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giảm ùn tắc giao thông. Đặc biệt là việc di chuyển một số trường đại học, bệnh viện, các cơ sở sản xuất... ra ngoại thành. 

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Vẫn thông chỗ này lại tắc chỗ khác!

PHẠM ĐÔNG |

Việc giải quyết ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn loay hoay, chưa triệt để tận gốc. Bởi lẽ vừa xử lý được điểm ùn tắc này thì lại phát sinh các điểm ùn tắc khác. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra: Do gia tăng dân số, phương tiện giao thông; các dự án giao thông chậm tiến độ; ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông...

Ngán ngẩm qua 5 “điểm nóng” ùn tắc giao thông ở quận trung tâm TP Cần Thơ

Thành Nhân - Mai Hương |

Cần Thơ - 5 nút giao thông trọng điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trong nội ô quận Ninh Kiều, người dân mong rằng, cơ quan chức năng phải khẩn trương xử lý ùn tắc để việc đi lại thuận tiện hơn.

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Giảm xung đột, tháo gỡ “điểm nghẽn”

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, Hà Nội tổ chức lại giao thông hàng loạt nút giao, tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc. Tuy nhiên, ý thức của nhiều người khi tham gia giao thông còn kém dẫn tới ùn tắc không giảm. Để giải quyết thực trạng này, thành phố cần có những biện pháp giảm xung đột, từ đó tháo gỡ “điểm nghẽn” ùn tắc.

Hà Nội bố trí lực lượng tại 51 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông

Phạm Đông |

Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ bố trí lực lượng tại 51 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt trong các khung giờ cao điểm với tổng cộng 176 người/ca trực.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Vẫn thông chỗ này lại tắc chỗ khác!

PHẠM ĐÔNG |

Việc giải quyết ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn loay hoay, chưa triệt để tận gốc. Bởi lẽ vừa xử lý được điểm ùn tắc này thì lại phát sinh các điểm ùn tắc khác. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra: Do gia tăng dân số, phương tiện giao thông; các dự án giao thông chậm tiến độ; ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông...

Ngán ngẩm qua 5 “điểm nóng” ùn tắc giao thông ở quận trung tâm TP Cần Thơ

Thành Nhân - Mai Hương |

Cần Thơ - 5 nút giao thông trọng điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trong nội ô quận Ninh Kiều, người dân mong rằng, cơ quan chức năng phải khẩn trương xử lý ùn tắc để việc đi lại thuận tiện hơn.

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Giảm xung đột, tháo gỡ “điểm nghẽn”

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, Hà Nội tổ chức lại giao thông hàng loạt nút giao, tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc. Tuy nhiên, ý thức của nhiều người khi tham gia giao thông còn kém dẫn tới ùn tắc không giảm. Để giải quyết thực trạng này, thành phố cần có những biện pháp giảm xung đột, từ đó tháo gỡ “điểm nghẽn” ùn tắc.

Hà Nội bố trí lực lượng tại 51 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông

Phạm Đông |

Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ bố trí lực lượng tại 51 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt trong các khung giờ cao điểm với tổng cộng 176 người/ca trực.