Các tôn giáo chung tay trong phòng, chống và đẩy lùi đại dịch COVID-19

Phạm Đông |

Thời gian qua, các tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ngăn chặn, từng bước đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Gần 1.000 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia chống dịch

Sáng 20.8, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm ở TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh niềm Nam, Giáo hội Phật giáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hưởng ứng, phát động phong trào “Cởi áo ca sa khoác áo boluse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch”.

Từ phát động này, các tăng ni, phật tử tại nhiều địa phương, nhiều cơ sở Phật giáo trong cả nước liên tục có đơn đăng ký xung phong lên tuyến đầu phòng, chống dịch.

Trong đó phải kể đến việc Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã 2 lần tổ chức lễ xuất quân cho các vị tăng ni, phật tử cùng chức sắc, tu sĩ của Công giáo và đạo Tin Lành đăng ký là tình nguyện viên xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Cụ thể, tại Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu COVID-19 (214 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 10 (45 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 12 (40 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định....

Đến nay, cả nước đã có gần 1.000 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia tuyến đầu phòng dịch.

Tình nguyện viên là người tôn giáo tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.
Tình nguyện viên là người tôn giáo tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.

Cùng với đó, các Tòa Giám mục cũng quan tâm, kêu gọi các linh mục, tu sĩ và tín đồ phát huy tinh thần chia sẻ và chung tay tham gia các hoạt động thiện nguyện trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, ngày 22.7, gần 200 linh mục, tu sĩ đã tình nguyện lên đường vào các bệnh viện dã chiến -nơi điều trị bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 để chung tay góp sức với ngành y tế nơi tuyến đầu chống dịch và chăm sóc các bệnh nhân.

Tiếp sau đó, ngày 11.8, 70 tình nguyện viên là các chức sắc, tu sĩ, tín đồ Công giáo tham gia hỗ trợ công tác điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 12 (62 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định (8 người).

Lan tỏa yêu thương để đẩy lùi đại dịch

Để góp phần chia sẻ những khó khăn với các chiến sĩ, bệnh nhân đang ngày đêm chống dịch, thời gian qua qua nhiều chùa, cơ sở thờ tự thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đồng lòng hưởng ứng phong trào “Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch” với mong muốn nấu những bữa cơm mang tới phục vụ tới các bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly phòng, chống dịch COVID-19.

Theo thống kê, bình quân mỗi ngày có hàng chục nghìn xuất cơm do Ban Trị sự hoặc các chùa công đức tới các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tại TP.Hồ Chí Minh (chùa Vĩnh Nghiêm mỗi ngày phục vụ từ 10.000 đến 20.000 suất; chùa Tường Nguyên mỗi ngày chăm sóc hơn 20.000 suất ăn phục vụ các bệnh viện dã chiến,…).

Tăng ni, phật tử tham gia tiếp nhận, phân loại nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các điểm cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Bình Chánh. Ảnh: Thy Thơ
Tăng ni, phật tử tham gia tiếp nhận, phân loại nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân tại huyện Bình Chánh. Ảnh: Thy Thơ

Nhận thấy giá trị, hiệu quả của hoạt động này, ngày 1.8.2021, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có công văn số 192/HĐTS-VP1 gửi tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố; tăng, ni, phật tử các chùa, cơ sở tự viện đề nghị tích cực hơn nữa thực hiện và lan tỏa phong trào bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến khích các chùa, tự viện phát huy tinh thần “Hộ quốc an dân” tích cực phát tâm đăng ký, đề nghị chính quyền sở tại sử dụng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly thông qua phong trào “Dùng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phòng chống dịch COVID-19”. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền trong tín đồ, phật tử, cảnh giác với các thông tin giả, thông tin không chính xác, mê tín dị đoan về dịch bệnh...

Giáo hội Công giáo cũng đã có sáng kiến xây dựng mô hình “Siêu thị mini 0 đồng”. Mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả góp phần giảm tải những khó khăn cho đồng bào trong mùa dịch. Những nghĩa cử và hành động cao đẹp của các chức sắc Công giáo đã làm ấm lòng giáo dân, góp phần vận động giáo dân thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, ngành y tế về phòng, chống dịch.

Theo Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong buổi gặp gỡ với đại diện Tòa Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ tiến sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định: “Nếu không có lực lượng tình nguyện viên, cụ thể là các tu sĩ thì ngay cả giáo sư hay máy móc hiện đại thế nào cũng không thế hoạt động được”.

Bác sĩ nói thêm: “Một bác sĩ khám 5 bệnh nhân, có thể gánh thêm 10 bệnh nhân cũng được, nhưng thiếu lực lượng tình nguyện viên này là thua, bệnh viện không hoạt động được”.

Phật giáo tỉnh Long An tích cực vận động tăng, ni, phật tử đóng góp kinh phí, vật chất ủng hộ địa phương phòng, chống dịch.
Phật giáo tỉnh Long An tích cực vận động tăng, ni, phật tử đóng góp kinh phí, vật chất ủng hộ địa phương phòng, chống dịch.

Đáng chú ý, tính đến ngày 16.8.2021, các tôn giáo đã chung tay ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch lên tới hàng trăm tỉ đồng. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch hơn 150 tỉ đồng; Hội thánh Tin Lành Việt Nam quyên góp ủng hộ hơn 2 tỉ đồng; Phật giáo Hòa Hảo ủng hộ trên 34,4 tỉ đồng...

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, các tôn giáo đã, đang và sẽ có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Việt Nam hiện nay với 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, khoảng 27 triệu tín đồ, chiếm tỷ lệ gần 27% dân số cả nước, có thể khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Khuyến khích sinh hoạt tôn giáo theo hình thức online để phòng chống dịch

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ khuyến khích thực hiện các sinh hoạt tôn giáo theo hình thức online, trực tuyến; vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân khai báo y tế online trên tokhaiyte.vn và đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 với chính quyền, góp phần ngăn chặn dịch bệnh.

Hà Tĩnh chỉ đạo hạn chế hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chưa cấp thiết

TRẦN TUẤN |

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản hạn chế các hoạt động hội nghị, hội thảo, sự kiện thể thao, văn hóa, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chưa cấp thiết kể từ 0h ngày 2.6.

Tạm dừng mọi hoạt động tôn giáo tập trung đông người ở địa phương có dịch

THEO TTXVN |

Đối với các tỉnh, thành phố đã có các ca mắc COVID-19, hoặc nguy cơ cao lây lan trong cộng đồng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của chính quyền địa phương, tạm dừng mọi hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Khuyến khích sinh hoạt tôn giáo theo hình thức online để phòng chống dịch

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ khuyến khích thực hiện các sinh hoạt tôn giáo theo hình thức online, trực tuyến; vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân khai báo y tế online trên tokhaiyte.vn và đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 với chính quyền, góp phần ngăn chặn dịch bệnh.

Hà Tĩnh chỉ đạo hạn chế hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chưa cấp thiết

TRẦN TUẤN |

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản hạn chế các hoạt động hội nghị, hội thảo, sự kiện thể thao, văn hóa, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chưa cấp thiết kể từ 0h ngày 2.6.

Tạm dừng mọi hoạt động tôn giáo tập trung đông người ở địa phương có dịch

THEO TTXVN |

Đối với các tỉnh, thành phố đã có các ca mắc COVID-19, hoặc nguy cơ cao lây lan trong cộng đồng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của chính quyền địa phương, tạm dừng mọi hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người.