Các nhà khoa học nói về bãi cọc Bạch Đằng gần ngàn năm tuổi

Mai Chi |

Các nhà nghiên cứu đầu ngành đã khẳng định, bãi cọc tìm thấy tại Hải Phòng có niên đại gần ngàn năm tuổi, gắn với trận chiến Bạch Đằng và có ý nghĩa vô cùng to lớn

Sáng ngày 21.12, Thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ trong quần thể di tích Bạch Đằng Giang ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tham dự Hội nghị có GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử - khảo cổ - Dân tộc học, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia cùng hàng loạt các nhà khảo cổ học, sử học khác.

Đồng chủ trì buổi thảo luận khoa học là TS.Nguyễn Gia Đối – Quyền viện trưởng Viện khảo cổ học và Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, đã đặt vấn đề thảo luận tại 3 nhóm nội dung gồm: Các chứng cứ về bãi cọc cổ Bạch Đằng; Những di tích liên quan lịch sử nhà Trần chống quân Nguyên Mông và vấn đề bảo tồn, phát huy di tích khai quật được.

Tại buổi báo cáo, TS.Bùi Văn Hiếu – Phó giám đốc phụ trách Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học dưới nước, Viện Khảo cổ học - đã trình bày báo cáo kết quả khai quật di tịch bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.

Theo đó, ở 3 hố khai quật trên cánh đồng Cao Qùy, với diện tích gần 1.000 m2, đoàn khảo sát đã đào được 27 cọc gỗ lim cổ.

Theo Viện khảo cổ, dựa vào địa tầng của khu vực này có thể đoán định khu vực xuất lộ cọc là một bãi bồi ven sông, đã bị phủ lấp qua thời gian. Các cọc xuất lộ trong lớp bùn xám có thể được chôn/đóng xuống lớp bùn đen lẫn cát hoặc xuyên qua cả sinh thổ. Trên các cọc có “ngoạm” dùng để luồn dây kéo; đối với cọc to hơn thì “ngoạm” này dùng để gắn thanh gỗ làm bè để dễ dàng di chuyển. Kết quả xác định niên đại C14 của cọc gỗ 3 (hiện lưu giữ tại đình Làng Mai) cho thấy cọc này có niên đại 1.270 – 1.430 AD.

Bãi cọc Bạch Đằng được tìm thấy mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về chiến trận Bạch Đằng năm 1288 - ảnh HH
Bãi cọc Bạch Đằng được tìm thấy mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về chiến trận Bạch Đằng năm 1288 - ảnh HH
Từ các nhận xét trên, có thể thấy rằng các cọc được đóng/chôn trong khu vực bãi bồi ven sông, phân bố không thẳng hàng và thêm vào đó là kết quả xác định niên đại đã cho thấy các cọc gỗ có thể thuộc bãi cọc được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

TS. Lê Thị Liên – Trưởng phòng nghiên cứu dưới nước của Viện khảo cổ học, người trực tiếp tham gia đoàn khảo sát cho rằng: Chúng tôi đã nhiều lần tổ chức tìm kiếm, khảo sát nhưng không thấy cọc. Việc khai quật được bãi cọc lần này giúp các nhà nghiên cứu có được các hướng nghiên cứu mới về thế trận toàn dân, “thiên la địa võng” mà quân dân nhà Trần đã giăng ra để đánh thắng quân địch, nâng tầm chiến thắng Bạch Đằng lên một tầm mới.

GS.TS Vũ Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam - khẳng định: Việc phát hiện ra bãi cọc này có giá trị lớn để chúng ta nhìn rõ hơn, đúng đắn hơn, sát thực hơn về trận chiến Bạch Đằng năm 1288 – một chiến thắng rực rỡ của dân tộc và có ý nghĩ to lớn với cả thế giới. Việc phát hiện bãi cọc cũng khẳng định những nghiên cứu trước nay của giới sử học khảo cổ là có cơ sở. “Chúng tôi cho rằng, thời điểm diễn ra trận chiến Bạch Đằng, cha ông ta không cắm cọc qua sông Bạch Đằng vì độ sâu lớn, nên chỉ có thể cắm cọc ở hai bên, hoặc ở các lạch triều (sông nhánh) nhưng vẫn đủ độ sâu để thuyền chiến thời đó có thể đi qua, từ đó tìm cách dồn địch vào thế trận ta bày sẵn.

Do đó, trận chiến trải dài cả khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh đến Vạn Kiếp (Hải Dương), đây là chiến công của cả dân tộc, chứ không chỉ của xóm làng nào.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam - cho rằng, từ lúc phát hiện đến lúc công bố địa chỉ khai quật chỉ trong vòng 2 tháng là rất nhanh chóng. Chúng ta cũng phải thật sự nghiêm túc, không vội vàng, mà cần mở rộng việc khai quật thêm nữa. Lúc đó có thể tìm được cả một khu di tích cho chiến trận Bạch Đằng, và cần phải bảo tồn di tích, hiện vật một cách khoa học.

Các nhà khoa học đều cho rằng, việc phát hiện ra bãi cọc tại Thủy Nguyên, Hải Phòng là một phát hiện có ý nghĩa to lớn trong việc hình dung lại thế trận toàn dân, về nghệ thuật quân sự của quân dân nhà Trần thế kỷ XIII - ảnh HH
Các nhà khoa học đều cho rằng, việc phát hiện ra bãi cọc tại Thủy Nguyên, Hải Phòng là một phát hiện có ý nghĩa to lớn trong việc hình dung lại thế trận toàn dân, về nghệ thuật quân sự của quân dân nhà Trần thế kỷ XIII - ảnh HH
PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó chủ tịch Hội di sản Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện khảo cổ học - nhấn mạnh: Trận chiến Bạch Đằng là chiến trận toàn dân, chứng minh hào khí Đông A, giữ vững truyền thống yêu nước. Nếu nhìn từ góc độ di sản văn hóa, tinh thần Đông A là sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. “Hải Phòng có thể đầu tư để Bảo tàng thành phố trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách, làm cho mạch ngầm về hào khí Đông A tuôn chảy mãi” – PGS.TS Đặng văn Bài nói.

TS.Trần Đình Thành – Phó Cục trưởng cục Di sản Văn Hóa (Bộ VHTTDL) cho rằng phát hiện bãi cọc, dưới góc độ quản lý nhà nước, chúng tôi thấy lần đầu tiên phát hiện khảo cổ học được tổ chức rất nhanh. Từ di tích này, chiến trận Bạch Đằng dù được nói nhiều trong sử sách, nhưng phát hiện vật chất chưa nhiều. Việc phát hiện lần này cho thấy, cần có nghiên cứu tổng thể toàn bộ mối liên kết đối với trận đánh Bạch Đằng, nên ý nghĩa của bãi cọc này rất quan trọng. Chúng tôi cơ bản thống nhất với các nhà nghiên cứu, bãi cọc này gắn với trận thủy chiến Bạch Đằng là khá rõ ràng.

GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa quốc gia - nhận định: Việc 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông đã chứng minh tài năng quân sự của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn và quân dân nhà Trần, là tiền đề để đế chế Nguyên Mông tan rã sau đó. Một đế chế mở rộng được 30 triệu km2 từ Thái Bình Dương sang Địa Trung Hải đã phải dừng bước trước quân dân ta. Chiến thắng được nghiên cứu nhiều lần, đưa vào văn hóa, sách truyện, nhưng vị trí trận chiến chưa thực rõ. “Vì vậy, việc phát hiện bãi cọc tại xã Liên Khê có ý nghĩa hết sức to lớn, có lẽ rất nhiều nhận thức của ta về chiến trận Bạch Đằng phải thay đổi, mở ra hướng nghiên cứu mới. Căn cứ từ bãi cọc, có thể mở rộng tìm tàu thuyền, hiện vật ở những khu vực lân cận” – GT.TS Vũ Minh Giang nói.

Mai Chi
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện bãi cọc cổ Cao Quỳ: Vì sao cọc to hơn bên Quảng Yên?

Nguyễn Hùng |

Có quá nhiều những câu hỏi lý thú đang chờ các nhà nghiên cứu, lịch sử, khảo cổ học, giới chuyên môn giải đáp, trong đó có việc vì sao đều là cọc phục vụ trong trận đại thủy chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc mới được phát hiện ở Thủy Nguyên, Hải Phòng lại to hơn nhiều so với cọc được phát hiện trước đó ở Quảng Yên, Quảng Ninh?

Bãi cọc cổ Hải Phòng có thể thay đổi nhận thức về trận đánh Bạch Đằng

Mai Chi |

Với việc phát hiện bãi cọc cổ tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có thể làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Cận cảnh bãi cọc Bạch Đằng gần ngàn năm tuổi tại Hải Phòng

Mai Chi |

Bãi cọc cổ Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi được phát hiện tại cánh đồng Quỳ Cao, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Phát hiện bãi cọc cổ Cao Quỳ: Vì sao cọc to hơn bên Quảng Yên?

Nguyễn Hùng |

Có quá nhiều những câu hỏi lý thú đang chờ các nhà nghiên cứu, lịch sử, khảo cổ học, giới chuyên môn giải đáp, trong đó có việc vì sao đều là cọc phục vụ trong trận đại thủy chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc mới được phát hiện ở Thủy Nguyên, Hải Phòng lại to hơn nhiều so với cọc được phát hiện trước đó ở Quảng Yên, Quảng Ninh?

Bãi cọc cổ Hải Phòng có thể thay đổi nhận thức về trận đánh Bạch Đằng

Mai Chi |

Với việc phát hiện bãi cọc cổ tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có thể làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Cận cảnh bãi cọc Bạch Đằng gần ngàn năm tuổi tại Hải Phòng

Mai Chi |

Bãi cọc cổ Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi được phát hiện tại cánh đồng Quỳ Cao, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.