Các hình ảnh quân dân Thanh Hoá vì Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xuân Hùng |

Triển lãm "Thanh Hóa xưa và nay" nằm trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa dành một phần trang trọng cho những ký ức Điện Biên.

Theo Bảo tàng chiến thắng Điện Biên phủ, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp nhiều nhất cả về sức người và sức của. Đây là hậu phương lớn nhất chi viện cho chiến trường, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại năm 1954.

Để chuẩn bị tốt công tác hậu cần, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Cẩm Thủy và kho Lược (Thọ Xuân) để chuyển ra mặt trận.

Thời gian cao điểm, ngày 15.4.1954, Thanh Hóa được giao thêm nhiệm vụ trong vòng 20 ngày phải huy động thêm 2.000 tấn gạo, 147 tấn thực phẩm và muối cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Để có đủ số lương thực, thực phẩm Trung ương giao cho, nhân dân Thanh Hóa đã phải ăn ngô, khoai non, dành gạo cho chiến sỹ ngoài mặt trận. Đầu tháng 5.1954, thời điểm giáp hạt, không còn thóc gạo dự trữ sẵn trong điều kiện đòi hỏi cấp bách của chiến trường, tỉnh Thanh Hóa đã vận động bà con nhân dân ra đồng chọn lựa từng hạt thóc chín trước, nhanh chóng phơi khô để cung cấp ra mặt trận. Gần 5.000 tấn thóc được vận chuyển lên Điện Biên Phủ.

Tính chung trong toàn chiến dịch, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp 30% người trong độ tuổi lao động tham gia dân công với 27 triệu ngày công; hơn 3.500 xe đạp thồ, 1.126 chiếc thuyền, đặc biệt có cả 31 chiếc ôtô, 180 xe bò...

Thanh Hóa đã vận chuyển ra mặt trận Điện Biên với 9 nghìn tấn gạo chiếm 56% và 450 tấn cá khô, 2.000 con lợn, 1.300 con bò... chiếm 40% số thực phẩm sử dụng trong chiến dịch.

Một số hình ảnh quân và dân Thanh Hóa vì Điện Biên:

 
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định chủ trương kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953-1954) và mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Triển lãm Thanh Hóa xưa và nay.
 
Ngày 15.4.1954, đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt Tổng quân ủy Trung ương và Sở chỉ huy tiền phương của Liên khu ở Cẩm Thủy giao nhiệm vụ cho Thanh Hóa trong vòng 20 ngày phải huy động thêm 2.000 tấn gạo, 147 tấn thực phẩm và muối để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
 
Ông Cao Văn Tỵ, ở thị xã Thanh Hóa, chiến sĩ xe đạp thồ đạt thành tích 325kg/ chuyến tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ.
 
Xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, xã Định Liên, huyện Yên Định đạt thành tích 280kg/ chuyến tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ.
 
Đoàn dân công xe đạp thồ Thanh Hóa vận chuyển lương thực tiếp vận chiến dịch Thượng Lào, năm 1953.
 
Quân và dân Thanh Hóa bạt núi, mở đường lên Điện Biên.
 
Đoàn xe đạp thồ của dân công Thanh Hoá trên đường lên Điện Biên.
 
1.489 thuyền ván được huy động vận chuyển lương thực.
 
Bên cạnh là hàng nghìn thuyền nan.
 
Xe đạp thồ của ông Bùi Tín, dân công tỉnh Thanh Hóa dùng vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đạt trọng tải từ 80kg đến 213kg. Ông Tín được Chính phủ tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba.
 
Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, dân công thị xã Thanh Hóa đã chở được 345,5kg, đạt kỷ lục chở nặng nhất bằng xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
 
Việc kéo pháo bằng tay vượt qua bao dốc cao, vực sâu đã trở thành bản hùng ca của dân tộc. Chính trong lần kéo pháo ra, anh Tô Vĩnh Diện (SN 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn), Thanh Hóa đã hi sinh chèn mình cứu pháo tại dốc Chuối. Lúc đó là 2h30 ngày 01.02.1954, đồng đội trong đơn vị đã nghiêng mình vĩnh biệt người khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên cường.
 
Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ hai (ngày 13.6.1957), khi đánh giá về công lao của nhân dân Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.
 
Bia tưởng niệm các liệt sĩ phục vụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
 
Tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên phủ hôm nay có hàng trăm ngôi mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Rất nhiều người con Thanh Hóa đã ngã xuống nơi đây vì đất mẹ anh hùng.
 
Tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Điện Biên Phủ, danh sách các liệt sĩ Thanh Hóa dài tới 4 trang bia đá.
Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Cựu chiến binh bật khóc khi xem lại ký ức Điện Biên Phủ năm xưa

VƯƠNG TRẦN – PHẠM ĐÔNG |

Khi chứng kiến lại những hình ảnh, kỷ vật trong kháng chiến về chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) hào hùng của dân tộc, không ít cựu chiến binh đã nghẹn ngào xúc động.

Bài viết của Thủ tướng nhân dịp 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

|

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài viết nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2019). Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Những kỷ vật trong chiến thắng Điện Biên Phủ sống mãi với thời gian

Đông Phạm - Vương Trần |

Ngày 7.5.1954 là ngày  đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đó là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược, là mốc son chói lọi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, những kỷ vật trưng bày tại phòng chiến thắng Điện Biên Phủ đã kể lại chiến thắng vang dội trong lịch sử Việt Nam.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Cựu chiến binh bật khóc khi xem lại ký ức Điện Biên Phủ năm xưa

VƯƠNG TRẦN – PHẠM ĐÔNG |

Khi chứng kiến lại những hình ảnh, kỷ vật trong kháng chiến về chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) hào hùng của dân tộc, không ít cựu chiến binh đã nghẹn ngào xúc động.

Bài viết của Thủ tướng nhân dịp 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

|

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài viết nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2019). Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Những kỷ vật trong chiến thắng Điện Biên Phủ sống mãi với thời gian

Đông Phạm - Vương Trần |

Ngày 7.5.1954 là ngày  đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đó là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược, là mốc son chói lọi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, những kỷ vật trưng bày tại phòng chiến thắng Điện Biên Phủ đã kể lại chiến thắng vang dội trong lịch sử Việt Nam.