Các cơ sở thờ tự ở Hà Nội nơi mở cửa, chỗ vẫn "cửa đóng, then cài"

KIM ANH - ĐỨC ĐÔNG |

Sau nhiều ngày không có ca mắc COVID-19 mới tại Hà Nội, vừa qua lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã đồng ý để các quận, huyện, nếu đủ điều kiện có thể mở cửa các di tích, cơ sở tôn giáo trở lại từ ngày 8.3.

Theo ghi nhận của Lao Động, sáng 8.3, tại một số di tích, đền chùa ở Hà Nội một số nơi đã bắt đầu mở cửa trở lại, nhưng không ít nơi vẫn "cửa đóng, then cài". Các di tích, đền chùa mở đã chuẩn bị nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt để đảm bảo an toàn cho du khách trong ngày mở cửa trở lại.

Các di tích, đền chùa ở Hà Nội nơi mở cửa đón khách, nơi vẫn cửa đóng then cài. Ảnh: Kim Anh
Các di tích, đền chùa ở Hà Nội nơi mở cửa đón khách, nơi vẫn cửa đóng then cài. Ảnh: Kim Anh
Các di tích, đền chùa ở Hà Nội nơi mở cửa đón khách, nơi vẫn cửa đóng then cài. Ảnh: Kim Anh

Cụ thể, chùa Trấn Quốc (Tây Hồ), ngay từ sáng sớm, nhiều du khách đã đến để đi lễ sau một thời gian dài chùa ngừng hoạt động. Mọi người đều đảm bảo an toàn phòng dịch, đeo khẩu trang khi ra vào chùa.

Chùa Trấn Quốc lác đác người dân tới lễ bái.
Chùa Trấn Quốc lác đác người dân tới lễ bái.
Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ) lác đác có người dân tới lễ bái.

Tại phủ Tây Hồ (Tây Hồ) nơi thường được người dân tập trung tới lễ bái, cầu an cũng đã hoạt động và sẵn sàng đón khách thập phương. Ngay từ ngoài cổng ra vào ban quản lý đã bố trí sẵn nước rửa tay và khẩu trang phục vụ người dân.

Người dân tới lễ ở Phủ Tây Hồ đều nghiêm túc đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, loa phát thanh hoạt động liên tục để tuyên truyền, nhắc nhở người dân tới đây tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, do mới được mở cửa và không phải dịp Rằm và mùng 1 nên các cơ sở thờ tự ở Hà Nội lượng khách đến không đông.

Tấm biển nhắc nhở người dân thực hiện việc phòng dịch được phủ Tây Hồ bố trí ngay từ cửa ra vào.

Trao đổi với Lao Động, ông Trương Tiến Hồi - Trưởng Tiểu ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ cho biết ngay từ ngày hôm qua Phủ đã được phun khử trùng để đảm bảo việc đón khách. Bên cạnh đó, ban quản lý di tích cùng với UBND phường Quảng An cũng đã chuẩn bị những kịch bản chi tiết để đảm bảo an toàn cho người dân tới lễ viếng được an toàn nhất.

Người dân thực hiện việc đeo khẩu trang và sát khuẩn tay ngay từ cổng phủ Tây Hồ.

Trong khi đó, tại một số nơi như đền Voi Phục, đền Quán Thánh (Ba Đình), Văn Miếu Quốc Tử Giám (Đống Đa), chùa Hà (Cầu Giấy) vẫn chưa mở cửa trở lại. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi đến đây nhưng không được vào lễ bên trong.

Chùa Hà (Cầu Giấy) vẫn chưa mở cửa đón khách
Chùa Hà (Cầu Giấy) vẫn chưa mở cửa đón khách.

Bà Dương Mai Anh (45 tuổi, trú tại phường Văn Miếu, quận Đống Đa) chia sẻ, tối qua nghe thông tin trên truyền hình là thứ hai các di tích, đền chùa mở cửa trở lại nên bà đã tranh thủ đi từ sớm.

Người dân vẫn vái vọng tại cửa đền Quán Thánh (Ba Đình).
Người dân vẫn vái vọng tại cửa đền Quán Thánh (Ba Đình).
Người dân vẫn vái vọng tại cửa đền Quán Thánh (Ba Đình).

“Tuy nhiên, khi đến đền Quán Thánh thì cửa vẫn chưa mở nên tôi thành tâm đứng ngoài kính lễ vào. Hy vọng trong thời gian tới đền sẽ sớm mở cửa để phục vụ nhu cầu đi lễ của người dân”, bà Mai Anh cho hay.

Nhiều người dân tiếc nuối phải ra về.
Nhiều người dân tiếc nuối phải ra về.

Trước đó, các điểm di tích, đền chùa, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở thủ đô đóng cửa từ 0h ngày 16.2 để ngăn nguy cơ COVID-19 lây lan.

Nhiều tiểu thương ngán ngẩm khu nhiều khu di tích, đền chùa vẫn chưa mở cửa.

Từ ngày 2.3, Thành phố cho phép nhà hàng kinh doanh ăn, uống phục vụ trong nhà được mở cửa trở lại nhưng phải đảm bảo giãn cách một mét với khách, hoặc có tấm chắn giữa chỗ ngồi; khuyến khích bán hàng mang về.

KIM ANH - ĐỨC ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Ngày rằm tháng Giêng: Đền chùa lớn Hà Nội đóng cửa, người dân vái vọng ở xa

Hà Phương - Tùng Giang |

Hôm nay 26.2 (tức Rằm tháng Giêng âm lịch), người dân đứng vái vọng từ xa vì đền, chùa, phủ lớn tại Hà Nội đóng cửa phòng dịch COVID-19.

Du khách tiếc nuối khi các di tích "cửa đóng, then cài" do dịch COVID-19

Hương Mai |

Nhiều du khách đến các di tích tại Hà Nội đều cảm thấy tiếc nuối khi không được tham quan, chiêm bái trong những ngày đầu năm mới vì dịch COVID-19.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ngày rằm tháng Giêng: Đền chùa lớn Hà Nội đóng cửa, người dân vái vọng ở xa

Hà Phương - Tùng Giang |

Hôm nay 26.2 (tức Rằm tháng Giêng âm lịch), người dân đứng vái vọng từ xa vì đền, chùa, phủ lớn tại Hà Nội đóng cửa phòng dịch COVID-19.

Du khách tiếc nuối khi các di tích "cửa đóng, then cài" do dịch COVID-19

Hương Mai |

Nhiều du khách đến các di tích tại Hà Nội đều cảm thấy tiếc nuối khi không được tham quan, chiêm bái trong những ngày đầu năm mới vì dịch COVID-19.