Cà Mau: Sụt lún nhiều nơi, hơn 20.000 hộ dân lâm cảnh khốn đốn

NHẬT HỒ |

Hiện, trên 1.000 điểm sạt lở, nhiều tuyến đường bị chia cắt, giao thông thủy, bộ đều đi lại khó khăn. Trong khi đó, trên 20.000 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt, người dân lại còn lâm vào cảnh khốn đốn do khô hạn, mặn xâm nhập.

Sạt lở đến hồi nghiêm trọng

Tình trạng sụt lún và sạt lở đất hiện nay hầu như diễn ra tập trung ở vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, mức độ không thua kém so với hậu quả mà Elnino năm 2016 để lại.

Còn nhớ, mùa khô năm 2016 là nỗi ám ảnh khiến nhiều người không thể quên được. Tình trạng khô hạn và xâm mặn năm ấy đã khiến trên 52.000ha lúa ở Cà Mau bị thiệt hại, tỉnh phải chi trên 80 tỉ đồng để hỗ trợ cho nông dân; trên 52.400ha tôm nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến bị chết do nắng nóng và độ mặn tăng cao, ước tính thiệt hại trên 200 tỉ đồng.

Vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời đến tháng 10  năm 2019 đã  đồng loạt đóng các cống để ngăn mặn, nước hầu như chỉ còn dưới kênh mương. Trong khi đó vùng này người dân gần như không có diện tích hoang hoá, từ ruộng lúa, hoa màu cho đến vườn cây ăn trái. Để đảm bảo sản xuất hiệu quả, trong giai đoạn này, hộ nào cũng tranh thủ dùng máy bơm để trữ nước trên ruộng làm lúa, sản xuất hoa màu… trong khi lượng nước dưới các kênh mương không có bao nhiêu nên tốc độ khô hạn của các kênh diễn ra rất nhanh.

Ông Lê Thanh Huấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Cà Mau, cảnh báo: “Nếu tình trạng sản xuất như hiện nay kéo dài, không chỉ có hạn hán mới xảy ra sụt lún mà cả những năm bình thường cũng sẽ bị”. Ông Nguyễn Thanh Triều, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời than: “Sạt lở ngay trước mặt tiền nhà tôi không đi lại gì được. Nước dưới kênh đã cạn, muốn đi đổi nước ngọt về cũng khó khăn”.

Hiện nay, toàn địa bàn Cà Mau đã có trên 1.000 điểm đã xảy ra sụt lún, sạt lở. Hàng loạt những tuyến đường vùng ngọt hoá Trần Văn Thời đang trong tình trạng rạn nứt dọc dài và sâu. Theo dự báo, thời gian tới, nhất là khi mùa mưa bắt đầu, sạt lở đất ven kênh, rạch còn xảy ra nghiêm trọng hơn.

Sẽ khốc liệt hơn

Phân tích thêm nguy cơ sụt lún sẽ diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài hết tháng 4 như dự báo, ông Huấn chỉ rõ: Giai đoạn 2 là giai đoạn khi nền đường trở nên khô dữ dội, cùng với tác động của tải trọng xe sẽ làm mặt đường bị lún sụt tại chỗ, tạo ra gợn sóng và mặt đường bị rạn nứt. Tuy nhiên, theo ông Huấn, đáng lo ngại nhất là giai đoạn 3, tức là lúc mưa xuống. Khi mưa nhiều, đường không những bị trượt mà còn có hiện tượng lún rất sâu. Đây là giai đoạn phá hoại dữ dội nhất.

Thực tế và dự báo là vậy, nhưng để khắc phục được tình trạng sụt lún và sạt lở hiện nay và thời gian tới thì gần như là không thể. Bởi lẽ, nguyên nhân chính gây sạt lở hiện nay là do mất áp lực nước (do kênh rạch khô cạn). Do đó, giải pháp tốt nhất là cân bằng lại áp lực nước, tức phải cho nước vào các kênh mương. Mà thực tế điều kiện không có nguồn nước ngọt bổ sung như Cà Mau thì biện pháp này chỉ là lý thuyết. Còn việc tiến hành gia cố cừ để kè thì theo ông Huấn cũng không khả thi do khung trượt quá sâu, chiều dài của cừ không đảm bảo nên không có tác dụng. Đồng thời, hiện nay, để vận chuyển vật tư vào khắc phục là vô cùng khó do đường thuỷ hiện đã không còn hoạt động được. Do đó, trước mắt, tại những điểm sạt lở nhẹ, chính quyền địa phương và người dân sử dụng vật liệu tại chỗ để đảm bảo an toàn trong lưu thông cũng như căng dây, cắm biển cảnh báo…

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Ưu tiên dành nước các hồ chứa thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán

P.Nguyễn |

Theo số liệu cập nhật đến thời điểm hiện tại, tổng lượng nước đang tích trong các hồ thủy điện đến nay chỉ còn 6,22 tỉ m3. Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Hạn hán tại miền Trung, 138.800 hộ thiếu nước sinh hoạt

L.V |

Nắng nóng gay gắt và kéo dài gây hạn hán ảnh đã hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Dự báo khoảng 138.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Mưa ít hơn nhiều những năm trước, miền Trung đang hạn hán khốc liệt

M.M |

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên có lượng mưa thấp hơn từ 20 - 40%, hàng chục nghìn ha cây trồng có nguy cơ chết khô bởi lượng nước tại các hồ chứa thiếu hụt nghiêm trọng.

Ông Putin: Đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể

Thanh Hà |

Nga trở nên mạnh mẽ hơn sau khi sáp nhập Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh khi đọc thông điệp liên bang năm 2023.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Vụ dối trá trong kiểm soát giết mổ: Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý

Nhóm PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Dối trá trong kiểm soát giết mổ heo ở Long An", cơ quan chức năng tỉnh Long An đã vào cuộc kiểm tra và xử lý những vi phạm được báo phản ánh.

Con trai bà Nguyễn Phương Hằng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ

Tú Ly |

TPHCM - Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn (con ruột của bà Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn gửi cơ quan chức năng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.

Ưu tiên dành nước các hồ chứa thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán

P.Nguyễn |

Theo số liệu cập nhật đến thời điểm hiện tại, tổng lượng nước đang tích trong các hồ thủy điện đến nay chỉ còn 6,22 tỉ m3. Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Hạn hán tại miền Trung, 138.800 hộ thiếu nước sinh hoạt

L.V |

Nắng nóng gay gắt và kéo dài gây hạn hán ảnh đã hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Dự báo khoảng 138.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Mưa ít hơn nhiều những năm trước, miền Trung đang hạn hán khốc liệt

M.M |

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên có lượng mưa thấp hơn từ 20 - 40%, hàng chục nghìn ha cây trồng có nguy cơ chết khô bởi lượng nước tại các hồ chứa thiếu hụt nghiêm trọng.