Cà Mau: Sạt lở bủa vây, lúng túng khắc phục

NHẬT HỒ |

Mới bước vào mùa mưa, Cà Mau đối mặt với sạt lở khắp nơi. Sạt lở, sụp lún đất do khô hạn thời gian qua chưa được khắc phục, nay lại đón nhận thêm sạt lở mới khiến tỉnh này lúng túng trong cách khắp phục. Trong khi đó, người dân luôn lo sợ mỗi khi trời chuyển cơn mưa.

Phập phồng sạt lở bên dòng Tam Giang

Vào khoảng 1 giờ khuya ngày 11.7, tại ấp Mai Vinh (xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) xảy ra vụ sạt lở nhà dân (hộ ông Hồ Thắng Lợi, sinh năm 1965) với diện tích 189m2, ước tính thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

9h25 cùng ngày 11.7, tại ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông lại xảy ra 1 vụ sạt lở đất cạnh mép lộ nhựa (tuyến Hố Gùi) với diện tích chiều ngang 2m, chiều dài 10m, diện tích 20m2.

Những gì còn lại sau vụ sạt lở tại Tam Giang (ảnh Nhật Hồ)
Những gì còn lại sau vụ sạt lở tại Tam Giang (ảnh Nhật Hồ)

Tại dòng Tam Giang, trước đó vào ngày 5.7 cũng xảy ra sạt lở khiến 10 căn nhà của người dân trôi xuống sông. Trên 30 con người phải rơi vào cảnh mất nhà. Tổng tài sản thiệt hại lên đến gần 1 tỉ đồng.

Bà Hồ Thị Nhiên ngậm ngùi: “Gần 12 giờ đêm, đất kêu răng rắc, gia đình tôi mò mẫm dọn đồ ra ngoài. Chưa lấy hết vật dụng trong nhà thì căn nhà đã trôi ùm xuống sông mất hút”.

Trong khi đó, những tuyến đường sạt lở do khô hạn cách đây 2 tháng, nay cũng có dấu hiệu sạt lở nghiêm trọng. Ông Đào Quốc Vĩnh (khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời) cho biết: "So với những ngày đầu xuất hiện, tốc độ sụp lún hiện nay đã chậm lại. Tuy nhiên, nếu xảy ra mưa to, kéo dài trong nhiều ngày, nguy cơ sụp lún sẽ rất khó lường. Chúng tôi rất lo lắng cho tính mạng, tài sản của mình”.

Ông Trần Văn Tư cũng than thở: “Mùa mưa sụp lún, sạt lở đất đã đành, giờ mùa hạn cũng không tránh khỏi. Giao thông đường bộ bị tắc nghẽn, đầu ra các mặt hàng nông sản do nông dân làm ra khó khăn, giảm giá”.

Sạt lở bờ sông nỗi ám ảnh của người dân Cà Mau (ảnh Nhật Hồ)
Sạt lở bờ sông nỗi ám ảnh của người dân Cà Mau (ảnh Nhật Hồ)

Vụ sụp lún xảy ra đã gần 3 tháng, nhưng bà Nguyễn Thị Hoa vẫn chưa hết bàng hoàng: “Đang ở trong nhà chuẩn bị bữa cơm sáng thì nghe tiếng động lớn. Ra coi thì thấy con lộ nhựa ngang mặt tiền nhà tôi bị sụp, lún sâu tạo thành cái hố lớn như hố bom”.

Theo thống kê, hiện toàn huyện Trần Văn Thời có 1.278 vị trí sụp lún, sạt lở đất với tổng chiều dài 32.521m, trong đó tập trung nhiều tại các tuyến giao thông bằng bêtông với 689 vị trí. Ông Lê Phong - Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời - cho biết, qua khảo sát lập dự toán, tổng kinh phí khắc phục sụp lún, sạt lở đất đến thời điểm này trên 54,3 tỉ đồng. Trong đó, khắc phục sụp lún, sạt lở đường bê tông 39,2 tỉ đồng, khắc phục sụp, lún, sạt lở đất không có đường bê tông gần 15,1 tỉ đồng.

Thiếu vốn, khó khắc phục

Huyện Trần Văn Thời được tỉnh hỗ trợ khẩn cấp 15 tỉ đồng để xử lý sự cố sụp lún, sạt lở đất. Hiện đang vào mùa mưa, các tuyến kênh đã đầy nước, việc vận chuyển vật tư, phương tiện cơ giới thuận lợi hơn. Huyện đang rà soát, tiếp tục kiến nghị tỉnh hỗ trợ gần 40 tỉ đồng khắc phục sụp lún, sạt lở, khôi phục và lưu thông trở lại các tuyến huyết mạch giao thông liên hoàn trên địa bàn.

Sạt lở bờ biển tại Cà Mau vẫn chưa khắc phục xong (ảnh Nhật Hồ)
Sạt lở bờ biển tại Cà Mau vẫn chưa khắc phục xong (ảnh Nhật Hồ)

Ông Lê Phong cho biết: “Tình hình giờ căng quá. Đường sá hư hỏng nhiều mà chưa có kinh phí sửa chữa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Theo ông Phong, việc sửa chữa đường bị sụp lún tốn chi phí gấp nhiều lần so với làm mới. Với trên 32,5km đường sụp lún trên địa bàn, nguồn kinh phí sửa chữa vượt khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

Nhiều tuyến đường tại Cà Mau sụp lún do khô hạn vẫn chưa được khắc phục (ảnh Nhật Hồ)
Nhiều tuyến đường tại Cà Mau sụp lún do khô hạn vẫn chưa được khắc phục (ảnh Nhật Hồ)

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau, cho biết: “Tỉnh đang cần nguồn vốn để đầu tư khắc phục đê điều bị sạt lở. Ngoài ra các tuyến giao thông huyết mạch, giao thông liên huyện, cửa biển, cửa sông cũng đang có nguy cơ sạt lở rất cao. Thống kê cho thấy có đến trên 30.000 hộ gia đình có nguy cơ cần phải di dời”.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Hình thái thiên tai lũ quét, sạt lở đất gây tỉ lệ thương vong cao nhất

Khánh Vũ (ghi) |

Ngày 13.7.2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2020-2025 tại TP.Lào Cai.

Tuyến tàu cao tốc Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc chính thức hoạt động

NHẬT HỒ |

Ngày 7.7, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, tuyến tàu cao tốc Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Việc kết nối Cà Mau với đảo ngọc Phú Quốc, Kiên Giang là cơ hội phát triển du lịch thời kỳ sau giãn cách vì dịch COVID-19.

Đã tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích do mưa lớn, sạt lở đất ở Lai Châu

Phạm Đông - Thanh Huyền |

Lực lượng chức năng huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã tìm thấy nạn nhân bị nước lũ cuốn trôi vào chiều 4.7.

Đê Tam Hiệp ở Bến Tre bị sạt lở

Kỳ Quan |

Siêu đập Tam Hiệp bên Trung Quốc đang bị mưa lũ de dọa. Tại tỉnh Bến Tre cũng có con đập mang tên Tam Hiệp và cũng đang bị mưa lớn làm sạt lở, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân.

Cà Mau: Gặp khó khi chuyển đổi nghề cho ngư dân

NHẬT HỒ |

Hàng chục ngàn phương tiện khai thác thủy sản ngày đêm ra khơi khai thác thủy sản gần bờ. Họ bắt bất cứ thứ gì dính phải lưới rê, bát quái… Những kiểu đánh bắt hủy diệt này đã được cảnh báo từ lâu, nhưng xem ra để giải quyết không phải dễ.

Đầu tháng 7 ra mắt tuyến du lịch biển Cà Mau - Nam Du – Phú Quốc

NHẬT HỒ |

Tàu cao tốc Phú Quốc Express hai thân có sức chứa 300 người sẽ được hạ thủy chạy tuyến du lịch biển Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc chính thức hoạt động vào đầu tháng 7.2020. Trước đây muốn đi Phú Quốc, người dân Cà Mau phải đến Kiên Giang bằng đường bộ gần 100km.

Sông Cần Thơ lại tiếp tục sạt lở, người dân tính đường đi tìm nhà trọ

THÀNH NHÂN - NGUYỄN TRI |

Ngày 29.6, sông Cần Thơ (đoạn qua khu vực 5, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tiếp tục sạt lở nghiêm trọng khiến người dân bất an, lo lắng và phập phồng như ngồi trên “đống lửa”.

Sông Cần Thơ liên tục sạt lở, người dân phập phồng vừa ở vừa... run

Thành Nhân - Nguyễn Tri |

Rạng sáng ngày 26.6, một vụ sạt lở đã kéo 5 căn nhà đoạn gần chợ nổi Cái Răng đổ ụp xuống sông Cần Thơ. Thế nhưng, mặc tình trạng sạt lở, sụt lún đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường, dọc tuyến sông này vẫn còn rất nhiều hộ dân phải phập phồng sống trên miệng "hà bá" mà không còn cách nào khác.

Hình thái thiên tai lũ quét, sạt lở đất gây tỉ lệ thương vong cao nhất

Khánh Vũ (ghi) |

Ngày 13.7.2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2020-2025 tại TP.Lào Cai.

Tuyến tàu cao tốc Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc chính thức hoạt động

NHẬT HỒ |

Ngày 7.7, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, tuyến tàu cao tốc Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Việc kết nối Cà Mau với đảo ngọc Phú Quốc, Kiên Giang là cơ hội phát triển du lịch thời kỳ sau giãn cách vì dịch COVID-19.

Đã tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích do mưa lớn, sạt lở đất ở Lai Châu

Phạm Đông - Thanh Huyền |

Lực lượng chức năng huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã tìm thấy nạn nhân bị nước lũ cuốn trôi vào chiều 4.7.

Đê Tam Hiệp ở Bến Tre bị sạt lở

Kỳ Quan |

Siêu đập Tam Hiệp bên Trung Quốc đang bị mưa lũ de dọa. Tại tỉnh Bến Tre cũng có con đập mang tên Tam Hiệp và cũng đang bị mưa lớn làm sạt lở, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân.

Cà Mau: Gặp khó khi chuyển đổi nghề cho ngư dân

NHẬT HỒ |

Hàng chục ngàn phương tiện khai thác thủy sản ngày đêm ra khơi khai thác thủy sản gần bờ. Họ bắt bất cứ thứ gì dính phải lưới rê, bát quái… Những kiểu đánh bắt hủy diệt này đã được cảnh báo từ lâu, nhưng xem ra để giải quyết không phải dễ.

Đầu tháng 7 ra mắt tuyến du lịch biển Cà Mau - Nam Du – Phú Quốc

NHẬT HỒ |

Tàu cao tốc Phú Quốc Express hai thân có sức chứa 300 người sẽ được hạ thủy chạy tuyến du lịch biển Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc chính thức hoạt động vào đầu tháng 7.2020. Trước đây muốn đi Phú Quốc, người dân Cà Mau phải đến Kiên Giang bằng đường bộ gần 100km.

Sông Cần Thơ lại tiếp tục sạt lở, người dân tính đường đi tìm nhà trọ

THÀNH NHÂN - NGUYỄN TRI |

Ngày 29.6, sông Cần Thơ (đoạn qua khu vực 5, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tiếp tục sạt lở nghiêm trọng khiến người dân bất an, lo lắng và phập phồng như ngồi trên “đống lửa”.

Sông Cần Thơ liên tục sạt lở, người dân phập phồng vừa ở vừa... run

Thành Nhân - Nguyễn Tri |

Rạng sáng ngày 26.6, một vụ sạt lở đã kéo 5 căn nhà đoạn gần chợ nổi Cái Răng đổ ụp xuống sông Cần Thơ. Thế nhưng, mặc tình trạng sạt lở, sụt lún đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường, dọc tuyến sông này vẫn còn rất nhiều hộ dân phải phập phồng sống trên miệng "hà bá" mà không còn cách nào khác.