Cà Mau: Đường đê biển Tây lại tiếp tục sụp bất thường

NHẬT HỒ |

Một đoạn đường dài trên 90m bất ngờ sụp xuống có đoạn sâu đến gần 2m. Tiếp tục kéo dài hiện tượng sụp đường mùa khô hạn bất thường tại Cà Mau.

Vào sáng ngày 23.2, người dân ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau  trình báo tuyến đường đê biển Tây tiếp tục bị sụt lún làm hư hỏng lộ bê tông chiều dài 90m.

Trong đó, chiều dài 60m lộ bê tông bị sụt lún từ 1,2 – 1,8m, còn lại 30m lộ bị sụt lún từ 0,5m – 0,7m.

Nguyên nhân ban đầu được ngành chức năng xác định là do  mực nước trong kênh hạ xuống thấp, gây áp lực lên thân đê dẫn đến lộ bị sụt lún xuống.

Hiện trường sụp đất tại tuyến lộ đê biển Tây (Cà Mau) ngày 23.2 (ảnh Nhật Hồ)
Hiện trường sụp đất tại tuyến lộ đê biển Tây (Cà Mau) ngày 23.2 (ảnh Nhật Hồ)

Ngay sau khi xảy ra sụ việc, UBND xã Khánh Bình Tây đã triển khai rào chắn cảnh báo không cho người dân lưu thông; đồng thời báo cáo nhanh đến chủ đầu tư để khảo sát đánh giá mức độ thiệt hại và khắc phục sụt lún.

Trước đó, vào khoảng 2 giờ sáng ngày 18.2, cũng tại tuyến đê này đã xảy ra sụt lún nghiêm trọng. Khu vực sụt lún có chiều dài khoảng 120 mét. Trong đó, có khoảng 100 mét bị sụt lún hoàn hoàn mặt đê (đường bê tông rộng 5,5 mét và lề đất mỗi bên 1 mét), chiều sâu từ 1,8 - 2 mét.

Đoạn đường phòng hộ đê biển bị sụt lún nằm trong Dự án nâng cấp đê biển Tây của tỉnh, với tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng. Khu vực bị sụt lún thuộc đoạn Đá Bạc - Kênh Mới, có chiều dài khoảng hơn 4km. Đoạn đê này đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng vào tháng 4.2019 và còn trong thời gian bảo hành.

Trước hiện tượng sụp lún bất thường liên tục xảy ra, Cà Mau mời các nhà khoa học, các chuyên gia khảo sát và đưa ra những giải pháp để tỉnh này bớt thiệt hại vào ngày 24.2 tới.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.

Về nơi nông dân thoát nghèo dễ dàng dù ở tâm hạn mặn gay gắt

Kỳ Quan |

Những ngày cuối tháng 2 này, khi hạn mặn đang ở mức gay gắt, nước trên cù lao Tân Phú Đông đã cạn sát đáy kênh làm trơ ra lớp phèn vàng cháy, các ruộng sả vẫn xanh tươi bạt ngàn...

Tiền Giang: Lúa đông xuân đã qua được thời kỳ dễ thương tổn vì hạn mặn

Kỳ Quan |

Ngày 21.2, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã đi kiểm tra công tác chống hạn, mặn tại các huyện, thị phía Đông của tỉnh, những nơi từng chịu thiệt hại nặng nề mùa hạn mặn 2015 - 2016.

Khan hiếm nước ngọt ở nơi có tên “Nước Mặn”

Kỳ Quan |

Xã Long Hựu Tây (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) nằm giáp với cửa biển Soài Rạp, bị chia cắt với đất liền bằng dòng kênh có tên Nước Mặn. Mùa hạn mặn năm nay, người dân trên xã cù lao này càng thắm thía với cái tên “nước mặn”, nước ngọt trở thành thứ quý hiếm!

Đưa 5 dự án công trình phòng chống hạn mặn cho ĐBSCL

Phong Nguyễn |

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, hàng loạt giải pháp đã được đưa ra.

Cà Mau: Hơn 1.000 điểm sụp lún, trên 21km đường bị sạt lở vì khô hạn

NHẬT HỒ |

Do ảnh hưởng nắng nóng, khô hạn, hầu hết các dòng kênh đều kiệt nước khiến cho tình trạng lở đất, sụp lún hai bên bờ diễn ra nhiều nơi. Toàn tỉnh Cà Mau có đến trên 1.000 điểm sụp, lún đất. 

Tây Nguyên: Bắt đầu một mùa khô hạn nghiêm trọng

BẢO TRUNG |

Hiện, ở khu vực Tây Nguyên đã thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng, lưu lượng nước chảy trên các sông, suối ở một số tỉnh đang ở mức thấp ‘’báo động’’. Nếu không chủ động lên kế hoạch ứng phó, khu vực này sẽ lại phải đối mặt với một mùa khô với đầy những khó khăn…

Sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ vỡ đê biển Đông, Bạc Liêu khẩn cấp ứng phó

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 30m, ăn sâu vào chân đê, gây ra nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.

Về nơi nông dân thoát nghèo dễ dàng dù ở tâm hạn mặn gay gắt

Kỳ Quan |

Những ngày cuối tháng 2 này, khi hạn mặn đang ở mức gay gắt, nước trên cù lao Tân Phú Đông đã cạn sát đáy kênh làm trơ ra lớp phèn vàng cháy, các ruộng sả vẫn xanh tươi bạt ngàn...

Tiền Giang: Lúa đông xuân đã qua được thời kỳ dễ thương tổn vì hạn mặn

Kỳ Quan |

Ngày 21.2, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã đi kiểm tra công tác chống hạn, mặn tại các huyện, thị phía Đông của tỉnh, những nơi từng chịu thiệt hại nặng nề mùa hạn mặn 2015 - 2016.

Khan hiếm nước ngọt ở nơi có tên “Nước Mặn”

Kỳ Quan |

Xã Long Hựu Tây (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) nằm giáp với cửa biển Soài Rạp, bị chia cắt với đất liền bằng dòng kênh có tên Nước Mặn. Mùa hạn mặn năm nay, người dân trên xã cù lao này càng thắm thía với cái tên “nước mặn”, nước ngọt trở thành thứ quý hiếm!

Đưa 5 dự án công trình phòng chống hạn mặn cho ĐBSCL

Phong Nguyễn |

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, hàng loạt giải pháp đã được đưa ra.

Cà Mau: Hơn 1.000 điểm sụp lún, trên 21km đường bị sạt lở vì khô hạn

NHẬT HỒ |

Do ảnh hưởng nắng nóng, khô hạn, hầu hết các dòng kênh đều kiệt nước khiến cho tình trạng lở đất, sụp lún hai bên bờ diễn ra nhiều nơi. Toàn tỉnh Cà Mau có đến trên 1.000 điểm sụp, lún đất. 

Tây Nguyên: Bắt đầu một mùa khô hạn nghiêm trọng

BẢO TRUNG |

Hiện, ở khu vực Tây Nguyên đã thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng, lưu lượng nước chảy trên các sông, suối ở một số tỉnh đang ở mức thấp ‘’báo động’’. Nếu không chủ động lên kế hoạch ứng phó, khu vực này sẽ lại phải đối mặt với một mùa khô với đầy những khó khăn…