"Bợm nhậu" miền Tây: Phạt xe thì đi... xuồng

NHẬT HỒ |

Nghị định 100/2019 NĐ-CP quy định xử phạt hành vi có nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tuy vậy, tại nhiều vùng quê  ở Đồng bằng sông Cửu Long, chuyện nhậu vẫn chưa giảm và cấm lái xe thì "bợm nhậu" chuyển qua lái xuồng.

Ông Dang Ngọc, ngụ xã Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu nhận định: “Mấy nay quán nhậu ngoài thị trấn vắng hoe. Người ta sợ bị phạt lắm rồi. Chạy xe máy như tôi chỉ cần uống 1 chai bia thôi cũng phạt đến 7 triệu đồng, giam bằng lái 2 năm luôn...”.

Quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông có hiệu lực từ 1.1 gần như ai cũng biết. Từ thành thị đến thôn quê, bất cứ dân nhậu nào cũng biết đến chuyện này.

Ông Hoàng Thanh Bình, xã Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu tỏ ra chẳng sợ gì Nghị định 100. Ông Bình phân tích: “Thôn quê này, xe 4 bánh lâu lâu mới có chiếc. Giao thông có ai vô đây đâu mà sợ. Nói thiệt, dụng cụ đo nồng độ cồn chỉ trang bị đến cấp Đội. Các anh đi tuần ngoài thị trấn là hết thời gian, làm sao mà vào đến nông thôn này bắt đâu mà sợ”.

Thực tế, tại vùng nông thôn, nơi phương tiện di chuyển chỉ xe máy, chưa có đường ôtô, CSGT, Thanh tra giao thông vẫn chưa vươn bàn tay đến để... đo nồng độ cồn đối với “bợm nhậu”.

Bợm nhậu miền Tây ở vùng quê, biết nhưng chưa sợ (ảnh Nhật Hồ)
Bợm nhậu miền Tây ở vùng quê, biết nhưng chưa sợ. Ảnh Nhật Hồ

Tại vùng sông nước Cà Mau, ông Huỳnh Hoài Hãn cho rằng chế tài chưa phạt những người có nồng độ cồn điều khiển vỏ lãi (xuồng máy, ghe nhỏ). Chính vì vậy, các “bơm nhậu” vẫn có thể vô tư dùng phương tiện này tham gia giao thông mà chẳng hề hấn gì.

Trả lời báo chí ngày 7.1, ông Khuất Việt Hùng, Ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, trước mắt phải thực hiện nghiêm quy định. Lực lượng chức năng vẫn sẽ cố gắng cao nhất để xử phạt những hành vi vi phạm kể cả ở đô thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, phải trang bị tốt hơn thiết bị, phương tiện nghiệp vụ để công an, đặc biệt là cảnh sát giao thông đảm bảo bao phủ tối đa những không gian xảy ra vi phạm.

Dù vậy chuyện đem thiết bị đo nồng độ cồn đến tận vùng sâu, vùng xa là điều bất khả thi. Một CSGT Bạc Liêu nhận định: “Hiện nay, lực lượng CSGT trang bị dụng cụ đo nồng độ cồn chưa trang bị cho cấp xã. Chính vì vậy, việc kiểm tra xuống tận xã, nhất là xã vùng sâu, vùng xa là điều rất khó”.

Tại các tỉnh miền Tây việc ra quân của lực lượng làm nhiệm vụ đã sẵn sàng. Nhiều nơi ra quân nhưng cũng mới chỉ ở vùng đô thị.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Phạt nặng lái xe uống rượu bia: "Khách nhậu chạy đâu hết tiêu rồi"

Anh Tuấn |

Sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ ngày 1.1.2020, nhiều hàng quán ở Hà Nội trở nên đìu hiu vì giảm một lượng khách đáng kể.

Phạt nặng lái xe uống rượu bia: Quán nhậu Hà Nội "vắng như chùa bà Đanh"

Anh Tuấn |

Nhiều quán ăn, quán nhậu tại Hà Nội thời điểm này tình hình buôn bán ảm đạm vì lượng khách giảm rất mạnh.

Quán nhậu "tung chiêu" đưa khách về sau Nghị định xử phạt nồng độ cồn

Nhật Vũ |

Sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm nồng độ cồn được thực thi, nhiều quán nhậu đã không còn đông khách như trước. Trước vấn đề này nhiều chủ quán lên kế hoạch đưa đón khách đến quán nhậu để đảm bảo không mất khách và nguồn thu cho quán.

Nhiều quán nhậu chấp nhận trả tiền thuê xe cho khách ra về

đình trường |

Nhận trông xe qua đêm, chấp nhận chi trả một phần chi phí đi lại,... đó là những giải pháp mà một số quán nhà hàng, quán nhậu tại TPHCM đang áp dụng để thực khách có thể về nhà an toàn sau những cuộc vui trên bàn nhậu.

Lái xe uống rượu sẽ bị tước bằng 2 năm: Chủ quán nhậu tính kế giúp khách

Phạm Đông - Tùng Giang |

Từ 1.1.2020, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực. Luật nghiêm cấm việc "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Trước thời điểm luật được thực thi, phóng viên Lao Động ghi lại ý kiến của một số chủ quán nhậu về việc có hình thức gì giúp khách hàng ra về khi đã uống rượu bia.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Phạt nặng lái xe uống rượu bia: "Khách nhậu chạy đâu hết tiêu rồi"

Anh Tuấn |

Sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ ngày 1.1.2020, nhiều hàng quán ở Hà Nội trở nên đìu hiu vì giảm một lượng khách đáng kể.

Phạt nặng lái xe uống rượu bia: Quán nhậu Hà Nội "vắng như chùa bà Đanh"

Anh Tuấn |

Nhiều quán ăn, quán nhậu tại Hà Nội thời điểm này tình hình buôn bán ảm đạm vì lượng khách giảm rất mạnh.

Quán nhậu "tung chiêu" đưa khách về sau Nghị định xử phạt nồng độ cồn

Nhật Vũ |

Sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm nồng độ cồn được thực thi, nhiều quán nhậu đã không còn đông khách như trước. Trước vấn đề này nhiều chủ quán lên kế hoạch đưa đón khách đến quán nhậu để đảm bảo không mất khách và nguồn thu cho quán.

Nhiều quán nhậu chấp nhận trả tiền thuê xe cho khách ra về

đình trường |

Nhận trông xe qua đêm, chấp nhận chi trả một phần chi phí đi lại,... đó là những giải pháp mà một số quán nhà hàng, quán nhậu tại TPHCM đang áp dụng để thực khách có thể về nhà an toàn sau những cuộc vui trên bàn nhậu.

Lái xe uống rượu sẽ bị tước bằng 2 năm: Chủ quán nhậu tính kế giúp khách

Phạm Đông - Tùng Giang |

Từ 1.1.2020, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực. Luật nghiêm cấm việc "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Trước thời điểm luật được thực thi, phóng viên Lao Động ghi lại ý kiến của một số chủ quán nhậu về việc có hình thức gì giúp khách hàng ra về khi đã uống rượu bia.