“Bom đất” đe dọa tính mạng, dân làng dắt díu nhau về nơi ở mới

THANH TUẤN |

Nhiều năm qua, người dân ở các xã Tê Xăng, Tu Mơ Rông, Đăk Rơ Ông, huyện miền núi Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum phải nhiều lần dời nhà cửa, vì nỗi lo sạt lở núi mà họ ví là những quả “bom đất” đổ ập xuống bất cứ lúc nào, cướp đi tính mạng của dân làng.

Các xã như Tê Xăng, Tu Mơ Rông, Đăk Rơ Ông chủ yếu là người đồng bào Xê Đăng sinh sống, nhiều ngôi làng nằm chênh vênh trên núi cao hiểm trở. Những ngày này, người dân đang phụ giúp nhau di dời đồ đạc, nhà cửa về nơi tái định cư mới.

Người dân xã Tê Xăng sẽ dọn về nơi tái định cư mới, bằng phẳng hơn. Ảnh T.T
Người dân xã Tê Xăng sẽ dọn về nơi tái định cư mới, bằng phẳng hơn. Ảnh T.T

Khu tái định cư được chọn ở vị trí bằng phẳng, thuận tiện và đặc biệt là nền đất được san lấp chặt nhằm tránh tái diễn cảnh sạt lở. Tuy thế, trong tâm trí người làng vẫn còn mãi ám ảnh cảnh núi đồi sạt lở, dồn đuổi người già, trẻ nhỏ bỏ chạy tán loạn trong đêm. Đặc biệt ở ngôi làng Tu Thó, xã Tê Xăng, chính quyền phải phối hợp tổ chức dời làng đến 3 lần tới nơi ở mới, nhưng nơi nào cũng bị thiên tai đe dọa, cuốn trôi đất đai, làng mạc.

Anh A Pin – người dân xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông – cho biết: “Bà con muốn di chuyển về nơi an toàn để ổn định cuộc sống, để yên tâm trồng trọt trên nương rẫy. Thiên tai ngày càng khắc nghiệt, cứ đuổi dân làng từ nơi này đến nơi khác khiến ai cũng lo sợ. Mỗi lần di dân xuống nơi bằng phẳng, thấp hơn, nhưng đi lên nương rẫy thì xa hơn”.

Năm 2004, làng Tu Thó bị lũ núi vùi lấp, làm hư hại toàn bộ nhà cửa. Dân làng dắt díu nhau chạy lũ trong đêm lên nhà cộng đồng. Về khu tái định cư mới năm 2009, những quả đồi lại phát tiếng nổ lớn trong đêm, đất chảy vào tận nhà, dân làng lại mang theo nhu yếu phẩm chạy nạn. Năm 2019, làng Tu Thó ở trên khu tái định cư mới rộng rãi, khang trang nhưng lại bị tái diễn sạt lở đất, đất thụp thành hố sâu dưới nền nhà.

Những ngôi nhà nơi tái định cư khang trang, hy vọng không còn cảnh sạt lở. Ảnh T.T
Những ngôi nhà nơi tái định cư khang trang, hy vọng không còn cảnh sạt lở. Ảnh T.T

Trước tình trạng sạt lở đất liên tục đe dọa tính mạng người dân, đặc biệt trong mùa mưa bão, UBND tỉnh Kon Tum đã giao nhiệm vụ triển khai quy mô dự án tái định cư mới cho hàng trăm hộ dân ở 3 xã, với tổng số vốn đầu tư gần 70 tỉ đồng.

Ông Võ Trung Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông – cho biết, đến nay tại điểm làng Tu Thó, các hạng mục đã được xây dựng hoàn thành và có 112 hộ dân đã và đang làm nhà tại nơi ở mới. Những hộ còn lại hiện đang tiếp tục di dời đến.

Tại điểm tái định cư Kon Hia, điểm Tu Mơ Rông, các hạng mục công trình cũng đã được xây dựng hoàn thành và có 27 hộ dân đang làm nhà tại nơi ở mới và được chính quyền hỗ trợ kinh phí di dời, mua nhu yếu phẩm.

Dự án bố trí ổn định dân di cư tự do và sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tổng khối lượng công trình thực hiện đạt 92%. Huyện Tu Mơ Rông cũng kiến nghị lên UBND tỉnh Kon Tum hỗ trợ nguồn kinh phí để khắc phục các công trình hạ tầng bị hư hỏng do mưa lũ, nhằm ổn định sản xuất và cuộc sống của người dân.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Hạt gạo ngon nhất thế giới được trồng ở nơi trồng "bảo vật Quốc gia"

THANH TUẤN |

Nguồn đất và nước sạch ở vùng núi cao Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum sẽ phù hợp với giống lúa ST25 cho ra loại gạo ngon nhất thế giới. Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội “vàng” khi phối hợp với chính quyền địa phương đưa lên non cao thử nghiệm trồng loại giống lúa đặc biệt này.

Mở rộng vùng xanh Tây Nguyên, triển khai nhanh các dự án động lực

THANH TUẤN |

Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thực hiện các biện pháp chặt chẽ để khống chế dịch COVID-19, bảo vệ vùng xanh Tây Nguyên vừa thúc đẩy các dự án động lực để phát triển kinh tế- xã hội.

Người dân lại đu dây bay qua sông, vượt nước lũ dữ ở Kon Tum

THANH TUẤN |

Mặc dù có chủ trương thi công cây cầu khoảng 4 tỉ đồng bắc ngang sông phục vụ người dân nhưng thời gian dài, cầu dân sinh vẫn chưa hoàn thành. Nhiều người dân ở 2 xã Đăk Nông và Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã liều mình đu dây qua sông để đi lại và mưu sinh trên nương rẫy.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hạt gạo ngon nhất thế giới được trồng ở nơi trồng "bảo vật Quốc gia"

THANH TUẤN |

Nguồn đất và nước sạch ở vùng núi cao Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum sẽ phù hợp với giống lúa ST25 cho ra loại gạo ngon nhất thế giới. Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội “vàng” khi phối hợp với chính quyền địa phương đưa lên non cao thử nghiệm trồng loại giống lúa đặc biệt này.

Mở rộng vùng xanh Tây Nguyên, triển khai nhanh các dự án động lực

THANH TUẤN |

Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thực hiện các biện pháp chặt chẽ để khống chế dịch COVID-19, bảo vệ vùng xanh Tây Nguyên vừa thúc đẩy các dự án động lực để phát triển kinh tế- xã hội.

Người dân lại đu dây bay qua sông, vượt nước lũ dữ ở Kon Tum

THANH TUẤN |

Mặc dù có chủ trương thi công cây cầu khoảng 4 tỉ đồng bắc ngang sông phục vụ người dân nhưng thời gian dài, cầu dân sinh vẫn chưa hoàn thành. Nhiều người dân ở 2 xã Đăk Nông và Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã liều mình đu dây qua sông để đi lại và mưu sinh trên nương rẫy.