Từ vụ nâng khống giá máy xét nghiệm COVID - 19 để trục lợi tại CDC Hà Nội:

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương báo cáo khẩn để rà soát

Nhóm phóng viên |

Vụ việc nâng khống giá máy xét nghiệm để trục lợi tại CDC Hà Nội đã khiến dư luận bức xúc. Trong khi đó, tại một số tỉnh thành câu chuyện liên quan đến máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 lại cho một góc nhìn rất khác. Bộ Y tế đã liên tiếp ban hành 2 công văn, yêu cầu các địa phương báo cáo “khẩn” về việc mua sắm máy Real-time PCR tự động phục vụ xét nghiệm.

Hải Dương: Tận dụng máy cũ vẫn... chạy tốt! 

Ngày 26.4, trao đổi với Lao Động, ông Phạm Mạnh Cường - Giám đốc sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trong thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã không mua thiết bị xét nghiệm virus Sars-CoV-2 thế hệ mới mà vẫn tận dụng những máy xét nghiệm virus vốn có của địa phương. Hiện tỉnh đang sử dụng 4 máy xét nghiệm virus (dòng máy Realtime PCR, vốn dùng để xét nghiệm virus HIV, viêm gan A, viêm gan B…), trên cơ sở thiết bị có sẵn, chúng tôi chuyển giao công nghệ, tập huấn cho cán bộ để làm xét nghiệm virus Sars-CoV-2.

Theo ông Phạm Mạnh Cường, tuy kết quả xét nghiệm của những máy có sẵn của địa phương cho kết quả chính xác như những mẫu được gửi về Trung ương kiểm tra, nhưng công suất của những máy kiểu cũ kém hơn. “Trung bình, một máy mới có thể xét nghiệm được hàng nghìn mẫu mỗi ngày, nhưng 4 máy của chúng tôi, tận dụng tối đa thì mỗi ngày cũng chỉ xét nghiệm được từ 300 – 500 ca” – ông Cường nói.

Ông Cường cho biết thêm, 4 cơ sở y tế ở tỉnh Hải Dương có hệ thống xét nghiệm có thể tìm ra SARS-CoV-2 gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh và Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương. Từ đầu đợt dịch đến nay, tỉnh đã xét nghiệm được gần 3.000 mẫu xét nghiệm COVID-19. Trong thời gian tới, hệ thống xét nghiệm của Hải Dương vẫn đảm bảo xét nghiệm trung bình mỗi ngày từ 300 – 500 mẫu.

Tình trạng mỗi nơi một kiểu, một giá

Liên quan đến việc mua sắm hệ thống máy xét nghiệm virus Sars-CoV-2, chiều ngày 26.4, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình - thông tin, hiện, thiết bị xét nghiệm tự động vi rút Corona chủng mới được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Hệ thống thiết bị xét nghiệm mà Thái Bình mua hiện tại là hệ thống Cobas 4800, nhập khẩu từ Đức. Đây là hệ thống xét nghiệm tự động, không chỉ xét nghiệm được vi rút Corona chủng mới mà còn xét nghiệp được các loại virus khác như HIV, xét nghiệm ung thư sớm và các bệnh không lây nhiễm.

Thông tin về kinh phí đầu tư thiết bị, ông Nguyễn Quang Huy cho biết, theo kế hoạch, tỉnh Thái Bình dự kiến chi 7,3 tỉ đồng để mua máy xét nghiệm. Tuy nhiên, sau khi thẩm định giá, khảo sát chất lượng một số thiết bị đã được một số tỉnh, thành đưa vào sử dụng, Sở Y tế quyết định lựa chọn hệ thống Cobas 4800 và lựa chọn nhà thầu cung thiết bị với giá 6,4 tỉ đồng từ ngày 1.4, đến nay đã xét nghiệm được gần 3.000 mẫu, cho kết quả chính xác.

“Nhà thầu cung cấp hệ thống máy xét nghiệm tự động ủng hộ 10% giá trị gói thầu dưới hình thức trừ vào giá máy ban đầu (từ hơn 6,4 tỉ đồng, giảm xuống còn gần 5,8 tỉ đồng), đồng thời ủng hộ địa phương 1.300 test xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 trị giá khoảng 1 tỉ đồng” - vị lãnh đạo này cho biết. Hiện tại, tỉnh chưa thanh toán số tiền mua thiết bị cho đơn vị cung cấp do đang hoàn tất một số thủ tục liên quan.

Trong khi đó, tại Đà Nẵng, hệ thống Realtime PCR tự động đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng sử dụng xét nghiệm cho hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong thời gian qua có giá trên dưới 1,4 tỉ đồng. Đây là một con số hết sức bất ngờ nếu so sánh với những con số nhiều tỉ mà một số địa phương chi ra để mua hệ thống này. Ngay khi Đà Nẵng triển khai phòng chống dịch bệnh COVID-19, để có được phòng xét nghiệm cho CDC Đà Nẵng được Viện Pasteur Nha Trang thẩm định và được Bộ Y tế công nhận là nơi được phép xét nghiệm khẳng định các trường hợp mắc COVID-19, ngành Y tế thành phố đã đề xuất mua một hệ thống Realtime PCR tự động.

Dựa trên ý kiến của đơn vị sử dụng là CDC Đà Nẵng về nhu cầu sử dụng, giá cả… Sở Y tế đã rà soát và trình UBND thành phố chọn hệ thống Realtime PCR tự động thuộc một hãng của Mỹ, được sản xuất tại Malaysia. Đáng chú ý, dù ngay trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhưng Đà Nẵng đã khéo léo lựa chọn các đơn vị cung ứng nằm trong danh sách trúng thầu rộng rãi trước đó (trước khi có dịch) để liên hệ, đàm phán việc lựa chọn mua máy. Phía đơn vị cung ứng cũng đã có phản ứng nhất định, bởi giá cả trước và sau dịch có sự khác nhau, tuy nhiên vì ngành Y tế đã trình UBND thành phố mức giá trên, nên buộc nơi cung ứng phải hỗ trợ.

Tuy vậy, việc giá thành của hệ thống Realtime PCR tự động giữa các địa phương đang có sự chênh lệch, nhiều ý kiến cho rằng, tùy thuộc vào đơn vị sản xuất, nơi sản xuất, năm sản xuất, cấu hình, các phương án lựa chọn máy, thời điểm mua mà hệ thống Realtime PCR tự động sẽ có những giá thành khác nhau. Ngành Y tế Đà Nẵng cũng đã gửi báo cáo chi tiết về việc mua sắm trang thiết bị phục vụ xét nghiệm COVID-19 tại CDC Đà Nẵng cho Bộ Y tế.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn

Trước những vấn đề liên quan đến máy xét nghiệm làm “nóng” dư luận trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có liên tiếp 2 công văn gửi các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các Bộ, ngành và một số Bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.

Tại Công văn số 2154/BYT-KH-TC ngày 17.4, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống đã mua từ ngày 1.1.2019 đến nay bằng tất cả các nguồn tiền của đơn vị để phục vụ công tác xét nghiệm nói chung và xét nghiệm chẩn đoán SARS- CoV-2 nói riêng tại các đơn vị. Các đơn vị gửi khẩn báo cáo về Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Tiếp đó, tại Công văn số 2288/BYT-KH-TC ban hành ngày 24.4.2020 gửi các đơn vị trực thuộc Bộ (các Viện, Bệnh viện, Trường đại học và các Bệnh viện thuộc trường) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, Ngành và một số Bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thu thập bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo về kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống trên địa bàn về Bộ Y tế. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả các hợp đồng đã được ký kết từ ngày 1.3.2018 đến 29.2.2020 (2 năm).

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đặc biệt yêu cầu các địa phương phải chú ý báo cáo tường tận, hết sức cụ thể. Các tài liệu đề nghị photocopy, đóng dấu sao y bản chính và gửi kèm báo cáo về Bộ Y tế gồm: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu; hợp đồng mua bán giữa các bên, tài liệu về thông số, tính năng kỹ thuật của hệ thống; catalogue của thiết bị chính và các thiết bị thành phần của hệ thống, chụp ảnh của các thiết bị nêu trên. Báo cáo của các đơn vị đề nghị gửi khẩn về Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế trước ngày 28.4.2020.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh vụ ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc CDC Hà Nội bị khởi tố

Hạ Nguyên - Phương Anh |

Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc CDC Hà Nội cùng 6 đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam để làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Từ vụ giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố, bắt giam: Nhiều lỗ hổng trong mua sắm trang thiết bị y tế

minh bằng |

Ông Nguyễn Nhật Cảm cùng 6 đối tượng bị khởi tố, bắt giam để làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVI D-19 đã cho thấy quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, đặc biệt y tế chống dịch hiện nay còn nhiều lỗ hổng.

Giám đốc CDC Hà Nội gian lận thiết bị y tế sẽ bị xử lý ra sao?

Nhóm PV |

Bộ Công an vừa ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 7 đối tượng thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) và các đơn vị liên quan trong việc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi giữa đại dịch COVID-19... Vậy những đối tượng này sẽ bị xử lý ra sao?

Vì sao nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị tạm giữ?

Việt Dũng |

Ông Đỗ Hữu Ca - nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng vừa bị tạm giữ để làm rõ hành vi liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại thành phố này và Quảng Ninh.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Nhà bà Nữ lọt top xem nhiều nhất thế giới không cứu được cả thị trường phim 2023

DƯƠNG HƯƠNG |

Với 450 tỉ đồng, “Nhà bà Nữ" của Trấn Thành không chỉ lập kỷ lục phim Việt doanh thu cao nhất mọi thời đại mà còn nằm trong số những phim có doanh thu cao trên thế giới được sản xuất năm 2023.

Toàn cảnh vụ ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc CDC Hà Nội bị khởi tố

Hạ Nguyên - Phương Anh |

Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc CDC Hà Nội cùng 6 đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam để làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Từ vụ giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố, bắt giam: Nhiều lỗ hổng trong mua sắm trang thiết bị y tế

minh bằng |

Ông Nguyễn Nhật Cảm cùng 6 đối tượng bị khởi tố, bắt giam để làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVI D-19 đã cho thấy quy trình mua sắm trang thiết bị y tế, đặc biệt y tế chống dịch hiện nay còn nhiều lỗ hổng.

Giám đốc CDC Hà Nội gian lận thiết bị y tế sẽ bị xử lý ra sao?

Nhóm PV |

Bộ Công an vừa ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 7 đối tượng thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) và các đơn vị liên quan trong việc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi giữa đại dịch COVID-19... Vậy những đối tượng này sẽ bị xử lý ra sao?