Bộ Y tế nêu giải pháp giảm bất tiện khi xin giấy chuyển tuyến

Hà Quyên |

Phân luồng bệnh nhân, ứng dụng công nghệ thông tin, chữ ký điện tử, phân quyền ký giấy,... là những giải pháp sẽ được áp dụng sớm để giảm phiền toái cho người dân khi xin giấy chuyển tuyến.

Theo phản ánh của người dân, hiện nhiều trường hợp bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo như ung thư khi điều trị ở tuyến trên, có lịch hẹn tái khám. Nhưng khi đến lịch khám, họ buộc phải quay về tuyến dưới để xin giấy chuyển tuyến. Với thủ tục phiền hà, dù không có điều kiện kinh tế, nhiều người vẫn từ bỏ xin giấy chuyển tuyến, thậm chí bỏ tái khám gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Chiều 15.12, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, khẳng định với báo chí đúng là có tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có tình trạng này.

Về giải pháp, bà Trang cho hay, Bộ Y tế đã có Chỉ thị 25 ban hành năm 2020, trong đó, các cơ sở phải phân luồng hẹn tái khám. Đồng thời cũng có các bộ phận thường xuyên đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh phân luồng hẹn tái khám để không có quá nhiều bệnh nhân dồn ứ trong cùng một thời điểm gây kéo dài thời gian chờ đợi.

Bên cạnh đó, một trong những giải pháp quan trọng theo bà Trang là Bộ Y tế đang nghiên cứu để có những thủ tục đơn giản hơn trong quá trình cấp giấy chuyển tuyến. “Thay vì lãnh đạo ký thì có thể phân cấp cho các khoa phòng để người dân không phải chờ đợi” – bà Trang nêu giải pháp.

“Hiện nghị định 75 vừa ban hành cũng đã có quy định liên quan giấy hẹn tái khám, trong đó có các giải pháp như nếu người bệnh không thể quay lại trong vòng 10 ngày, có thể liên hệ cơ sở khám để có giấy hẹn khác để không phải chờ đợi” – bà Trang nói thêm.

Ngoài ra, sắp tới, Bộ Y tế sẽ ứng dụng công nghệ truyền thông và số hóa các giấy tờ như giấy chuyển tuyến, giấy ra viện và khám lại. Hiện đơn vị này đang xin ý kiến các cơ sở khám chữa bệnh và bảo hiểm xã hội.

“Sau đó, sẽ chạy thử 6 tháng. Sau thời gian 6 tháng chạy thử, Bộ Y tế sẽ có hiệu chỉnh và ban hành chính thức”- bà Trang thông tin.

Cuối cùng, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế cho hay, một giải pháp đang được nghiên cứu là thực hiện ký các giấy này bằng bản điện tử để nhanh hơn. Theo đó, lãnh đạo các khoa phòng có thể ký được dù ở đâu.

Hiện đang là thời điểm cuối năm, bà Trang cho hay, đối với các văn bản khám chữa bệnh như giấy chuyển tuyến, giấy khám lại, các cơ sở sẽ cấp luôn trong năm nay, chứ không phải chờ đến tháng 1.2024 mới ký.

Hà Quyên
TIN LIÊN QUAN

Lưu ý về giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023

Hà Lê |

Để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, Bảo hiểm Xã hội TPHCM vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh BHYT về việc thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Vậy khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 cần lưu ý gì về giấy chuyển tuyến?

Sắp tới, người dân sẽ sử dụng giấy chuyển tuyến như thế nào?

Hà Quyên |

Bộ Y tế đang xúc tiến phối hợp đơn vị chức năng của Bộ Công an để có thể áp dụng giấy chuyển tuyến, hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VneID.

Cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Hà Lê |

Chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện khi bệnh nhân có yêu cầu hoặc có lý do chuyên môn chính đáng. Người bệnh có thể được nhận mức hưởng BHYT tối đa như khi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Bên trong phòng môi giới đưa người đi nước ngoài lọc máu ngừa đột quỵ

NHÓM PV |

Nổi lên như một xu hướng sau COVID-19, lọc máu ngừa đột quỵ dù là dịch vụ không được cấp phép nhưng vẫn được nhiều cơ sở y tế quảng cáo rầm rộ và lách luật để thực hiện. Tiếp tục hành trình tìm hiểu về các gói tầm soát đột quỵ, việc môi giới đưa người đi nước ngoài lọc máu được PV ghi nhận.

Lập Zalo giả danh người thân, lừa đảo chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Công an Thừa Thiên Huế vừa bắt người phụ nữ lập Zalo giả danh người thân các bị hại lừa đảo chiếm đoạt 800 triệu đồng.

Món ăn tốn đĩa nhất Việt Nam lần đầu xuất hiện tại Hà Nội

Anh Đức |

Lần đầu có mặt tại Hà Nội, bánh ướt chồng đĩa thu hút rất nhiều thực khách không chỉ vì cách ăn độc đáo mà còn bởi hương vị khó quên.

Tại sao giới trẻ mạnh tay chi số tiền khủng để trữ đông trứng, tinh trùng?

Nhóm PV |

Tại sao nhiều bạn trẻ lại tìm đến dịch vụ trữ đông trứng và tinh trùng? Hiệu quả của việc này ra sao? Có khuyến cáo gì cho người muốn sử dụng dịch vụ này? Nhiều vấn đề xoay quanh từ khóa “trữ đông trứng, tinh trùng” sẽ được bàn luận và giải đáp trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 ngày hôm nay.

Top 3 sân vận động lớn nhất trung du miền núi phía Bắc, sức chứa vạn chỗ ngồi

Nguyễn Tùng |

Nhiều sân vận động lớn với quy mô hàng chục nghìn chỗ ngồi, tiêu chuẩn quốc tế đã và đang được xây dựng, trong đó dự án sân động Thái Nguyên mới được cho sẽ giữ top trong các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Lưu ý về giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023

Hà Lê |

Để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, Bảo hiểm Xã hội TPHCM vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh BHYT về việc thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Vậy khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 cần lưu ý gì về giấy chuyển tuyến?

Sắp tới, người dân sẽ sử dụng giấy chuyển tuyến như thế nào?

Hà Quyên |

Bộ Y tế đang xúc tiến phối hợp đơn vị chức năng của Bộ Công an để có thể áp dụng giấy chuyển tuyến, hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VneID.

Cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Hà Lê |

Chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện khi bệnh nhân có yêu cầu hoặc có lý do chuyên môn chính đáng. Người bệnh có thể được nhận mức hưởng BHYT tối đa như khi khám chữa bệnh đúng tuyến.