Bộ trưởng trăn trở khi cơ quan báo chí không có sự hỗ trợ nào

KHÁNH AN |

Lãnh đạo Cục Báo chí chia sẻ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) rất trăn trở khi các đơn vị báo chí sản xuất tin bài theo định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng không có sự hỗ trợ nào.

Một số quy định tính giá dịch vụ chưa thống nhất

Trong văn bản vừa gửi Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ khó khăn cho báo chí ở 5 nhóm vấn đề, Bộ TTTT cho hay Nghị định 60 có các quy định chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể về thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, Điểm a Khoản 2, Điều 5 quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).

Tuy nhiên, Điểm b Khoản 2, Điều 9 đã quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 2 (tự chủ kinh phí chi thường xuyên) cung cấp dịch vụ công thông qua đấu giá với giá chưa tính đủ chi phí khấu hao. Theo Bộ TTTT quy định này khó áp dụng trong thực tế khi lập dự toán về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 3 (tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên) được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí. Thế nhưng, vẫn chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào giá để có căn cứ thực hiện, nhất là chưa khả thi khi thực hiện theo phương thức đấu thầu.

Vì vậy, Bộ TTTT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công. Trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông (không phân biệt đơn vị có mức độ tự chủ khác nhau) để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, đề nghị làm rõ đơn vị Nhóm 4 (có nguồn thu sự nghiệp dưới 10%) có được đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ công không để thống nhất thực hiện.

Bộ TTTT cũng đề nghị bổ sung quy định phân loại rõ nguồn tài chính đơn vị được tự chủ. Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ tài chính đang quy định tại các Điều 11, 15 và 19 của Nghị định 60. Tuy nhiên chưa phân loại phù hợp theo tính chất về nguồn tài chính của đơn vị, chưa quy định nguồn tài chính được tự chủ trong việc khai thác và sử dụng, nguồn tài chính không tự chủ của đơn vị.

Bộ TTTT cũng đề nghị điều chỉnh quy định về quản lý nguồn tài chính thực hiện cải cách tiền lương. Các đơn vị sự nghiệp công lập là cơ quan báo chí có nguồn kinh phí cải cách tiền lương nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết, trong khi nguồn thu hoạt động sự nghiệp, quảng cáo, trao đổi bản quyền... giảm sút.

Đề nghị bổ sung vào Nghị định 60 hoặc văn bản hướng dẫn về nguyên tắc phân bổ, hạch toán chi phí cho các đơn vị sự nghiệp, cơ quan báo chí có nhiều hoạt động sử dụng ngân sách Nhà nước, nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ để thống nhất áp dụng; bổ sung hướng dẫn chi tiết việc xây dựng Đề án và tổ chức thực hiện trong hoạt động liên doanh, liên kết để các đơn vị sự nghiệp thực hiện (trong đó có cơ quan báo chí).

Đơn vị báo chí tự chủ hoàn toàn không nhận được hỗ trợ

Liên quan đến hoạt động của cơ quan báo chí, bà Đặng Thị Phương Thảo - Phó Cục Trưởng Cục Báo chí tại một sự kiện mới đây cho biết, trong khối báo chí có 39% đơn vị tự chủ hoàn toàn, 25% đơn vị ngân sách Nhà nước đảm bảo và 36% đơn vị tự chủ một phần.

Trong nhiều năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao. Ảnh: Cẩm Hà
Trong nhiều năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao. Ảnh: Cẩm Hà

Điều đáng nói, "39% đơn vị phải tự chủ hoàn toàn, không chút hỗ trợ nào về ngân sách, các đơn vị tự sản xuất nội dung, tự kinh doanh kinh tế báo chí để lấy kinh phí nuôi bộ máy nhân sự của mình là mâu thuẫn lớn" - bà Thảo nói.

Theo bà Thảo, Bộ trưởng Bộ TTTT rất trăn trở về vấn đề báo chí là công cụ của Đảng và Nhà nước, sản xuất tin bài theo định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng không có sự hỗ trợ nào. "Bộ trưởng cũng đang giao cho Cục Báo chí cùng các cơ quan chức năng xem xét để có những chính sách hỗ trợ đối với các cơ quan báo chí", bà Đặng Thị Phương Thảo thông tin.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

5 nhóm vấn đề lớn cần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động báo chí

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ khó khăn cho báo chí ở 5 nhóm vấn đề như cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.

Bộ TTTT có 4 mục tiêu làm lành mạnh, an toàn môi trường internet Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Thông qua sự kiện VNNIC Internet Conference 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các đơn vị liên quan hướng đến việc phát huy giá trị internet như là một trong những hạ tầng quan trọng nhất của nhân loại thúc đẩy phát triển dữ liệu số, công nghệ số và chuyển đổi số.

Báo chí là tai mắt, cầu nối trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Các cơ quan báo chí đã thể hiện rõ vai trò xung kích, đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của nhân dân; là tai mắt của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.

Tiếng nói sự thật của báo chí góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội

Lê Thanh Phong |

Trong một “rừng” thông tin và sự kiện, tìm kiếm, lựa chọn để đưa nhanh và chính xác một bản tin đòi hỏi kĩ năng, trí tuệ và cả đạo đức của người làm báo.

Đại tá Phạm Ngọc Phương giữ chức Trợ lý Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Vương Trần |

Đại tá Phạm Ngọc Phương - Vụ trưởng, Thư ký Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được bổ nhiệm giữ chức Trợ lý Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Lí do Ngoại ngữ không còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc

Vân Trang |

Từ kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc.

Lần thứ 3 xử phạt Công ty Truyền thông WPP do vi phạm quảng cáo

KHÁNH AN |

Mới đây, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (GroupM) do doanh nghiệp này vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Đây là lần thứ 3 Công ty WPP bị phạt trong năm.

Lời khai người giúp sức cho cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức tham ô 103 tỉ đồng

Anh Tú |

TPHCM - Chiều 29.11, TAND TPHCM bước vào phần xét hỏi các bị cáo trong vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức, TPHCM và các đơn vị liên quan.

5 nhóm vấn đề lớn cần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động báo chí

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ khó khăn cho báo chí ở 5 nhóm vấn đề như cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.

Bộ TTTT có 4 mục tiêu làm lành mạnh, an toàn môi trường internet Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Thông qua sự kiện VNNIC Internet Conference 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các đơn vị liên quan hướng đến việc phát huy giá trị internet như là một trong những hạ tầng quan trọng nhất của nhân loại thúc đẩy phát triển dữ liệu số, công nghệ số và chuyển đổi số.

Báo chí là tai mắt, cầu nối trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Các cơ quan báo chí đã thể hiện rõ vai trò xung kích, đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của nhân dân; là tai mắt của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.

Tiếng nói sự thật của báo chí góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội

Lê Thanh Phong |

Trong một “rừng” thông tin và sự kiện, tìm kiếm, lựa chọn để đưa nhanh và chính xác một bản tin đòi hỏi kĩ năng, trí tuệ và cả đạo đức của người làm báo.