Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân kể tên 7 loại văn bằng, chứng chỉ cần có khi bổ nhiệm

Nhóm PV Lao Động |

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, vấn đề chứng chỉ không chỉ gây phiền hà trong việc thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức, mà quy trình bổ nhiệm cán bộ hiện nay cũng đòi hỏi đến 7 chứng chỉ, bằng cấp, điều kiện liên quan.

Sẽ thành lập trung tâm kiểm định chất lượng công chức, viên chức

Trao đổi với Lao Động bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân kể tên 7 loại văn bằng, chứng chỉ khi tiến hành bổ nhiệm cán bộ hiện nay yêu cầu cần phải có.

"Một là bằng đại học, hai là lý luận chính trị, thứ ba là quản lý nhà nước, thứ tư là chứng chỉ bồi dưỡng chức danh, thứ năm là chứng chỉ tin học, thứ sáu là chứng ngoại ngữ, thứ bảy là chứng chỉ quốc phòng"- Bộ trưởng Bộ Nội vụ liệt kê.

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, việc quy định nhiều văn bằng, chứng chỉ gây phiền hà, thủ tục rườm rà, thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ sửa đổi quy định.

Về hướng sửa đổi, Bộ trưởng Tân cho biết, Bộ Nội vụ sẽ sửa theo hướng đơn giản thủ tục. Chẳng hạn, nếu tuyển dụng công chức, viên chức đầu vào thì sẽ có nhiều cách khác nhau, như có thể thi viết hoặc thi trên máy. Kiểm tra trình độ tin học và ngoại ngữ cũng đều trên máy, chứ không yêu cầu phải nộp kèm chứng chỉ trong hồ sơ.

“Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ, chúng ta sẽ thành lập hệ thống kiểm định chất lượng đầu vào thống nhất trong phạm vi cả nước, hoặc theo khu vực. Ví dụ sẽ kiểm tra về kiến thức chuyên môn, hay kiểm tra trình độ ngoại ngữ, tin học. Khi kiểm định thì sẽ làm trên máy tính.

Người đã nhận được chứng nhận đạt chất lượng đầu vào thì về địa phương chỉ cần phỏng vấn để phù hợp với từng vị trí việc làm, chứ không có việc thực hiện quy trình tuyển dụng hai lần.

Đây sẽ là cách sắp xếp quy trình thủ tục, phương pháp làm, thành lập một trung tâm để kiểm định chung cho cả khu vực, hoặc trung tâm kiểm định theo lĩnh vực cho từng ngành nghề” - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết.

 
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết sẽ sửa quy định về chứng chỉ theo yêu cầu của từng vị trí việc làm, chứ không cào bằng như hiện nay. Ảnh: TAN

Về việc thăng hạng, bổ nhiệm, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các loại văn bằng chứng chỉ khi thực hiện quy trình này sẽ yêu cầu theo từng vị trí việc làm cụ thể, chứ không cào bằng như hiện nay. Ví dụ như vị trí vụ trưởng, cục trưởng, thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế thì tiêu chuẩn về chứng chỉ ngoại ngữ là bắt buộc.

Từng bước bỏ việc thi, xét nâng ngạch

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, hiện Bộ đã phê duyệt về vị trí việc làm với công chức trong các cơ quan hành chính. Còn với hệ thống viên chức thì theo Nghị định 161, Chính phủ phân cấp cho bộ ngành địa phương phê duyệt đề án vị trí việc làm với từng nơi.

"Có điều chúng ta phải sắp xếp lại, khi tổ chức thay đổi, chức năng nhiệm vụ thay đổi thì chúng ta sắp xếp lại vị trí việc làm cho phù hợp.

Đợt này, chúng ta sẽ kết hợp với chính sách trả lương theo chế độ tiền lương mới để sắp xếp vị trí việc làm. Trước đây, việc miêu tả khung năng lực vị trí việc làm không rõ, không có vị trí tương đương, nên lần này sẽ xây dựng đề án vị trí việc làm chia làm 4 nhóm.

Nhóm một là người có chức danh lãnh đạo, quản lý. Nhóm 2 là chuyên môn nghiệp vụ. Nhóm 3 là chuyên môn nghiệp vụ dùng chung, có thể là thanh tra, văn phòng, tổ chức. Nhóm thứ 4 là nhóm phục vụ.

Chúng ta xây dựng lại theo các nhóm này để khi xây dựng thang bảng lương sẽ gọn hơn, để trả lương theo vị trí việc làm. Khi thực hiện việc này, chúng ta sẽ từng bước bỏ việc thi, xét nâng ngạch” - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Video: Phóng sự nhìn lại toàn cảnh vụ “Giấy phép con hành giáo viên, viên chức” do Báo Lao Động thực hiện.
Nhóm PV Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C để dẹp nạn dối trá bằng cấp

LÊ THANH PHONG |

Sau loạt bài phanh phui của Báo Lao Động về các loại chứng chỉ gian lận móc túi giáo viên, vụ việc được các đại biểu đưa ra chất vấn tại Quốc hội, và Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết: “Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức, viên chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa”.

Giáo viên bày tỏ gì sau cam kết của Bộ trưởng sửa quy định về chứng chỉ?

Nhóm phóng viên |

Sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết trước Quốc hội rằng sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để "không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa", nhiều viên chức, giáo viên tỏ ra vui mừng và gửi nhiều bình luận dưới các bài viết trên Laodong.vn.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Từ nỗi khổ giáo viên đến lời hứa Bộ trưởng

Nhóm Phóng Viên |

Sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng nhiều giáo viên vùng cao phải vay mượn tiền để đi thi chứng chỉ  Ngoại ngữ, Tin học kiểu gian lận nhằm hoàn thiện hồ sơ viên chức, thăng hạng, phóng viên Lao Động đã vào cuộc tìm hiểu và đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng này. Sau đó, tại phiên chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết: "Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa".

Không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ

NHÓM PV LAO ĐỘNG |

Dù Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, thừa nhận văn bằng chứng chỉ mang tính hình thức, nhưng theo các đại biểu Quốc hội, quan trọng nhất là sau này Bộ trưởng sẽ làm gì, như thế nào để giữ lời hứa: “Không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C để dẹp nạn dối trá bằng cấp

LÊ THANH PHONG |

Sau loạt bài phanh phui của Báo Lao Động về các loại chứng chỉ gian lận móc túi giáo viên, vụ việc được các đại biểu đưa ra chất vấn tại Quốc hội, và Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết: “Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức, viên chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa”.

Giáo viên bày tỏ gì sau cam kết của Bộ trưởng sửa quy định về chứng chỉ?

Nhóm phóng viên |

Sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết trước Quốc hội rằng sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để "không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa", nhiều viên chức, giáo viên tỏ ra vui mừng và gửi nhiều bình luận dưới các bài viết trên Laodong.vn.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Từ nỗi khổ giáo viên đến lời hứa Bộ trưởng

Nhóm Phóng Viên |

Sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng nhiều giáo viên vùng cao phải vay mượn tiền để đi thi chứng chỉ  Ngoại ngữ, Tin học kiểu gian lận nhằm hoàn thiện hồ sơ viên chức, thăng hạng, phóng viên Lao Động đã vào cuộc tìm hiểu và đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng này. Sau đó, tại phiên chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết: "Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa".

Không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ

NHÓM PV LAO ĐỘNG |

Dù Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, thừa nhận văn bằng chứng chỉ mang tính hình thức, nhưng theo các đại biểu Quốc hội, quan trọng nhất là sau này Bộ trưởng sẽ làm gì, như thế nào để giữ lời hứa: “Không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ”.