Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ chiến lược, tiến độ tiêm vaccine COVID-19

Đặng Chung |

Chiều 25.7, tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có bài phát biểu, làm rõ về thực trạng công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chiến lược vaccine, tiến độ tiêm chủng của nước ta.

Sẽ đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, gây ra những ảnh hưởng, tổn thất đến tính mạng, sức khỏe, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Làn sóng dịch bệnh với biến thể Delta hiện nay đã làm đảo lộn kết quả phòng chống dịch của tất cả các nước.

Tại Việt Nam, đợt dịch thứ tư đã bùng phát vào cuối tháng 4, tấn công vào khu kinh tế trọng điểm phía bắc và hiện nay là khu kinh tế trọng điểm phía nam. Dịch bệnh có thể kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu quan tâm. Ảnh: Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu quan tâm. Ảnh: Quốc hội

Theo Bộ trưởng, kế thừa kết quả phòng chống dịch trước đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị, mọi người dân với phương châm “chống dịch như chống giặc”.

Các địa phương đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch; chủ động thiết lập bệnh viện dã chiến kịp thời, siết chặt biện pháp phòng chống dịch tại các khu công nghiệp...

Đến thời điểm này, Bộ Y tế đã huy động gần 7000 nhân lực của địa phương và trung ương, chi viện cho TPHCM và các tỉnh miền Nam để chống dịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá, về cơ bản các địa phương đã sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh và có những tín hiệu tích cực.

Nhắc đến chiến lược vaccine, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, thực hiện kết luận chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ đầu năm 2020, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai chiến lược vaccine trên các lĩnh vực, vừa mua, vừa nhập khẩu vaccine, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước và tổ chức tiêm vaccine.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhắc đến các mốc thời gian cụ thể trong chiến lược vaccine.

Theo đó, thỏa thuận cung ứng vaccine đầu tiên được ký kết vào tháng 9.2020 từ Covax với 38,9 triệu liều; tháng 11, hợp đồng được ký với Astra Zeneca với 30 triệu liều; ngoài ra còn có các hợp đồng cam kết thỏa thuận được ký kết với Pfizer, với Nga và một số nước khác.

Nỗ lực tiếp cận và ngoại giao vaccine được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến thời điểm hiện nay chúng ta đã có các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng và nhận được nhiều nguồn viện trợ của Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Úc, Anh và các nước khác với số lượng trên 130 triệu liều; đang nỗ lực đàm phán ký kết trên 40 triệu liều để nâng tổng số lên 170 triệu liều vào năm 2021.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, riêng trong tháng 7 có khoảng hơn 12 triệu liều được chuyển cho các địa phương đang có dịch; các tỉnh, thành phố là đầu tàu kinh tế; các tỉnh khác để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.

Về chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế nêu ngắn gọn: “Chiến dịch tiêm chủng đã được khởi động và hiện đang đẩy nhanh tiến độ từ giờ đến cuối năm”.

Thúc đẩy sản xuất vaccine COVID-19 trong nước

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập, nuôi cấy vi rút mở đường cho nghiên cứu vaccine; là quốc gia đầu tiên trong Đông Nam Á, tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3.

Dự kiến đến tháng 8.2021, mũi tiêm thứ 2 sẽ hoàn thành cho các đối tượng nghiên cứu và sẽ thực hiện việc đăng ký theo quy định.

Về chuyển giao công nghệ, hiện nay có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.

Với Nga, hiện đã xong giai đoạn 1 gia công, đóng ống đã hoàn thành và đang được kiểm định chất lượng tại Nga. Trong tháng 8 sẽ được đóng ống tại Việt Nam, chuyển sang giai đoạn 2 chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay.

Hợp đồng với Mỹ chuyển giao công nghệ vaccine với công nghệ cao nhất sẽ tiến hành thử nghiệm vào tháng 8.2021; nhà máy sản xuất với quy mô đạt tới 100 triệu liều đã được triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022.

Gửi lời cảm ơn tới các địa biểu Quốc hội, cử tri cả nước, người đứng đầu ngành y tế cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến liên quan đến công tác phòng chống dịch, chiến lược vaccine, từ đó xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các chính sách, chiến lược trong phòng chống dịch bệnh.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội: Tỉ lệ tiêm vaccine còn thấp, người dân đang chờ đợi

Đặng Chung |

Đánh giá cao những nỗ lực trong việc phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế và các địa phương, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện tỉ lệ tiêm vaccine của chúng ta còn thấp. Đặc biệt, người dân vẫn đang phải chờ đợi và hy vọng vaccine sớm đến được với toàn dân.

Đề xuất cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm thuốc, vaccine COVID-19

Đặng Chung |

Chính phủ đề xuất có cơ chế đặc biệt, đặc cách trong cấp phép, mua sắm thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, đăng ký lưu hành, thử lâm sàng thuốc, vaccine COVID-19.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân tiêm vaccine COVID-19 chậm trễ ở Việt Nam

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Với tiến độ tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam hiện nay, các chuyên gia đánh giá và đề xuất như thế nào để đạt được mục tiêu tiêm chủng tạo miễn dịch cộng đồng. Báo Lao Động đã kết nối với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Khoa Y, Đại học New South Wales (Australia), Giám đốc Chương trình Nghiên cứu di truyền dịch tễ học và loãng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Đại biểu Quốc hội: Tỉ lệ tiêm vaccine còn thấp, người dân đang chờ đợi

Đặng Chung |

Đánh giá cao những nỗ lực trong việc phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế và các địa phương, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện tỉ lệ tiêm vaccine của chúng ta còn thấp. Đặc biệt, người dân vẫn đang phải chờ đợi và hy vọng vaccine sớm đến được với toàn dân.

Đề xuất cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm thuốc, vaccine COVID-19

Đặng Chung |

Chính phủ đề xuất có cơ chế đặc biệt, đặc cách trong cấp phép, mua sắm thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, đăng ký lưu hành, thử lâm sàng thuốc, vaccine COVID-19.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân tiêm vaccine COVID-19 chậm trễ ở Việt Nam

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Với tiến độ tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam hiện nay, các chuyên gia đánh giá và đề xuất như thế nào để đạt được mục tiêu tiêm chủng tạo miễn dịch cộng đồng. Báo Lao Động đã kết nối với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Khoa Y, Đại học New South Wales (Australia), Giám đốc Chương trình Nghiên cứu di truyền dịch tễ học và loãng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan.