Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong năm 2021

Thùy Linh |

Sáng 19.2, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì buổi giáo ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các địa phương về công tác chống dịch COVID-19.

Phòng chống COVID-19 là trọng tâm, là ưu tiên cấp bách cũng như lâu dài

GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết phải coi công tác phòng chống dịch là trọng tâm, là ưu tiên cấp bách cũng như lâu dài. Bởi dịch COVID-19 được dự đoán không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm cũng như hết năm 2021.

Bộ Chính trị yêu cầu tất cả cấp ủy tăng cường phòng chống dịch. Người đứng đầu cấp ủy phải chịu trách nhiệm trên địa bàn và chỉ đạo phòng chống dịch; chuẩn bị tất cả tình huống, kịch bản và không được chủ quan lơ là; vận dụng, sử dụng triệt để phương châm 4 tại chỗ để nếu dịch xảy ra phải có phương án sẵn sàng.

“Chúng ta đã có một cái Tết an lành với toàn bộ người dân trong cả nước, nhưng tại một số địa phương vẫn phải căng mình chống dịch. Với đợt dịch thứ 3 này, chúng tôi nhận định tương đối phức tạp bởi chủng virus biến đổi của Anh có tốc độ lây nhiễm cao hơn 70%, phát hiện nhiều ca nhiễm”, ông nói.

Ngoài ra, dịch xảy ra trong các khu công nghiệp và thời điểm Tết Nguyên đán khiến độ phức tạp càng cao hơn. Ổ dịch Hải Dương đến nay là 575 trường hợp, vượt vụ dịch ở Đà Nẵng. Số ca mắc trung bình trong ngày của Hải Dương cũng cao hơn. Chủng virus lần này tốc độ lây lan nhanh hơn.

Theo ông Long, Việt Nam đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp, 12/13 địa phương hiện nay cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Với Hải Dương, tới đây phải tăng cường hơn. Bộ Y tế đang tiếp tục cử các đoàn hỗ trợ cho địa phương này.

Cuộc họp sáng 19.2 ở Bộ Y tế. Ảnh: PV
Cuộc họp sáng 19.2 ở Bộ Y tế. Ảnh: PV

Còn tình trạng lây nhiễm chéo do quản lý chưa nghiêm

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Thứ nhất các địa phương không được chủ quan, lơ là, dịch có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào.

Về việc chuẩn bị tất cả phương án, kịch bản cho vùng có dịch, người đứng đầu Bộ Y tế lưu ý vấn đề về cách ly đối với F1. Trong trường hợp ít F1 như thế nào, nhiều thì sẽ ra sao, trong thời điểm cách ly đột ngột phải ứng xử ra sao. Các địa phương phải chuẩn bị tất cả cơ sở trước để thực hiện cách ly.

“Đơn cử như ở Đà Nẵng. Chúng tôi liên tục đưa yêu cầu cách ly F1. Hải Dương hiện nay cũng tương tự. Với các địa phương, đề nghị UBND kiểm tra toàn bộ trên địa bản cơ sở nào có thể cách ly, từ giám sát, điều hành, cung cấp nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khỏe. Đưa ra phương án cách ly một số lượng lớn người là việc địa phương phải chuẩn bị”, ông Long nói.

Ông cũng lưu ý việc cần phối hợp chặt chẽ với quân đội để điều hành cơ sở cách ly. Hiện còn tình trạng lây nhiễm chéo xảy ra do quản lý chưa nghiêm. Ông Long cho biết Bộ Y tế đã liên tiếp hướng dẫn, có bài học kinh nghiệm là làm thế nào để quản lý từng hộ dân để khi xảy ra ổ dịch trên địa bàn, biết được người đi người đến, giãn cách xã hội cũng thực hiện nghiệm.

“Việc thực hiện giãn cách đã rất tốt, nhưng phải nghiêm hơn, việc xảy ra lây nhiễm trong khu vực phong tỏa vẫn có”, Bộ trưởng nói.

Nếu xét nghiệm chậm thì chỉ đuổi theo dịch chứ không phải chặn dịch

Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý các địa phương phải chuẩn bị các phương án xét nghiệm với số lượng nhiều hơn. Tất cả cán bộ phải được tập huấn về lấy mẫu, tại hộ gia đình, khu cách ly… Quan điểm là phải coi khoanh vùng rộng, lấy mẫu diện rộng, xét nghiệm nhanh, phong tỏa diện hẹp để tránh tác động tới người dân.

Trong đó, xét nghiệm COVID-19 là vấn đề mấu chốt của kiểm soát dịch. Nếu xét nghiệm chậm thì chỉ đuổi theo dịch chứ không phải chặn dịch. Trong khi đó, dịch lần này rất nhanh, càng đuổi theo chúng ta càng đuối. Chuẩn bị cho phương án điều trị cũng là một vấn đề quan trọng.

“Với các địa phương chưa có dịch, đừng coi mình không có dịch là không sàng lọc. Phát hiện càng sớm, dập dịch càng nhanh. Để lâu, ổ dịch đã phát triển và rất nhanh”, ông Long nhấn mạnh.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sức khỏe 2 bệnh nhân COVID-19 diễn biến phức tạp

Thùy Linh |

Sau một thời gian được các chuyên gia nỗ lực điều trị, sức khỏe của 2 bệnh nhân COVID-19 nặng ở Hà Nội và Đà Nẵng chưa có tiến triển, tiếp tục diễn biến bệnh phức tạp, nguy cơ tử vong cao.

Hà Nội: Cách ly những người về từ Hải Dương tại nhà 14 ngày

Phạm Đông |

Hà Nội yêu cầu cách ly toàn bộ các trường hợp về từ Hải Dương (từ 0h ngày 2.2) và các ổ dịch ở các tỉnh thành phố khác tại nhà trong 14 ngày.

Tỷ lệ ca COVID-19 có dấu hiệu tổn thương phổi cao hơn các đợt dịch trước

T.Linh |

Trong tổng số 286 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 Hải Dương, có 68 ca được phát hiện dấu hiệu tổn thương phổi ở mức độ khác nhau.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Sức khỏe 2 bệnh nhân COVID-19 diễn biến phức tạp

Thùy Linh |

Sau một thời gian được các chuyên gia nỗ lực điều trị, sức khỏe của 2 bệnh nhân COVID-19 nặng ở Hà Nội và Đà Nẵng chưa có tiến triển, tiếp tục diễn biến bệnh phức tạp, nguy cơ tử vong cao.

Hà Nội: Cách ly những người về từ Hải Dương tại nhà 14 ngày

Phạm Đông |

Hà Nội yêu cầu cách ly toàn bộ các trường hợp về từ Hải Dương (từ 0h ngày 2.2) và các ổ dịch ở các tỉnh thành phố khác tại nhà trong 14 ngày.

Tỷ lệ ca COVID-19 có dấu hiệu tổn thương phổi cao hơn các đợt dịch trước

T.Linh |

Trong tổng số 286 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 Hải Dương, có 68 ca được phát hiện dấu hiệu tổn thương phổi ở mức độ khác nhau.