Bộ trưởng Bộ LĐTBXH và 5 thứ trưởng được phân công công tác thế nào?

Minh Anh |

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH vừa có quyết định về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng.

1. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung:

Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động của Bộ và của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực sau:

- Xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình, mục tiêu của Bộ, trình cấp có thẩm quyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Quyết định các vấn đề về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, mục tiêu của Bộ, các công trình, dự án và các vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ.

- Chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tổ chức, cán bộ; kế hoạch - tài chính; hợp tác quốc tế; pháp chế; thanh tra.

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác của Bộ trưởng theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ.

Tham gia các ban chỉ đạo, Ủy ban, hội đồng theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tài khoản của Bộ.

2. Thứ trưởng Lê Tấn Dũng:

Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: giáo dục nghề nghiệp và các trường đại học thuộc Bộ; công tác Văn phòng; công tác Đảng - Đoàn thể; ban quản lý dự án trực thuộc Bộ và theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ.

Phụ trách các đơn vị: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục); Văn phòng Bộ (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc); Văn phòng Ban cán sự đảng; Văn phòng Đảng - Đoàn thể; Trường Đại học Lao động - Xã hội; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long; Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ; Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ.

Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.

- Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

- Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Bộ.

- Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Bộ.

3. Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà:

Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: trẻ em; bình đẳng giới; báo chí; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ.

Phụ trách các đơn vị: Cục Trẻ em (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới; Báo Lao động và Xã hội; Báo điện tử Dân trí; Tạp chí Lao động và Xã hội; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội; Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An; Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật.

Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.

- Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc gia về trẻ em.

- Chủ tịch Làng trẻ em SOS Việt Nam.

- Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ của Bộ.

- Chủ tịch Hội đồng nâng lương, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức của Bộ.

4. Thứ trưởng Lê Văn Thanh:

Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: việc làm và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đa chiều, bền vững; quan hệ lao động và tiền lương; an toàn lao động; doanh nghiệp của Bộ. Theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ. Giúp và cùng Bộ trưởng về công tác xây dựng thể chế.

Phụ trách các đơn vị: Cục Việc làm (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo; Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Cục An toàn lao động (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực I; Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II; Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực III; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị giáo dục nghề nghiệp.

Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.

- Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia.

- Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đa chiều, bền vững.

5. Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan:

Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: người có công; bảo hiểm xã hội; quản lý lao động ngoài nước; chỉ đạo giải quyết đơn, thư của công dân và kiến nghị của cử tri; phụ trách công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin và theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ.

Phụ trách các đơn vị: Cục Người có công (bao gồm các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Vụ Bảo hiểm xã hội; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Trung tâm Thông tin; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.

Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.

- Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ.

6. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi

Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: bảo trợ xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; nghiên cứu khoa học; chỉnh hình và phục hồi chức năng.

Phụ trách các đơn vị: Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Cần Thơ; Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì.

Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.

- Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam.

- Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.

- Chủ tịch Hội đồng khoa học của Bộ.

Minh Anh
TIN LIÊN QUAN

Điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội

Minh Hương |

Luật sư giải đáp thắc mắc bạn đọc liên quan đến điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).

Trường hợp nào đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm được hưởng lương hưu?

Ái Vân |

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi đóng đủ số năm quy định và đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng. Vậy chưa đủ 20 năm đóng BHXH, người lao động có được hưởng lương hưu?

Quy định đóng số năm bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Minh Hương |

Bạn Lê Văn Sỹ hỏi: Tôi đi làm từ ngày 1.2.1995, đóng lương hưu theo lương nhà nước. Đến tháng 10.2017, tôi nghỉ làm công ty nhà nước. Tháng 6.2019 đến tháng 1.2020, tôi đi làm cho công ty cổ phần và đóng bảo hiểm theo công ty. Nay, tôi muốn đóng phần những tháng thiếu theo dạng bảo hiểm tự nguyện thì sẽ đóng bao nhiêu? Và đến thời điểm này nếu nghỉ hưu, tôi sẽ hưởng bao nhiêu % lương hưu? Tôi sinh tháng 5.1969.

Bao giờ Bộ LĐTBXH giải quyết cho người về hưu?

Hướng Dương- Nguyễn Bảo |

Báo Lao Động ngày 28.9.2020 đăng bài: “Sau bản án TAND cấp cao, chế độ BHXH của NLĐ chưa được giải quyết”. Ngày 8.10.2020 báo Lao Động tiếp tục đăng bài: “Người lao động ở Quảng Bình, mỏi mòn chờ hồi âm Bộ LĐTBXH”? Các báo khác và dư luận xã hội cũng đã nhiều lần lên tiếng xung quanh việc trì trệ giải quyết chính sách người lao động (NLĐ).

Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng

Đại An |

Hải Phòng - Đêm ngày 18.2, rạng sáng ngày 19.2, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (SN 1958) – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra mở rộng vụ án "Trốn thuế, Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội

Minh Hương |

Luật sư giải đáp thắc mắc bạn đọc liên quan đến điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).

Trường hợp nào đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm được hưởng lương hưu?

Ái Vân |

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi đóng đủ số năm quy định và đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng. Vậy chưa đủ 20 năm đóng BHXH, người lao động có được hưởng lương hưu?

Quy định đóng số năm bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Minh Hương |

Bạn Lê Văn Sỹ hỏi: Tôi đi làm từ ngày 1.2.1995, đóng lương hưu theo lương nhà nước. Đến tháng 10.2017, tôi nghỉ làm công ty nhà nước. Tháng 6.2019 đến tháng 1.2020, tôi đi làm cho công ty cổ phần và đóng bảo hiểm theo công ty. Nay, tôi muốn đóng phần những tháng thiếu theo dạng bảo hiểm tự nguyện thì sẽ đóng bao nhiêu? Và đến thời điểm này nếu nghỉ hưu, tôi sẽ hưởng bao nhiêu % lương hưu? Tôi sinh tháng 5.1969.

Bao giờ Bộ LĐTBXH giải quyết cho người về hưu?

Hướng Dương- Nguyễn Bảo |

Báo Lao Động ngày 28.9.2020 đăng bài: “Sau bản án TAND cấp cao, chế độ BHXH của NLĐ chưa được giải quyết”. Ngày 8.10.2020 báo Lao Động tiếp tục đăng bài: “Người lao động ở Quảng Bình, mỏi mòn chờ hồi âm Bộ LĐTBXH”? Các báo khác và dư luận xã hội cũng đã nhiều lần lên tiếng xung quanh việc trì trệ giải quyết chính sách người lao động (NLĐ).