Đề xuất đổi giờ làm, giờ học:

Bố trí giờ làm việc hợp lý, góp phần giảm ùn tắc giao thông

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm cần tham khảo, lắng nghe ý kiến của người lao động (NLĐ) để bố trí giờ làm việc hợp lý, góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm từ 8h30 và nghỉ trưa 1 tiếng ở các đô thị để nâng cao hiệu quả làm việc và chăm lo đời sống cho gia đình đang được dư luận quan tâm.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, đề xuất nêu trên cần tham khảo. Song để quyết định thay đổi thì cần nhiều vấn đề liên quan như bố trí giờ làm ở các cơ quan phải đồng bộ với nhau, bố trí giờ làm cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ tránh ùn tắc giao thông.

Bởi nếu cùng trễ hoặc cùng sớm sẽ không giải quyết được vấn đề. Bố trí giờ làm phải thận trọng, làm sao để đảm bảo nhu cầu của NLĐ nhưng phải hài hoà giữa ùn tắc giao thông.

Ông Tân nói, thời gian qua ở nhiều cơ quan không nghỉ giờ trưa, cán bộ ăn cơm xong thường nghỉ một lát rồi làm việc ngay. Vấn đề đổi giờ làm cần lắng nghe ý kiến của NLĐ, rồi tổng hợp, bố trí hợp lý, người làm trước, người làm sau, người nghỉ trước, người nghỉ muộn, khi ra đường không bị ùn tắc.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, từ trước tới nay Bộ không có nghiên cứu khảo sát để thay đổi giờ làm việc. Giờ làm hành chính phải phối hợp nhiều cơ quan. Giờ làm việc theo quy chế chung hiện nay đang thực hiện như ở phía Bắc bắt đầu giờ làm việc từ 8 giờ, nhưng phía Nam là 7h hoặc 7h30 do đặc điểm tình hình. Do đó để thống nhất chung trong cả nước là điều rất khó.

Ông cho rằng, quy định vùng miền, thành phố lớn có tính đặc thù, bên cạnh đó phải đảm bảo nguyên tắc làm việc 8 giờ mỗi ngày, tăng hay giảm thì phải theo Luật lao động.

Ở góc độ địa phương, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường chia sẻ, giờ làm việc phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết từng vùng. Đặc biệt, miền Trung thời tiết nóng, khắc nghiệt hơn nên giờ làm việc có khi sớm hơn, có khi lại muộn hơn. Do đó, nếu Quốc hội, Chính phủ có quy định thì nên phân cấp về các địa phương quyết định giờ, chứ không nhất thiết thống nhất trong cả nước.

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Bắt đầu giờ học, giờ làm từ 8h30: Phù hợp với công chức, đô thị lớn

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Trong phần thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề xuất Chính phủ đổi giờ làm. Ông cho rằng, giờ làm nên bắt đầu từ 8h30 và thời gian nghỉ trưa cần ngắn lại. Trước vấn đề này, nhiều đại biểu đồng tình cao và đề nghị chỉ áp dụng ở khu đô thị lớn đối với cán bộ công chức, viên chức.

Giảm giờ làm việc có thể tăng GDP

CAO NGUYÊN - TRẦN VƯƠNG |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phạm Thế Duyệt đã đưa ra nhận định: “Năng suất lao động không quyết định bằng cơ bắp, nhân lực cộng lại. Giảm giờ làm chưa chắc đã giảm tăng trưởng GDP, mà ngược lại, còn tăng, vì nếu người lao động được nghỉ ngơi, có sức, có lực, biết vận dụng khoa học công nghệ, họ có thể làm 1 giờ bằng 1,5 giờ”. Báo Lao Động đã ghi nhận nhiều ý kiến đồng thuận với nhận định trên.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ giảm giờ làm việc xuống còn 44 giờ/tuần

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG |

Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, công nhân không muốn làm thêm giờ. Mặc dù trên thực tế họ cần làm thêm giờ và chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao họ làm thêm. Vì tiền lương không đủ trang trải cuộc sống?

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bắt đầu giờ học, giờ làm từ 8h30: Phù hợp với công chức, đô thị lớn

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Trong phần thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề xuất Chính phủ đổi giờ làm. Ông cho rằng, giờ làm nên bắt đầu từ 8h30 và thời gian nghỉ trưa cần ngắn lại. Trước vấn đề này, nhiều đại biểu đồng tình cao và đề nghị chỉ áp dụng ở khu đô thị lớn đối với cán bộ công chức, viên chức.

Giảm giờ làm việc có thể tăng GDP

CAO NGUYÊN - TRẦN VƯƠNG |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phạm Thế Duyệt đã đưa ra nhận định: “Năng suất lao động không quyết định bằng cơ bắp, nhân lực cộng lại. Giảm giờ làm chưa chắc đã giảm tăng trưởng GDP, mà ngược lại, còn tăng, vì nếu người lao động được nghỉ ngơi, có sức, có lực, biết vận dụng khoa học công nghệ, họ có thể làm 1 giờ bằng 1,5 giờ”. Báo Lao Động đã ghi nhận nhiều ý kiến đồng thuận với nhận định trên.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ giảm giờ làm việc xuống còn 44 giờ/tuần

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG |

Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, công nhân không muốn làm thêm giờ. Mặc dù trên thực tế họ cần làm thêm giờ và chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao họ làm thêm. Vì tiền lương không đủ trang trải cuộc sống?