Bộ Thông tin và Truyền thông chấn chỉnh tình trạng "báo hóa", tin giả

NGUYỄN ĐĂNG |

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để ngăn chặn, hạn chế tình trạng “báo hóa” các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.

Chấn chỉnh tình trạng báo hoá trang thông tin điện tử

Sáng 30.6, Bộ TTTT đã tổ chức hội thảo đánh giá hoạt động thông tin điện tử 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng phối hợp với các bên tập huấn các quy định pháp luật cho các doanh nghiệp mạng xã hội, trang thông thông tin điện tử.

Theo báo cáo của Bộ TTTT, tính đến tháng 6.2022, cả nước có 1.895 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng trang thông tin điện tử được cấp phép giảm 46%. Đối với mạng xã hội, Bộ TTTT đã cấp 932 giấy phép thiết lập mạng xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước. Số lượng này cũng giảm 35% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo báo cáo của Bộ TTTT, vấn đề nổi cộm nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 là  tình trạng báo hóa trang tin điện tử tổng hợp và báo hóa mạng xã hội. Hiện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã lập danh sách 69 tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có dấu hiệu “báo hóa” để theo dõi chặt chẽ, chấn chỉnh, xử lý.

Một số trang thông tin điện tử vi phạm các quy định đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt. Ảnh: CMH
Một số trang thông tin điện tử vi phạm các quy định đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt. Ảnh: CMH

Để chấn chỉnh điều này, thời gian tới, Bộ TTTT sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép điều kiện hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội để hạn chế xu hướng “báo hóa”; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các trang tin có biểu hiện vi phạm nổi trội; xem xét, tiến hành thu hồi giấy phép, tên miền với các trang tin có vi phạm nhiều lần, không khắc phục được các vi phạm sau nhiều lần xử lý…

Ngăn chặn tình trạng tin giả trên mạng xã hội

Một vấn đề khác được các đại biểu bàn luận sáng 30.6 là thực trạng loan truyền tin giả, tin sai sự thật diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội xuyên biên giới. Nguyên nhân một phần do người sử dụng vẫn còn suy nghĩ không gian mạng là ảo, là “vô danh” nên tự do phát ngôn và không nghĩ đến hậu quả tiêu cực cho xã hội, cho cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, khi tin giả xuất hiện trên mạng, nếu không được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định, công bố là tin giả thì người dân vẫn nghĩ đó có thể là tin thật và tiếp tục phát tán theo cấp số nhân, nhất là những vấn đề “nóng” nhiều người quan tâm, gây hoang mang trong xã hội.

Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử ký biên bản ghi nhớ với một số địa phương về việc đối phó với tin giả trên mạng xã hội. Ảnh: Nguyễn Đăng
Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử ký biên bản ghi nhớ với một số địa phương về việc đối phó với tin giả trên mạng xã hội. Ảnh: Nguyễn Đăng

Trước vấn đề này, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã thực hiện nhiều biện pháp như: Nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật; bổ sung nhiều quy định về chống tin giả, tăng chế tài và mức phạt tin giả tăng; thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) để xác minh, công bố tin giả trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet, mạng xã hội và blog cá nhân…

Đặc biệt, việc xác minh tin giả còn chậm trễ dẫn tới các tin giả vẫn được lan truyền trên mạng, gây bức xúc cho người dân. Nguyên nhân có thể kể như các bộ, ngành, địa phương chưa chủ động rà quét, việc phối hợp xác minh còn mất nhiều thời gian…

Do đó, trong sáng 30.6, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã chủ động thực hiện ký kết các biên bản ghi nhớ với các Sở Thông tin và Truyền thông một số địa phương như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng… về hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng. Điều đó sẽ tạo tiền đề để Bộ TTTT sẽ ký kết với các bộ ngành để tăng cường công tác phối hợp, giảm thiểu thời gian, quy trình xác minh tin giả.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các nhà mạng xóa toàn bộ sim rác

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các nhà mạng xóa toàn bộ sim rác, không thể để sim rác gây hệ lụy cho xã hội.

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV)

Huy Cường |

Ngày 29.10.2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTTTT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01.5.2022.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Thuỳ Dương |

Hàng loạt giải pháp nhằm thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện trong năm 2021.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các nhà mạng xóa toàn bộ sim rác

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các nhà mạng xóa toàn bộ sim rác, không thể để sim rác gây hệ lụy cho xã hội.

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV)

Huy Cường |

Ngày 29.10.2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTTTT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01.5.2022.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Thuỳ Dương |

Hàng loạt giải pháp nhằm thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện trong năm 2021.