Bình Phước: Bối rối xử lý hơn 5.037 m3 lâm sản còn tồn

ĐÔNG ANH |

Từ khi UBND tỉnh Bình Phước (BP) yêu cầu dừng tất cả các dự án liên quan đến rừng, thì số lượng lâm sản còn tồn (gỗ, củi) tại các dự án khai thác lâm sản cũng đóng băng, với hơn 5.037 m3. Hai năm trôi qua, nhưng số lượng lâm sản trên vẫn nằm ngổn ngang ở các bãi tập kết. Hiện, số phận của khối lâm sản này chưa biết sẽ về đâu.

Dừng dự án, gỗ - củi... ngổn ngang đầy đường

Ngày 16.8.2016, UBND tỉnh BP đã ban hành công văn số 2328/UBND-KTN, yêu cầu các chủ rừng, chủ dự án tạm dừng tất cả các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, có nội dung tạm dừng việc khai thác và tiêu thụ lâm sản trên các dự án chuyển đổi rừng sang trồng caosu, dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, dự án cấp đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất và dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Việc dừng các dự án này kéo theo 10 dự án (thuộc 4 huyện) đang thực hiện khai thác lâm sản, buộc phải đóng băng mọi hoạt động. Đồng thời, kể từ đây, trên hiện trường của 10 dự án này đều có lâm sản đã khai thác, nhưng chưa được vận chuyển (gọi tắt là lâm sản còn tồn), vẫn nằm ngổn ngang. Theo 1 báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh BP, không tính Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi tại tiểu khu 69, Nông lâm trường Bù Đốp do chưa có kết luận của cơ quan điều tra, thì tại 9 dự án còn lại, tổng sản lượng lâm sản còn tồn là 5.037,4 m3. Trong đó, gỗ lớn 2.009,2 m3, gỗ tận dụng cành ngọn 257,7 m3, gỗ nhỏ 2.516,4 m3 và củi 254 m3.

Báo cáo của Sở NNPTNT cho biết, tại hiện trường của các dự án đều “không có dấu hiệu của việc đang khai thác, vận chuyển”. Ở một số khu vực đã khai thác, một số cây gỗ lớn, gỗ nhỏ và củi đã được cưa hạ trước đây, nay có vỏ cây đã bị bong tróc, một số cây đã bị mối mọt. Điều đáng nói, tại khu vực lâm sản được tập kết, bất kỳ ai cũng có thể thấy vô số những cây gỗ đã bị cưa hạ, đặt ngổn ngang ở rất nhiều nơi (có thể là bãi đất trống hoặc để dọc 2 bên đường mòn, đường tuần tra biên giới, đường lô caosu hoặc đường ranh giữa các lô khai thác). Phần lớn lâm sản đã có dấu hiệu xuống cấp. Đặc biệt, với những cây gỗ lớn, vỏ cây đã bong tróc, thân cây bị nứt và bị mối mọt.

Vận chuyển không được, bán cũng không xong...

Không phải ngẫu nhiên, vào tháng 3.2018 vừa qua, 1 chủ doanh nghiệp (DN) khai thác lâm sản đã kêu trời vì trót bỏ vốn hợp tác khai thác lâm sản. Nay, vì vướng “lệnh cấm” (công văn 2328) của UBND tỉnh BP, nên hơn 1.400 m3 gỗ buộc phải nằm phơi mưa, phơi nắng, ngày càng mục nát giữa rừng. DN không được chở gỗ ra khỏi rừng, mà chuyển nhượng gỗ cho đơn vị khác cũng không xong.

Ông Trần Văn Lộc - Giám đốc Sở NNPTNT - khi báo cáo UBND tỉnh BP về sự vụ này đã khẳng định: “Tất cả các dự án trên đều được thực hiện theo chủ trương, chỉ đạo và phê duyệt dự án của UBND tỉnh. Các dự án đều thực hiện việc thiết kế khai thác và được Sở NNPTNT phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tận dụng lâm sản. Toàn bộ lâm sản nằm tại bãi tập kết lâm sản đều được khai thác từ các khu vực được phép khai thác thực hiện dự án”. Ông Lộc cũng cho biết, thời gian qua, các đơn vị đã thực hiện nghiêm theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh, tạm dừng khai thác và vận chuyển lâm sản. Hiện nay, đa số lâm sản còn tồn đã bị xuống cấp, đặc biệt là cây gỗ lớn (gỗ chính phẩm). Tuy nhiên, không hiểu vì sao, UBND tỉnh BP vẫn chưa có quyết định nào về việc tháo gỡ, giải phóng cho trên 5.037 m3 gỗ ra khỏi cửa rừng và các bãi tập kết ? Trong khi đó, từng ngày, số lượng gỗ trên tiếp tục bị thời tiết tàn phá, nguy cơ mục nát, gây lãng phí rất lớn.

ĐÔNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.