Biết ơn những người ẩn mình sau bài báo

Cao Hùng |

Thấm thoắt, vậy là tròn 26 năm, tôi “bén duyên”, gắn bó với tờ báo Lao Động. 26 năm, bao nhiêu chuyện buồn - vui không dễ quên trong cuộc đời của một người làm báo. Hàng nghìn bài báo, hàng trăm số phận - mảnh đời đã trở thành những nhân vật báo chí của tôi. Trong đó, có những con người không thể thiếu, họ ẩn hiện phía sau những bài điều tra mà tôi đã viết trên Lao Động. Họ đến trao đổi, cung cấp thông tin cho nhà báo… rồi đi, không lưu lại dấu vết gì. Nếu không có họ, tôi sẽ không bao giờ có được những bài báo gây sự chú ý của dư luận từ nhiều năm nay…

“Mật phục chụp ảnh giúp nhà báo”

Một ngày tháng 3.2006, một người dân ở xã Gia Tân, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cất công lên Sài Gòn tìm gặp phóng viên Lao Động. Anh giới thiệu mình tên Hoá, muốn cung cấp cho báo chí một chuyện… động trời, về những ông quan xã ngay tại quê mình.

Anh Hoá kể rằng, từ trước Tết Nguyên đán cho đến giữa tháng giêng vừa qua, nhiều người dân địa phương tỏ ra bất bình khi các ông quan này đã dám biến trụ sở cơ quan, nơi tiếp dân thành sòng bạc. Ngày nào cũng vậy, thâu đêm suốt sáng, “bộ tứ” gồm trưởng công an, phó chủ tịch, chủ tịch xã xúm nhau đánh bạc liền tù tì…

Tôi thắc mắc, làm sao có chứng cứ họ đánh bạc? Anh Hoá lục lọi trong túi xách ra gần 30 tấm ảnh chụp cảnh 4 quan xã đang say sưa trên chiếu bạc. Đa số ảnh chụp đều mờ, không đạt yêu cầu; nhưng trong số gần 30 tấm ảnh đó, vẫn có đến 5 tấm… vượt ngoài sự mong đợi của tôi. Một tấm ảnh, do chụp vào ban đêm, nên phần rìa ảnh mờ mờ, nhưng lại làm tôn lên phần chủ đề chính của tấm ảnh - 3 khuôn mặt của trưởng công an, chủ tịch và phó chủ tịch xã hiện lên rõ mồn một. Cả ba quan xã đang xòe những lá bài trên tay, 3 khuôn mặt chăm chú, căng thẳng… Tôi bắt tay vào cuộc để viết loạt bài điều tra “Dân mật phục quan xã đánh bạc”.

Loạt bài được gửi ra tòa soạn sau đó ít ngày. Tôi còn nhớ, lúc đó Trưởng ban Thư ký tòa soạn Báo Lao Động là anh Lưu Quang Định - nay là Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay - gọi điện cho tôi và xuýt xoa “đề tài hay quá”. Nhưng, tôi giải thích với anh Định rằng, tác giả không hay đâu, mà cái hay, công đầu thuộc về những người dân đã “mật phục”. Họ không thua gì nhà báo, trinh sát phá án…

Ngay hôm sau, loạt bài điều tra được khởi đăng trên trang nhất Báo Lao Động, với tấm ảnh màu thể hiện 3 ông quan xã say sưa xòe bài trên chiếu bạc. Loạt bài điều tra gây chấn động tỉnh Đồng Nai, cơ quan chức năng huyện và tỉnh cử đoàn xuống làm việc với phóng viên Báo Lao Động. Thời gian sau đó, hầu hết những ông quan trên đều bị cho nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác.

Sau này, gặp lại anh Hoá, tôi gặng hỏi mãi, cách nào mà anh đã chụp được những tấm ảnh đặc sệt tính báo chí như thế? Anh Hoá chỉ tủm tỉm cười, rồi nói: “Mình là dân đen, nông dân chính hiệu; thấy chuyện ngang ngược ở chốn công đường, mình ức lắm, nên buộc phải nhờ báo chí thôi. Song, mình hiểu, phải có chứng cứ, báo chí mới dám đăng chứ!”.

Để chụp ảnh quan xã đánh bạc, nhân một buổi tối giáp Tết, như thường lệ, các quan viện cớ trực cơ quan ngày Tết, lại say sưa sát phạt nhau; anh Hoá và một số người dân khác thuê hẳn một chiếc xe tải 3 tấn, bịt mui kín mít. Chiếc xe tải chở 4 - 5 ông nông dân bên trong, chạy sát UBND xã Gia Tân, rồi bất ngờ tắt máy, đậu sát hàng rào… Bên trong là chiếu bạc của các quan. Tài xế xuống lật nắp ca-pô xem xét. Tiếng một ông quan vọng ra: “Thằng nào ra xem xe nào đậu vậy?”. Lát sau, có tiếng trả lời: “Xe bị hư hỏng máy, anh ạ! Không có chuyện gì hết”. Lúc đó, các quan xã đánh bạc không thể ngờ được rằng, bên trong thùng xe, anh Hoá và những người bạn đang lục đục trong thùng xe tải. Họ thò chiếc máy ảnh qua khe hở của tấm bạt phủ thùng xe, chụp hối hả hàng chục tấm ảnh các quan xã đánh bạc chí tử, ngay trong sân UBND xã… Gần 20 phút trôi qua, chiếc xe tải nổ máy và chạy đi. Ngay sáng hôm sau, anh Hoá mang luôn chiếc máy ảnh, bên trong có những tấm phim chụp quan xã đánh bạc về TPHCM rọi ảnh và gặp báo chí.

Không thua anh Hoá, chị Tưởng ở thị trấn Vĩnh Cửu cũng trở thành… “phó nháy” bất đắc dĩ, trong một lần chụp lén những lô đất công bị một số quan tham ở huyện Vĩnh Cửu chia chác. Chị Tưởng kể rằng, trên những lô đất ấy đã được chia chác từ nhiều năm, một số quan chức cho xây nhà, làm trang trại. Vì vậy, chụp trực diện dễ bị người nhà các quan nện sưng mặt. Tranh thủ một hôm, không ai chú ý, chị Tưởng lọ mọ đạp chiếc xe đạp giả mạo bà mua ve chai… Tới một gốc cây, chị xuống xe, cẩn thận lấy cái dây xích có khóa, khóa xe chặt vào thân cây nhằm phòng kẻ trộm, rồi rón rén đưa chiếc máy ảnh du lịch nhỏ xíu, lia… gần chục “nhát” phía nhà một số quan cất trên đất công. Xong, chị lấy xe và… quáng quàng bỏ chạy. Loạt bài phản ánh việc chia chác đất công trên Lao Động và một số báo khác đã dẫn tới tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án chia chác đất công ở huyện Vĩnh Cửu.

Hình ảnh các quan xã đánh bạc đã được đăng trên báo Lao Động năm 2006.  Ảnh: C.T.V
Hình ảnh các quan xã đánh bạc đã được đăng trên báo Lao Động năm 2006. Ảnh: C.T.V

“Vì lẽ phải, tôi bị đuổi việc cũng cam lòng!”

Anh tên Sơn, làm việc tại một tổ chức tín dụng. Phát hiện có việc lãnh đạo tổ chức tín dụng này câu kết với trưởng phòng tín dụng và nhân viên thẩm định, cho vay trái nguyên tắc hàng chục tỉ đồng tiền vốn của Nhà nước. Mục đích phía sau là bên được vay vốn sẽ chi cho “bộ sậu” trên từ 5 - 10% của tổng mức vốn vay. Không chấp nhận hiện tượng tiêu cực này, anh Sơn tìm gặp tôi và cung cấp thông tin.

Những thông tin và tài liệu từ anh Sơn đưa ra, chuẩn  tới mức không còn gì phải lo lắng nữa. Tôi bắt tay vào thực hiện bài điều tra, nhằm chặn đứng hành vi sai nguyên tắc trên. Sau bài báo, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vào kiểm tra, hiện tượng trên được chấn chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên, điều tôi và anh Sơn không ngờ được là lãnh đạo tổ chức ngân hàng bị phản ánh đã cay cú cho người theo dõi anh Sơn, vì nghi ngờ anh Sơn cung cấp tin cho báo chí… Kế đó, vị giám đốc tổ chức tín dụng ấy đã điều chuyển công tác anh Sơn tứ lung tung, cốt cách ly anh Sơn khỏi trụ sở chính của cơ quan, để không chú ý đường đi nước bước của họ. Thậm chí, vài tháng sau, họ đẩy luôn anh Sơn từ TPHCM về chi nhánh đặt ở tỉnh Bình Dương cho khuất mắt. Rồi hơn một năm sau, đơn vị này cho anh Sơn nghỉ việc.

Giờ đây, tuy không còn làm công chức nữa, anh Sơn đã chuyển sang kinh doanh nhà hàng ở tỉnh Bình Phước, nhưng mỗi khi gặp lại tôi, nhắc lại chuyện chống tiêu cực, anh Sơn vẫn hừng hực bầu máu nhiệt tình như thuở nào… Anh Sơn nói: “Vì sự thật, vì lẽ phải, tôi có bị họ đuổi việc bằng những lý do tiểu nhân, hèn hạ, tôi vẫn vui vẻ và cam lòng. Bởi lẽ, hành động của mình, ít ra cũng giúp Nhà nước ngăn chặn mất hàng tỉ đồng, hạn chế được phần nào lòng tham của những kẻ tiêu cực…”.

Chợt nhớ, cách đây khoảng  20 năm, lúc đó tôi còn là phóng viên chuyên viết về công đoàn và tranh chấp lao động. Một ngày nọ, nhận được tin báo ngừng việc tập thể xảy ra tại Cty T.B ở quận Tân Bình, TPHCM. Xuống xác minh sự việc, tôi tiếp cận được một công nhân tên Quốc Anh. Anh chàng trẻ tuổi này đã dũng cảm đứng lên phản ánh với báo chí hàng loạt đối xử bất công của chủ doanh nghiệp đối với công nhân.

Sau đó, suốt thời gian dài, Quốc Anh tiếp tục cung cấp thông tin cho tôi khá nhiều vụ việc khác để phục vụ cho 3 bài báo khác, trong các chủ đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động. Hàng trăm công nhân sau các bài báo đã được chủ doanh nghiệp trả lương, trả thưởng… Quốc Anh thay mặt tập thể công nhân, viết thư cảm ơn gửi Tổng Biên tập Báo Lao Động Phạm Huy Hoàn lúc đó. Lá thư đó đã được Tổng Biên tập báo xếp đăng trang trọng trên Trang Thông tin TPHCM của Báo Lao Động. Hàng trăm công nhân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhưng sau bức thư cảm ơn ấy, Quốc Anh bị giám đốc buộc phải nghỉ việc và ra đi.

Một trong những tấm ảnh do người dân “mật phục” chụp hình các quan xã đánh bạc.  Ảnh: C.T.V
Một trong những tấm ảnh do người dân “mật phục” chụp hình các quan xã đánh bạc. Ảnh: C.T.V

Nợ ân tình sau bài viết

Còn nhớ, vào năm 2006, là thời điểm tôi có loạt bài điều tra đăng trên Lao Động phản ánh hàng loạt sai phạm của một số quan chức ở tỉnh T, xung quanh việc chia chác hàng trăm hécta đất nằm trong dự án xóa đói - giảm nghèo dành cho người dân. Anh N.V.T - nguyên xuất thân từ bộ đội - đã tích cực cung cấp thông tin, giúp tôi và một điều tra viên của Bộ Công an, trong suốt thời gian hàng tháng trời, chúng tôi lên tỉnh T để điều tra vụ việc trên. Thật tréo ngoe, sau những bài báo Lao Động gây xôn xao công luận, hàng loạt quan chức tỉnh T đã bị kỷ luật, thôi chức…; nhưng đồng thời, người ta cũng khởi tố hình sự luôn anh T.

Không bao lâu, chỉ ba tháng, anh T tử vong ngay trong nhà tù. Sau khi chôn cất anh T xong, vợ anh T đã về Sài Gòn tìm gặp tôi và người cán bộ công an kia. Chị khóc, với ánh mắt ẩn chứa biết bao điều ấm ức, không thể nói ra bằng lời…

Thế đấy, chúng tôi đã làm được không ít việc lấy lại công bằng, lẽ phải cho bao con người. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi không thể nào cứu được mạng sống của anh T - người đã giúp tôi rất nhiều. Không có anh T, tôi đã không có những bài báo gây chấn động… Và, cơ quan chức năng trung ương cũng không hay biết để chấn chỉnh…

Nhà báo Cao Hùng.  Ảnh: T.T
Nhà báo Cao Hùng. Ảnh: T.T

Bao năm nay, tôi vẫn luôn dặn lòng mình: “Không, không bao giờ quên những con người ẩn mình đứng sau những bài báo”. Sự mất mát thầm lặng của những con người đó, không biết đến bao giờ, một nhà báo như tôi, mới có thể trả hết?

* (Theo yêu cầu, cũng như để bảo mật, tên một số nhân vật đã được thay đổi hoặc viết tắt).

Cao Hùng
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn Báo Lao Động 30 năm tại ĐBSCL: Lắng nghe, kết nối và chia sẻ

LÊ THANH NGUYÊN (Nguyên Trưởng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL) |

Mới đó, đã 20 năm! Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn vào Cần Thơ triển khai kế hoạch in và phát hành Tin nhanh France 98 (World Cup 1998) tại Cần Thơ cùng lúc với việc giao cho tôi nhiệm vụ phụ trách văn phòng đại diện tại ĐBSCL với lời dặn dò: Tạo thế đứng thật vững cho cơ quan đại diện tờ báo của tổ chức Công đoàn Việt Nam tại nơi vùng trọng điểm nông nghiệp quốc gia…

Lao Động khuyến khích phóng viên phải đa năng

LÊ QUANG VINH |

Như nhiều đồng nghiệp khác, tôi đã trưởng thành trong nghiệp làm báo khi có 25 năm gắn bó với Báo Lao Động. Nhân 90 năm Lao Động, bồi hồi lần giở trong ký ức chút kỷ niệm…

90 năm tiên phong vì người lao động

P.V |

Ngày 11.8.2019, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Báo Lao Động tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.2019). 90 năm qua, cùng với những bước thăng trầm của lịch sử, Báo Lao Động luôn giữ được vai trò tiên phong trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Dấu ấn Báo Lao Động 30 năm tại ĐBSCL: Lắng nghe, kết nối và chia sẻ

LÊ THANH NGUYÊN (Nguyên Trưởng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL) |

Mới đó, đã 20 năm! Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn vào Cần Thơ triển khai kế hoạch in và phát hành Tin nhanh France 98 (World Cup 1998) tại Cần Thơ cùng lúc với việc giao cho tôi nhiệm vụ phụ trách văn phòng đại diện tại ĐBSCL với lời dặn dò: Tạo thế đứng thật vững cho cơ quan đại diện tờ báo của tổ chức Công đoàn Việt Nam tại nơi vùng trọng điểm nông nghiệp quốc gia…

Lao Động khuyến khích phóng viên phải đa năng

LÊ QUANG VINH |

Như nhiều đồng nghiệp khác, tôi đã trưởng thành trong nghiệp làm báo khi có 25 năm gắn bó với Báo Lao Động. Nhân 90 năm Lao Động, bồi hồi lần giở trong ký ức chút kỷ niệm…

90 năm tiên phong vì người lao động

P.V |

Ngày 11.8.2019, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Báo Lao Động tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.2019). 90 năm qua, cùng với những bước thăng trầm của lịch sử, Báo Lao Động luôn giữ được vai trò tiên phong trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.