Biến thách thức thành cơ hội để phát triển vùng ĐBSCL

Thành Nhân |

Ngày 20.11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo tham vấn về “Định hướng phát triển vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại TP.Cần Thơ.

Phát biểu khai mạc tại buổi hội thảo, ông Trần Quốc Phương - Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, cây ăn quả của cả nước góp phần quan trọng vào an toàn lương thực của quốc gia và đóng góp to lớn vào xuất khẩu nông sản, thủy sản của cả nước.

Tuy nhiên, hiện nay, vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức bao gồm: tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên tai khác gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt tại các đô thị tuyến dân cư,... ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống người dân có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng

ông Trần Quốc Phương - Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - phát biểu khai mạc tại buổi hội thảo. Ảnh: Thành Nhân
ông Trần Quốc Phương - Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - phát biểu khai mạc tại buổi hội thảo tham vấn về “Định hướng phát triển vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại TP.Cần Thơ. Ảnh: Thành Nhân

PGS.TS Doãn Hà Phong - Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho rằng, cần phải tăng cường thông tin, số liêụ và lập bản đồ sụt lún toàn vùng. Trong đó, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống theo dõi, giám sát diễn biến lún tại một số khu vực có mức độ lún cao cho giai đoạn đến năm 2050; Lập bản đồ phân vùng lún cho toàn vùng qua các thời kỳ và tích hợp cùng với bản đồ ngập mặn do tác động của nước biển dâng làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các giải pháp thích nghi, ứng phó với nguy cơ ngập mặn do tác động kép của nước biển dâng và sụt, lún đất,...

Ảnh: Thành Nhân
Vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức bao gồm: tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Trong ảnh là một góc TP.Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL. Ảnh: Thành Nhân

GS.TS Tăng Đức Thắng - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, ĐBSCL đang chịu các tác động ngoại biên nghiêm trọng, không thể đảo ngược được, bao gồm: Phát triển thượng lưu Mê Kông làm suy giảm phù sa và thay đổi quy luật dòng chảy, Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng và tác động do phát triển nội tại gây lún sụt đất, hạ thấp đồng bằng với mức độ rất nghiêm trọng.

GS.TS Tăng Đức Thắng cho rằng, để phát triển ĐBSCL cần theo hướng thích nghi có kiểm soát, chủ động tạo ra chế độ nước hợp lý trên nền chế độ tự nhiên, làm giảm mức độ rủi ro, bấp bênh trong các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là các ngành nông nghiệp. Đây cũng là giải pháp quan trọng để khai thác tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên đất - nước - ánh sáng và phát triển nền nông nghiệp (Trồng trọt - Thủy sản - Chăn nuôi) theo hướng sinh thái hữu cơ chất lượng cao.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Ba tỉnh ĐBSCL quyết tâm trở thành Trung tâm năng lượng Quốc gia

NHẬT HỒ |

Đó không phải là lời nói suông mà trong Nghị quyết trình Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đều chọn phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng khí là bước đột phá để phát triển trong 5 năm tới.

Điện rác công nghệ cao: Hướng giải quyết bài toán rác thải cho vùng ĐBSCL

TRẦN LƯU |

Không chỉ giải quyết một lượng lớn rác thải, nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ còn tạo ra nguồn điện năng lớn hữu ích. Đây có thể là mô hình mẫu cho các địa phương vùng ĐBSCL trong việc giải bài toán xử lý rác thải sinh hoạt

ĐBSCL: Rác thải ùn ứ, nhà máy nằm “đắp chiếu”

TRẦN LƯU |

Rác thải ùn ứ ngày càng nghiêm trọng, trong khi những dự án, nhà máy lại “trùm mền”. Đó thực trạng đang diễn ra tại các địa phương ĐBSCL, khiến rác thải đang trở thành câu chuyện nhức nhối…

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Nỗi niềm của du học sinh xa xứ: Thèm hương vị Tết quê nhà

Nhung Phùng |

Tết là dịp để mọi người sum vầy, ôn lại chuyện cũ, chúc nhau năm mới may mắn, bình an. Đối với những du học sinh học tập xa quê, đã lâu họ chưa được đón Tết trọn vẹn bên gia đình.

Ba tỉnh ĐBSCL quyết tâm trở thành Trung tâm năng lượng Quốc gia

NHẬT HỒ |

Đó không phải là lời nói suông mà trong Nghị quyết trình Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đều chọn phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng khí là bước đột phá để phát triển trong 5 năm tới.

Điện rác công nghệ cao: Hướng giải quyết bài toán rác thải cho vùng ĐBSCL

TRẦN LƯU |

Không chỉ giải quyết một lượng lớn rác thải, nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ còn tạo ra nguồn điện năng lớn hữu ích. Đây có thể là mô hình mẫu cho các địa phương vùng ĐBSCL trong việc giải bài toán xử lý rác thải sinh hoạt

ĐBSCL: Rác thải ùn ứ, nhà máy nằm “đắp chiếu”

TRẦN LƯU |

Rác thải ùn ứ ngày càng nghiêm trọng, trong khi những dự án, nhà máy lại “trùm mền”. Đó thực trạng đang diễn ra tại các địa phương ĐBSCL, khiến rác thải đang trở thành câu chuyện nhức nhối…