Biến đổi khí hậu: Nông nghiệp phải thích nghi và biến thành lợi thế

Phong Nguyễn |

Theo các chuyên gia môi trường, những năm gần đây, hậu quả do BĐKH đang ngày càng nghiêm trọng hơn. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn làm hoang hóa diện tích sản xuất nông nghiệp - hệ lụy của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là những vấn đề “nóng” mà Việt Nam phải đương đầu để khắc phục.

Ngành nông nghiệp chịu tác động đầu tiên và trực tiếp của BĐKH

Việt Nam là một trong những nước đang chịu tác động nặng nề của BĐKH. Trong đó, nền nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước là những lĩnh vực, đối tượng dễ bị tổn thương. BĐKH tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, gia tăng dịch bệnh... Hậu quả là giảm sản lượng, giảm năng suất, ảnh hưởng đến thu nhập người nông dân, an ninh lương thực.

Theo nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), BÐKH làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ lực. Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/hécta vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050. Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/hécta vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050…

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là một trong những vùng chịu tác động mạnh mẽ nhất từ BĐKH toàn cầu. Dự báo đến năm 2100, khu vực ĐBSCL có nguy cơ bị ngập 89.473 hécta, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100cm. Thực tế cho thấy, nêu như trước đây, nhiều nơi chưa hề chịu ảnh hưởng thì nay nước mặn đã xâm nhập vào các nhánh sông, có địa phương nước mặn lấn sâu vào nội đồng làm nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại.

Trong mùa khô 2020, xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL đã ở mức độ nghiêm trọng, xấp xỉ lục xâm nhập mặn của năm 2016 - vốn được xem là “mùa mặn” lớn nhất trong lịch sử. Xâm nhập mặn trong mùa khô 2020 đã khiến 5 tỉnh của ĐBSCL là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau phải ban bố khẩn cấp về tình trạng hạn mặn; gần 340.000ha lúa, 136.000ha cây ăn quả của 9 tỉnh ĐBSCL bị ảnh hưởng; gần 160.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Long An, do ảnh hưởng của BĐKH, hàng năm, tỉnh có hàng nghìn hécta cây trồng bị mất mùa, dịch bệnh do ảnh hưởng của mưa trái mùa, điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, hạn hán, ngập mặn. Xét về 2 đợt hạn mặn kỷ lục là năm 2016 và năm 2020, thì năm 2016, trên địa bàn tỉnh xảy ra các loại thiên tai như xâm nhập mặn, hạn hán, ngập úng, triều cường... gây thiệt hại khoảng trên 314,5 tỉ đồng; đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra hạn, mặn, gây ảnh hưởng trên 24.000ha lúa. Miền Trung và Tây Nguyên cũng chịu nhiều hệ lụy của BĐKH.

Theo TS Phan Việt Hà - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên - các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, mưa trái mùa, mưa cường độ cao đều gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như tính năng ra hoa, đậu quả của tất cả các loại cây trồng.

Do BĐKH, tình trạng xâm nhập mặn cũng đã “tiến” ra miền Trung và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm tại huyện Hậu Lộc, mỗi năm có khoảng 2.000 đến 2.500ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Nga Sơn cũng có tới trên 4.000ha (chiếm 57%) đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi BĐKH.

Thích nghi và biến BĐKH thành lợi thế để ổn định sản xuất

Tại nhiều hội thảo về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh về vấn đề ngành Nông nghiệp phải ứng phó và thích nghi với BĐKH, biến những bất lợi của BĐKH thành lợi thế. Để làm được điều này, Bộ NNPTNT đã, đang và sẽ tiếp tục tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ và chọn tạo giống cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thích ứng với BĐKH. Nếu như trước đây, tại ĐBSCL lúa được coi là chủ lực thì nay đã chuyển mô hình theo thứ tự ưu tiên: Tôm - lúa. Các địa phương cũng tích cực hướng dẫn nông dân tham gia vào mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Bộ NNPTNT đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số… để thích nghi. Ðặc biệt, việc nghiên cứu phát triển và chuyển giao các giống cây trồng mới (lúa, ngô, lạc, đậu tương, rau màu, càphê, chè) có năng suất, chất lượng cao thích nghi điều kiện canh tác (chịu mặn, chịu hạn, chịu phèn), chế độ canh tác (ngập lụt, hạn hán) phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) được chú trọng để vẫn duy trì được năng suất cây trồng.

Tại Bạc Liêu, nhiều giải pháp thích ứng với BĐKH đã được nông dân triển khai, chuyển đổi các mô hình từ độc canh cây lúa sang các hình thức canh tác bền vững hơn trên nền lúa như: Lúa - cá, lúa - tôm, lúa kết hợp trồng năng, đưa màu xuống ruộng đã giúp nông dân giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, trong bối cảnh hạn mặn nghiêm trọng của năm 2020, Bạc Liêu đã xây dựng các kịch bản ứng phó theo từng diễn biến cụ thể của thời tiết: Khuyến cáo người dân ở một số nơi không xuống giống vụ lúa đông xuân; Từ đó, giúp các địa phương trong tỉnh chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó với hạn, mặn.

Theo TS Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam - nông nghiệp là một trong những ngành dễ bị tổn thương nhất do BĐKH. Tác động của BĐKH đến nông nghiệp và các ngành liên quan về kinh tế có thể làm giảm 0,7-2,4% GDP của Việt Nam vào năm 2050. Tổng năng suất nông nghiệp có thể sẽ giảm 5,8 lần nếu không có hành động ứng phó với BĐKH và sẽ tăng thêm 5,4 lần nếu các bên liên quan trong nông nghiệp thực hiện các hành động chủ động hơn để ứng phó với BĐKH. Với mực nước biển dâng cao 1m, dự báo sẽ có gần 11.000km2 diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị ngập.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

NGUYÊN ANH |

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.

Biến đổi khí hậu đang tác động xấu lên doanh nghiệp Việt

Vũ Long |

VCCI đánh giá: Biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực toàn diện đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn

Thế Cường |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam. NDC cập nhật của Việt Nam xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng...

Nâng mức đóng góp của Việt Nam cho ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

Thế Cường |

Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ; mức đóng góp 9% này có thể được tăng lên thành 27% so với BAU quốc gia (tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

NGUYÊN ANH |

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.

Biến đổi khí hậu đang tác động xấu lên doanh nghiệp Việt

Vũ Long |

VCCI đánh giá: Biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực toàn diện đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn

Thế Cường |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam. NDC cập nhật của Việt Nam xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng...

Nâng mức đóng góp của Việt Nam cho ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

Thế Cường |

Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ; mức đóng góp 9% này có thể được tăng lên thành 27% so với BAU quốc gia (tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.