Biến chủng SARS-CoV-2 "siêu lây nhiễm", báo động toàn hệ thống y tế

Thùy Linh |

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, ổ dịch tại Hải Dương là một trong những ổ dịch khá phức tạp, số lượng phát hiện nhiều nhất từ trước đến nay do biến chủng SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan rất nhanh.

Chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” B.1.1.7.

Theo Bộ Y tế, những trường hợp ở Hải Dương có liên quan đến một trường hợp được khẳng định tại Nhật Bản đã nhiễm chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” B.1.1.7. Giáo sư Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - cho biết, ở một số biến chủng của SARS-CoV-2 đã được ghi nhận, so sánh các đột biến sẽ có điểm khác nhau. Tuy nhiên, toàn bộ đoạn protein S không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra biến chủng virus lây nhanh hơn chủng cũ nhưng về lâm sàng, chưa ghi nhận tình trạng bệnh nặng hơn. Tỉ lệ tử vong cũng không có sự khác biệt.

“Bản chất của virus là thường xuyên xảy ra đột biến. Đơn cử vaccine cúm hằng năm đều có sự đột biến, thay đổi. Các nhà sản xuất sẽ dựa trên sự thay đổi đó để điều chỉnh” - ông nói.

Nhận định về tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói: “Khả năng lây của biến chủng SARS-CoV-2 rất nhanh, theo tính toán của thế giới là khoảng 70% nhưng tôi tính toán phải hơn. Với các chủng virus trước, có thể đi qua người nhiễm virus không lây, nhưng với biến chủng mới thì chỉ cần đi qua cũng lây. Đó là vấn đề hết sức lo ngại”.

Báo động toàn hệ thống y tế

Bảo vệ cơ sở y tế, bảo vệ bệnh nhân, cán bộ y tế là một trong những điểm mấu chốt, quan trọng mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo ngành Y tế nhiều lần nhấn mạnh, bởi nếu y bác sĩ bị lây nhiễm, hệ thống y tế có nguy cơ bị tê liệt. "Điều quan trọng là phải bảo vệ chắc chắn những điểm xung yếu, như Khoa Hồi sức tích cực, khoa Thận Nhân tạo. Nếu để xảy ra tại đó thì vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong sẽ rất cao” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đối với Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu tất cả các hành khách đi từ sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) về các địa phương khác từ ngày 15.1 trở lại đây phải liên hệ ngay với cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và cách ly, theo dõi sức khỏe. Đối với những người đi về từ thành phố Chí Linh đến các địa phương khác cũng vậy. “Chúng tôi cho rằng khả năng lây lan ở sân bay Vân Đồn đối với hành khách rất nhanh” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lo ngại.

Bộ trưởng cũng lưu ý, các cơ sở y tế có khả năng có người từ Quảng Ninh, Hải Dương đến khám chữa bệnh. Bệnh viện Bạch Mai là một ví dụ. Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở y tế phải nâng cao mức độ cảnh giác, nâng mức độ phòng chống dịch bệnh lên mức cao nhất.

Với tất cả những người đến từ Quảng Ninh, Hải Dương đều phải lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Đối với Hải Dương, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu tỉnh phải khoanh vùng thần tốc, lấy mẫu trên diện rộng, càng nhanh càng tốt và xét nghiệm thần tốc. Cần thiết sẽ lấy mẫu ở cộng đồng. Tất cả các trường hợp F1 phải cách ly tập trung. Từ bài học kinh nghiệm của Đà Nẵng, chúng ta kiên quyết thực hiện cách ly tập trung. Ông nhấn mạnh tỉnh Hải Dương phải chuẩn bị công tác điều trị vì số ca bệnh có thể tăng lên nhanh chóng.

Người dân cần phải làm gì trong lúc này?

Bác sĩ Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền Thông - Bộ Y tế cho biết: Với những kinh nghiệm trong việc kiểm soát các ổ dịch trước đây như Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bệnh viện Bạch Mai, Quán Bar Buddha, đặc biệt tại Đà Nẵng, hy vọng chúng ta sớm kiểm soát, khống chế được đợt dịch này.

"Chúng ta không quá hoang mang nhưng cũng đừng chủ quan, lơ là với dịch. Dù chủng virus nào đi nữa, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng tại một số địa bàn ở Hải Dương và Quảng Ninh đã xảy ra. Đề nghị mọi người hãy tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch mà ngành Y tế khuyến cáo 5K là khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập và khai báo y tế" - BS Đình Anh nhấn mạnh.

Theo BS Đình Anh, những ai có triệu chứng sốt, ho, đau họng, hắt hơi, đau tức ngực cần đeo khẩu trang, khai báo thông tin với nhân viên y tế để có những biện pháp hỗ trợ, đặc biệt người dân ở Hải Dương và Quảng Ninh, nơi phát hiện các trường hợp mắc tại cộng đồng.

PGS-TS Trần Đắc Phu: "Người dân bình tĩnh, tin tưởng vào công tác phòng chống dịch"

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các Sự kiện y tế công cộng.

Ông cho biết, trước hết, cần nói rõ hiện đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp trên thế giới. Nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp chặt chẽ song vẫn bùng dịch trong nước. Ở nước ta, sau thời gian dài không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, chúng ta đã ghi nhận 2 ổ dịch mới tại Hải Dương và Quảng Ninh. Đây là các ca lây nhiễm trong cộng đồng và với số lượng ca mắc lớn nhất từ trước tới nay.

Tình hình dịch hiện tại được đánh giá là phức tạp. Chúng ta chưa xác định được nguồn lây của các bệnh nhân COVID-19. Đặc biệt, đặc trưng của COVID-19 là nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng. Có thể có ca nhiễm nhưng chưa được phát hiện, từ đó vẫn có khả năng lây lan

Về số ca bệnh và biến chủng SARS-CoV-2 đang hoành hành tại Hải Dương đang là nỗi lo sợ lớn của người dân, ông cho rằng: Chúng ta không được chủ quan song cũng không nên quá hoang mang. Việt Nam có kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 và ngăn chặn tốt các ổ dịch trước đây. Tôi cho rằng người dân nên bình tĩnh và tin vào chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế cũng như các ban ngành khác.

Hiện tại, nguồn lây của ca bệnh ở Hải Dương được Nhật Bản giải trình tự gene và cho kết quả nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 của Anh. Còn với ca bệnh ở Quảng Ninh, muốn biết có nhiễm biến chủng hay không, cần giải trình tự gene để tìm ra. Nếu nhiễm biến chủng mới, các biện pháp ngăn chặn dịch phải được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ hơn vì lây lan rất nhanh. Người dân phải nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không được chủ quan. Người dân cần thực hiện đủ 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế, để không lây nhiễm virus này.

Đối với vaccine “make in Việt Nam”, PGS-TS Trần Đắc Phu cho rằng, chúng ta nên kỳ vọng bởi hiện tại, mọi thứ vẫn đang tốt, chưa có vấn đề đáng lo ngại. Hơn nữa, Việt Nam có kinh nghiệm sản xuất vaccine.

Vaccine COVID-19 cũng như các loại vaccine khác, sau khi thử nghiệm lâm sàng xong, sẽ cần các thủ tục để được cấp phép lưu hành. Có thể trong bối cảnh này, thủ tục cấp lưu hành cho vaccine COVID-19 sẽ nhanh. Với tiến độ hiện nay, tôi cho rằng phải cuối năm 2021 sang cuối quý I năm 2022 và giữa năm 2022, chúng ta mới có vaccine COVID-19 nội địa để tiêm cho người dân. Ngoài vaccine trong nước, chúng ta cũng có kế hoạch nhập vaccine COVID-19 từ nước ngoài.

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đang lên kế hoạch triển khai đối với cả vaccine nội và nhập, khi được duyệt sẽ công bố vào thời điểm chúng ta chính thức có vaccine COVID-19 để tiêm. Thùy Linh

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Biến chủng SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh

Thùy Linh |

Phát biểu tại cuộc họp khẩn về công tác phòng chống dịch COVID-19 tối 28.1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, ổ dịch tại Hải Dương là một trong những ổ dịch khá phức tạp, số lượng phát hiện nhiều nhất từ trước đến nay do biến chủng SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan rất nhanh.

Chuyên gia nói về khả năng biến chủng SARS-CoV-2 có thể vô hiệu hóa vaccine

Thùy Linh |

Trong bối cảnh trên thế giới xuất hiện nhiều biến chủng của SARS-CoV-2, nhiều ý kiến đặt ra lo ngại về tính hiệu quả của vaccine Việt Nam đang sản xuất bị thay đổi.

Biến chủng SARS-CoV-2 không làm ảnh hưởng đến thử nghiệm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam đã chính thức ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Vậy tiến trình thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không? Và liệu vaccine đang thử nghiệm có khả năng bảo vệ con người trước những biến chủng SARS-CoV-2 mới?

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Biến chủng SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh

Thùy Linh |

Phát biểu tại cuộc họp khẩn về công tác phòng chống dịch COVID-19 tối 28.1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, ổ dịch tại Hải Dương là một trong những ổ dịch khá phức tạp, số lượng phát hiện nhiều nhất từ trước đến nay do biến chủng SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan rất nhanh.

Chuyên gia nói về khả năng biến chủng SARS-CoV-2 có thể vô hiệu hóa vaccine

Thùy Linh |

Trong bối cảnh trên thế giới xuất hiện nhiều biến chủng của SARS-CoV-2, nhiều ý kiến đặt ra lo ngại về tính hiệu quả của vaccine Việt Nam đang sản xuất bị thay đổi.

Biến chủng SARS-CoV-2 không làm ảnh hưởng đến thử nghiệm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam đã chính thức ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Vậy tiến trình thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không? Và liệu vaccine đang thử nghiệm có khả năng bảo vệ con người trước những biến chủng SARS-CoV-2 mới?