Biến chủng SARS-CoV-2 không làm ảnh hưởng đến thử nghiệm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam đã chính thức ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Vậy tiến trình thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không? Và liệu vaccine đang thử nghiệm có khả năng bảo vệ con người trước những biến chủng SARS-CoV-2 mới?

Cam kết vaccine có khả năng bảo vệ 100% trên tất cả chủng

Những biến chủng SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, khiến tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Liệu sự biến chủng của virus SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất và thử nghiệm vaccine COVID-19 trong nước hay không? Trả lời vấn đề này, GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận định, kháng nguyên của vaccine COVID-19 tác động đến protein S của virus SARS-CoV-2, trong khi đó, đột biến của virus này chỉ xảy ra ở một số miền nên không ảnh hưởng tiến trình thử nghiệm lâm sàng của vaccine tại Việt Nam.

Đặc biệt, theo vị chuyên gia này, những bệnh nhân mang chủng này đã được cách ly tập trung tuyệt đối sau khi trở về từ nước ngoài, được quản lý chặt chẽ nên không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Đối với tất cả mẫu bệnh phẩm từ người nghi ngờ được gửi đến, các viện đều tiến hành phân tích, giải trình tự gien để phát hiện kịp thời các biến chủng.

Hiện nay, vaccine Nanocovax của NANOGEN đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và công ty này cam kết vaccine có khả năng bảo vệ 100% trên tất cả chủng virus.

Ông Hồ Nhân - Tổng Giám đốc CTCP Công nghệ sinh học dược NANOGEN - cho biết: SARS-CoV-2 liên tục biến chủng. Điều đó đã lường trước. Từ chủng virus đầu tiên ở Vũ Hán, sau đó là chủng mới bên Châu Âu, Nam Mỹ, rồi đến chủng virus lạ ở Đà Nẵng hồi tháng 7.2020... Nếu cứ thay đổi nghiên cứu thì phải chạy theo biến chủng. Từ đó, Nanogen quyết định nghiên cứu vaccine theo chủng thông dụng, nếu sau này virus có biến chủng thành chủng gì đó thì vaccine của Nanogen cũng có thể tạo ra một loại kháng thể có khả năng thích ứng được. Chỉ cần tiêm vaccine, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể bảo vệ trước các chủng virus khác nhau của SARS-CoV-2.

"Giống như cúm mùa, chúng ta không thể hy vọng với 2 mũi tiêm, cách nhau 6 tháng mà có thể bảo vệ được mãi mãi, mà chúng ta phải sử dụng vaccine hàng năm. Chúng tôi có đưa ra phương án làm ra những loại vaccine dạng khác như xịt mũi, nhỏ mắt dành cho những đối tượng không tiêm được vaccine như có bệnh nền, bị ốm..."- ông Hồ Nhân cho hay.

Biến thể SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến tiến trình thử nghiệm

Cuối tháng 1 này, Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) sẽ đưa vaccine Covivac vào thử nghiệm lâm sàng. Tiến sĩ Dương Hữu Thái - Viện trưởng - cho biết, hiện nay các nghiên cứu khoa học chưa có đánh giá về tác động của vaccine đối với chủng mới. Do đó, biến thể này chưa ảnh hưởng tới tiến trình thử nghiệm vaccine COVID-19 của IVAC.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 VABIOTECH cũng đã đạt đủ điều kiện an toàn khi thử nghiệm trên động vật, đang trong giai đoạn hoàn tất thử nghiệm để có đủ kết quả đánh giá đáp ứng miễn dịch và khả năng bảo vệ của vaccine trên động vật.

Về phía VABIOTECH, ông Đỗ Tuấn Đạt - Giám đốc VABIOTECH cho biết, các nhà khoa học đã lần nhiều ghi nhận sự biến chủng của virus này. Ở mỗi lần đột biến, các chủng của nó có khả năng lây lan nhanh và mạnh hơn.

Ông Đạt cho hay, đối với vaccine COVID-19, thông thường, nhà sản xuất sẽ chọn vùng gene ổn định nhất của virus để tạo ra đáp ứng miễn dịch. Theo đó, vùng gene được lựa chọn phải có tính chất ổn định nhất về mặt di truyền, bảo đảm tính bền vững. Bởi vì nếu chọn vùng gene không bền vững, khi tác động đến hệ miễn dịch cơ thể, nó sẽ không tạo ra vùng miễn dịch. Do đó, các nhà nghiên cứu thường phải có một số thay đổi nhất định đối với vùng gene mong muốn để làm vaccine.

Hiện tại, các nhà sản xuất chỉ lo ngại nhất là virus đột biến trên vùng gene được lựa chọn. Tuy nhiên, đột biến của virus này tại Anh đúng ngay vùng gene mà các nhà sản xuất lựa chọn để làm vaccine (vùng S) nên các nhà khoa học tiếp tục theo dõi diễn biến của của biến thể này để đánh giá tiếp.

Việt Nam cũng đã chính thức ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh vào ngày 2.1 khi phân tích mẫu bệnh phẩm của BN1435 (nữ, 45 tuổi, trú tại Trà Vinh) - trở về từ Anh ngày 22.12.2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh. Mẫu bệnh phẩm mang virus của bệnh nhân 1435 được Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh phân loại và giải trình tự gene phát hiện người này nhiễm chủng SARS-CoV-2 biến thể VOC 202012/01.

Đây là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời, chủng virus gây bệnh cho BN1435 cũng có đột biến D614G - một biến chủng gây ra tình trạng lây lan nhanh virus SARS-Co-2 cách đây khoảng 5 tháng.

Theo các chuyên gia dịch tễ, các loại virus gây bệnh truyền nhiễm luôn đột biến theo thời gian, đặc biệt là virus gây bệnh đường hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2. Việc virus biến chủng là dấu hiệu cho thấy chúng đang dần thuần hơn, bắt đầu thích nghi hơn với con người. Khi đó, chúng có tốc độ lây lan nhanh hơn, khả năng lây từ người này sang người khác dễ dàng hơn nhưng không làm tăng nặng hơn tình trạng của bệnh tật.

Đối với trường hợp đầu tiên mang biến chủng mới phát hiện ngày 2.1, may mắn Việt Nam đã cách ly tập trung và đã có những biện pháp phân tích, giải trình tự gene ngay để phát hiện biến thể mới đột biến nên không có khả năng biến chủng này lọt ra ngoài cộng đồng.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Biến thể virus SARS-CoV-2 ở Anh xuất hiện thêm tại Mỹ

Thanh Hà |

New York, Mỹ, xác nhận ca COVID-19 nhiễm biến thể SARS-CoV-2 lây lan nhanh từ Anh.

Nghi vấn về việc thêm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Nigeria

Phương Linh |

Một biến chủng mới khác của virus SARS-CoV-2 dường như đã xuất hiện ở Nigeria, CDC Châu Phi cho biết.

Bộ Y tế quan ngại về biến chủng mới của virus SARS-CoV-2

Thùy Linh |

Những vấn đề liên quan đến sự biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 đang làm giới khoa học rất lo ngại. Hiện nhiều nước tiến hành phong tỏa với Anh.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Biến thể virus SARS-CoV-2 ở Anh xuất hiện thêm tại Mỹ

Thanh Hà |

New York, Mỹ, xác nhận ca COVID-19 nhiễm biến thể SARS-CoV-2 lây lan nhanh từ Anh.

Nghi vấn về việc thêm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Nigeria

Phương Linh |

Một biến chủng mới khác của virus SARS-CoV-2 dường như đã xuất hiện ở Nigeria, CDC Châu Phi cho biết.

Bộ Y tế quan ngại về biến chủng mới của virus SARS-CoV-2

Thùy Linh |

Những vấn đề liên quan đến sự biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 đang làm giới khoa học rất lo ngại. Hiện nhiều nước tiến hành phong tỏa với Anh.