Bí quyết vượt khó của nữ giám đốc từng bị chế giễu giống "quái vật"

Phạm Đông |

Do mắc teo cơ tủy sống từ nhỏ nên chị Nguyễn Thị Vân phải làm bạn với xe lăn và bị các bạn cùng lớp thường gọi là "quái vật". Tuy nhiên, vượt lên trên những mặc cảm và khó khăn của cuộc sống, năm 2019, chị Vân đã được BBC bình chọn vào top 100 phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới.

Chị Nguyễn Thị Vân (32 tuổi) sinh ra trong một gia đình có ba anh chị em tại vùng quê Nghi Lộc, Nghệ An. Gia đình chị có anh trai và chị được chẩn đoán bị teo cơ tủy sống. Căn bệnh quái ác khiến 2 người phải gắn bó suốt đời với xe lăn. Căn bệnh khiến chị Vân cao chưa đầy một mét và nặng chỉ 20kg.

Chính vì cơ thể nhỏ bé, lại phải ngồi xe lăn nên chị Vân từng là nạn nhân của những cuộc bạo hành từ tinh thần đến thể xác. Cô gái trẻ không nhớ nổi bao lần bị bạn bè xúc phạm, đánh đập vì muốn cô đừng đến lớp nữa.

Chị Vân cao chưa đầy một mét, nặng 20kg.
Chị Vân cao chưa đầy một mét, nặng 20kg.

"Thời còn đi học, các bạn cùng lớp thường gọi tôi là 'quái vật', mà trong suy nghĩ của trẻ con, quái vật là kẻ cần bị tiêu diệt. Tuy nhiên, người ta sống và phát triển chỉ vì họ tin vào một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi đã có suy nghĩ như thế và khiến mình ngày càng trở nên kiên cường, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngoài việc khó khăn trong chuyện đi lại, mọi điều bạn làm được, tôi làm được", chị Vân nhớ lại.

Bước ngoặt trong cuộc đời chị Vân là khi được tiếp xúc với công nghệ máy tính từ người anh trai. Không cần đến trường lớp hay những khóa đào tạo chuyên nghiệp, mọi thứ Vân đều học trên mạng và những người xung quanh.

Trung tâm Nghị lực sống hiện đang là nơi làm việc của hơn 80 người.
Trung tâm Nghị lực sống hiện đang là nơi làm việc của hơn 80 người.
Trung tâm Nghị lực sống đang là nơi làm việc của hơn 80 người.

Sau một thời gian làm việc trong công ty liên doanh về lĩnh vực thiết kế đồ họa, chị xin nghỉ việc để hỗ trợ anh trai Nguyễn Công Hùng mở Trung tâm Nghị lực sống tại Hà Nội để giới thiệu, hướng nghiệp và đào tạo miễn phí cho người khuyết tật.

Với chị Vân, từ công việc cho tới đời sống cá nhân đều được lên lên kế hoạch. Muốn giao tiếp với người nước ngoài thì học tiếng Anh. Muốn hiểu sâu rộng về công nghệ thông tin thì lên học trên mạng và những người đi trước...

 
Chị Vân tham gia nhiều buổi hội thảo, tòa đàm ở cả trong và ngoài nước.

Biến cố xảy đến khi anh trai đột ngột qua đời vào cuối năm 2012 nên chị Vân "miễn cưỡng" tiếp quản sự nghiệp mà anh để lại. Từ một người hỗ trợ, chị Vân thay anh trai điều hành trung tâm. Những khó khăn về vốn, số lượng học viên giảm, các hợp đồng với đối tác bị cắt đứt... chưa từng khiến chị chán nản.

Hiện chị Vân và các đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ cho rất nhiều người khuyết tật có công ăn việc làm ổn định, tự nuôi sống bản thân và tìm kiếm hạnh phúc riêng. Đến nay trung tâm của chị đang là nơi làm việc của hơn 80 người (phần lớn là người khuyết tật).

Chị Nguyễn Thị Vân hạnh phúc bên chồng.
Chị Nguyễn Thị Vân hạnh phúc bên chồng.

"Mình chẳng ngại ngần mà không trải nghiệm những điều mới mẻ. Cuộc sống là để trải nghiệm, nhất là khi cơ thể cho phép. Tất cả những điều mình đã làm chỉ để chứng minh thành công và hạnh phúc sẽ đến với bất kỳ ai, chỉ cần bạn thực sự cố gắng" - chị Vân chia sẻ.

 
Chị Vân còn là một nhà diễn giả, một người truyền cảm hứng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Chị Vân còn là một nhà diễn giả, một người truyền cảm hứng sống ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài việc quản lý một công ty ứng dụng công nghệ, chị Vân còn là một nhà diễn giả, một người truyền cảm hứng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới về nghị lực sống, ý chí vươn lên đối với cộng đồng người khuyết tật.

Năm 2019, cô gái xứ Nghệ được BBC bình chọn là một trong 100 người phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới và Top 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019 do Forbes bình chọn. 

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nghị lực phi thường của nữ sinh bị ung thư não vẫn quyết tâm thi đỗ đại học

Phạm Đông |

Dù mang trong người căn bệnh ung thư não từ năm 2011, tuy nhiên nữ sinh Nông Thúy Hiền vừa điều trị bệnh, vừa cố gắng ôn luyện với khao khát thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại ngữ.

Người phụ nữ "mất" đôi chân chỉ sau một đêm, nghị lực "đứng bằng tay"

Tô Thế - Thảo Anh - Thùy Linh |

Chị Lê Thị Hà (sinh năm 1976, tại Hà Nội) đã từng mất tất cả chỉ sau một vụ tai nạn. Từ một người phụ nữ khoẻ mạnh, chị thành “người khuyết tật” vì chấn thương cột sống nặng. Thế nhưng, chị đã "đứng lên" bằng tay, bằng nghị lực của mình.

Nghị lực sống phi thường của nữ nghệ nhân đi bằng “hai tay”

Phạm Đông - Lan Nhi |

Từ một người tật nguyền, bà Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1970, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) đã vượt lên trên số phận trở thành nghệ nhân khảm trai nổi tiếng, truyền cảm hứng sống và làm việc cho nhiều người xung quanh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nghị lực phi thường của nữ sinh bị ung thư não vẫn quyết tâm thi đỗ đại học

Phạm Đông |

Dù mang trong người căn bệnh ung thư não từ năm 2011, tuy nhiên nữ sinh Nông Thúy Hiền vừa điều trị bệnh, vừa cố gắng ôn luyện với khao khát thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại ngữ.

Người phụ nữ "mất" đôi chân chỉ sau một đêm, nghị lực "đứng bằng tay"

Tô Thế - Thảo Anh - Thùy Linh |

Chị Lê Thị Hà (sinh năm 1976, tại Hà Nội) đã từng mất tất cả chỉ sau một vụ tai nạn. Từ một người phụ nữ khoẻ mạnh, chị thành “người khuyết tật” vì chấn thương cột sống nặng. Thế nhưng, chị đã "đứng lên" bằng tay, bằng nghị lực của mình.

Nghị lực sống phi thường của nữ nghệ nhân đi bằng “hai tay”

Phạm Đông - Lan Nhi |

Từ một người tật nguyền, bà Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1970, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) đã vượt lên trên số phận trở thành nghệ nhân khảm trai nổi tiếng, truyền cảm hứng sống và làm việc cho nhiều người xung quanh.