Bị ngừng việc, về quê, vẫn trả tiền thuê trọ

Quế Chi |

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, hiện nay, có những công nhân, do công ty ít đơn hàng, phải tạm thời nghỉ việc, về quê, nhưng vẫn phải trả tiền thuê trọ hàng tháng. Tạm nghỉ việc, công nhân không dám ở lại nơi trọ do chi phí tốn kém; về quê cũng không dám trả lại phòng trọ, phòng khi công ty gọi lên làm còn có chỗ ở ngay...

Chị Nông Thị Bảy (công nhân một công ty điện tử tại Bắc Giang) cho biết, đã bước sang tháng thứ 2 chị phải tạm nghỉ ở nhà vì thiếu việc làm. Chị Bảy năm nay đã 40 tuổi, kiếm việc khác khá khó khăn, nên vẫn quyết định vẫn sẽ gắn bó với công ty.

“Tháng 5.2023, tôi chỉ có 8 ngày công, tổng thu nhập được hơn 6 triệu đồng. Tháng 6 này tôi chưa đi làm ngày nào, không biết sẽ được bao nhiêu. Nhưng theo tính toán của tôi, có lẽ số tiền chỉ được hơn 2 triệu đồng. Tôi chưa biết khi nào công ty gọi đi làm trở lại” - chị Bảy than thở.

Khi công ty nhiều việc, chị Bảy được đi tăng ca; 1 tháng làm 1 ngày chủ nhật. Có tháng, tổng thu nhập của chị được hơn 12 triệu đồng.

Tạm thời “thất nghiệp”, chị Bảy quyết định về quê ở huyện Lục Ngạn, chờ khi công ty gọi đi làm trở lại. “Về quê nhưng tôi vẫn không trả phòng trọ. Hai tháng 5, 6, tôi vẫn phải trả tiền thuê dù không ở. Xót tiền nhưng tôi không dám trả phòng trọ, vì phòng khi công ty gọi lên làm còn có chỗ ở ngay. Lúc đó đi tìm phòng mới sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, tôi còn rất nhiều đồ đạc trong phòng” - nữ công nhân chia sẻ.

Tại khu trọ thuộc thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội, một căn phòng trọ cửa đóng im ỉm do người thuê đã tạm thời về quê. Hàng xóm của người này cho biết, người thuê trọ là nữ, tên là M. Hai tháng gần đây do công ty không có việc, chị M phải nghỉ ở nhà.

Chị M làm công nhân một Cty thuộc Khu công nghiệp Thăng Long gần đó. “Thời gian gần đây, công ty rơi vào tình trạng ít việc. Năm 2022, tôi phải nghỉ làm mất 2, 3 tháng. Năm nay, sau Tết 1 tháng tôi mới lên làm. Làm được gần 1 tháng thì lại tạm nghỉ do công ty ít việc” - qua điện thoại, chị M cho hay.

Theo tính toán của chị M, nếu ở lại Hà Nội trong lúc tạm nghỉ việc, chị sẽ không đủ tiền để trang trải sinh hoạt. Về quê, dù sao có sẵn hạt gạo, ngọn rau, không quá tốn kém chi phí sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, chị quyết định tạm hồi hương. Gần 2 tháng nay, dù không ở phòng trọ nhưng nữ công nhân này vẫn phải trả tiền thuê với giá gần 1 triệu đồng/tháng.

“Mặc dù rất xót tiền thuê hàng tháng, nhưng tôi không dám trả hẳn phòng trọ. Đồ đạc của tôi rất nhiều, nếu phải chuyển về quê thì rất vất vả. Rồi khi công ty có việc trở lại, chẳng lẽ lại phải chở đồ đạc lên, thuê phòng trọ mới? Vì vậy, tôi đành “bấm bụng” trả tiền.

Hiện nay, dù chi tiêu dè sẻn, chị đã phải dùng làm đến khoản tiết kiệm. “Tôi đang rất mong công ty có việc ổn định để tôi lên Hà Nội đi làm trở lại, có thu nhập trang trải cho cuộc sống” - chị M chia sẻ.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Phải nghỉ việc về quê để con được đi học

LƯƠNG HẠNH |

Nỗi lo cho các con được học hành đầy đủ nhiều gia đình công nhân phải chia cách nhiều năm. Người ở Thủ đô cố gắng kiếm tiền, người về quê để chăm lo các con học hành...

Gần 100 lao động thuộc Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp bị cho nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH |

Báo Lao Động nhận được phản ánh của chị Bùi Thùy Linh về việc Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động dù chị đã có nhiều năm công tác với vị trí nhân viên kế toán thanh toán tại đây. Chị Linh chỉ là 1 trong gần 100 nhân sự bị chấm dứt hợp đồng lao động vì Ban này “chưa cân đối được nguồn, không có căn cứ để trả lương, phụ cấp cho người lao động”.

Giá điện tăng, trời nắng nóng, sinh viên thuê trọ tìm mọi cách đối phó

Phương Trang |

Giá điện tăng, kéo theo sự tăng giá của rất nhiều mặt hàng khác, không chỉ là mối lo ngại của các hộ dân, mà còn là nỗi lo đối với mỗi sinh viên.

Tăng giá điện, người thuê trọ nặng thêm nỗi lo

Bạn đọc Nguyễn Thị Loan |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4.5.2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Thái Nguyên: 26.520 người lao động được hỗ trợ thuê trọ

Hà Anh |

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Nguyên vừa có thông tin về kết quả 3 năm triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 trong đoàn viên, người lao động.

Hiện trạng cây cầu được Bộ trưởng gợi ý "dùng tiền bán vải" để xây

Vân Trường |

Bắc Giang - Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam xây dựng từ năm 1979, đến nay, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Dự án hơn 55.000 tỉ xin dừng khi tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng

HƯNG THƠ |

Để thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện công suất 1.200MW, Quảng Trị đã đầu tư gần 250 tỉ đồng để làm khu tái định cư và thu hồi hơn 56ha đất. Nhà đầu tư đến từ Thái Lan chỉ mới bỏ ra hơn 3 tỉ đồng thì đã đề nghị dừng thực hiện dự án.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng: “Biến đổi văn hóa” để bảo tồn Chợ nổi Cái Răng

PHONG LINH |

Trên hành trình níu giữ hơi thở của Chợ nổi Cái Răng, chúng tôi tìm đến nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng - người dành tâm huyết cả đời mình cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa chợ nổi ở Miền Tây. Đến nay, hơn 30 đầu sách mà ông viết ra, phần nhiều vẫn là về chợ nổi. Để rồi vào ngày mưa giữa tháng 6, trong không gian tri thức đó, ông đã chia sẻ với Lao Động những trăn trở, nghiền ngẫm của mình về hướng đi mới cho việc bảo tồn Chợ nổi Cái Răng.

Phải nghỉ việc về quê để con được đi học

LƯƠNG HẠNH |

Nỗi lo cho các con được học hành đầy đủ nhiều gia đình công nhân phải chia cách nhiều năm. Người ở Thủ đô cố gắng kiếm tiền, người về quê để chăm lo các con học hành...

Gần 100 lao động thuộc Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp bị cho nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH |

Báo Lao Động nhận được phản ánh của chị Bùi Thùy Linh về việc Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động dù chị đã có nhiều năm công tác với vị trí nhân viên kế toán thanh toán tại đây. Chị Linh chỉ là 1 trong gần 100 nhân sự bị chấm dứt hợp đồng lao động vì Ban này “chưa cân đối được nguồn, không có căn cứ để trả lương, phụ cấp cho người lao động”.

Giá điện tăng, trời nắng nóng, sinh viên thuê trọ tìm mọi cách đối phó

Phương Trang |

Giá điện tăng, kéo theo sự tăng giá của rất nhiều mặt hàng khác, không chỉ là mối lo ngại của các hộ dân, mà còn là nỗi lo đối với mỗi sinh viên.

Tăng giá điện, người thuê trọ nặng thêm nỗi lo

Bạn đọc Nguyễn Thị Loan |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4.5.2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Thái Nguyên: 26.520 người lao động được hỗ trợ thuê trọ

Hà Anh |

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Nguyên vừa có thông tin về kết quả 3 năm triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 trong đoàn viên, người lao động.