Bệnh viện nợ lương bác sĩ, để thiết bị y tế "đắp chiếu" là một sự vô cảm

Thùy Linh- Sỹ Công |

"Bệnh viện nợ lương, để người lao động phải lao đao như vậy, rồi mua sắm trang thiết bị thừa mứa, để không, phủ bụi, không dùng đến là lỗi của lãnh đạo của bệnh viện. Đó là lỗi rất lớn"- một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý bệnh viện chia sẻ với Lao Động quanh câu chuyện "nợ lương bác sĩ, để thiết bị y tế đắp chiếu" ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Kinh phí mua sắm trang thiết bị y tế là tiền ngân sách

Theo chia sẻ của một cán bộ y tế đang công tác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, từ khi bệnh viện tự chủ, kinh phí chi thường xuyên là lương, thưởng, phụ cấp… thì bị cắt nhưng kinh phí chi không thường xuyên thì vẫn được Nhà nước cấp đủ. Kinh phí chi không thường xuyên như tiền sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, máy móc… vẫn được rót về, đó là nguồn kinh phí của Nhà nước.

Theo cán bộ y tế này, từ nguồn kinh phí này, thời gian qua, bệnh viện đã mua sắm trang thiết bị y tế một cách ồ ạt, mà không cần biết có phù hợp với nhu cầu sử dụng khám chữa bệnh hay không. Các trang thiết bị y tế đang bỏ xó, phủ bụi tại bệnh viện đều được mua sắm từ 100% vốn Nhà nước.

"Hàng ngày chúng tôi nhìn thấy sự lãng phí đó, rất xót xa. Các hệ thống máy móc tiền tỉ hay vài trăm triệu, còn mới nguyên mà chưa từng được phục vụ bệnh nhân hoặc chỉ dùng một vài lần. Một sự đầu tư không có hiệu quả. Trong khi chúng tôi thì bị bệnh viện nợ lương, phải tính nước bỏ nghề"- cán bộ y tế BV Tuệ Tĩnh chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề tự chủ bệnh viện, PGS.TS Phạm Thanh Bình- Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam thẳng thắn thừa nhận việc Bệnh viện Tuệ tĩnh nợ lương cán bộ nhân viên kéo dài bắt nguồn từ việc đơn vị này thực hiện cơ chế tự chủ một cách nóng vội.

Trang thiết bị y tế phủ bụi, cất trên nóc tủ, không được sử dụng tại BV Tuệ Tĩnh. Ảnh: Lao Động
Trang thiết bị y tế phủ bụi, cất trên nóc tủ, không được sử dụng tại BV Tuệ Tĩnh. Ảnh: Lao Động

Theo đó, Bệnh viện Tuệ Tĩnh thực hiện cơ chế tự chủ theo Quyết định số 2218/QĐ-BYT ngày 4.6.2019 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, bệnh viện tự chủ trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về pháp lý, con người, tổ chức bộ máy và sự thống nhất. Đến nay, bệnh viện vẫn chưa kiện toàn được bộ máy lãnh đạo, tổ chức Đảng và Công đoàn riêng.

Tự chủ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại ở một lĩnh vực hết sức đặc thù - đó là chuyên ngành y học cổ truyền, chuyên ngành khó khăn trong ngành Y tế. Đây cũng là đơn vị đầu tiên xung phong tự chủ, nên chưa có đơn vị đi trước để rút kinh nghiệm và học tập.

"Vì hai điểm trên nên ngay từ khi tự chủ, bệnh viện đã gặp khó khăn. Cộng thêm điểm thứ ba là tự chủ của bệnh viện đúng thời điểm có dịch COVID-19 trong hai năm gần đây, nên gần như không có bệnh nhân đến" - Chủ tịch Công đoàn Y tế cho biết.

Theo bà Bình, do bệnh viện tự chủ nên cũng được coi như là một doanh nghiệp, vì vậy, không thể tránh khỏi tình hình khó khăn chung do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Hiện bệnh viện có 153 người lao động đang bị nợ lương và đứng trước nguy cơ mất việc làm. Tổng số tiền nợ lương là hơn 3,4 tỉ đồng, tiền nợ bảo hiểm là hơn 200 triệu đồng.

Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, để giải quyết vụ việc này cần nhìn trên hai quan điểm: Cần có sự thống nhất của Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng kiến nghị đối với Bộ Tài chính và Chính phủ cho phép tạm dừng tự chủ ở các đơn vị khó khăn trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.

Lỗi của đơn vị phê duyệt tự chủ và lãnh đạo bệnh viện

Trao đổi với phóng viên Lao Động về vụ việc này, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý bệnh viện cho rằng vấn đề tự chủ bệnh viện chỉ là một phần nguyên nhân.

Theo vị chuyên gia này, thứ nhất, muốn thực hiện cơ chế đó phải có lộ trình, mà lộ trình thì phải được phê duyệt. Đơn vị phê duyệt chưa thẩm định kĩ mà đã phê duyệt, chưa đủ điều kiện mà đã cho tự chủ thì cũng là lỗi của đơn vị phê duyệt.

Cán bộ nhân viên y tế của BV Tuệ Tĩnh bị nợ lương. Ảnh: Sỹ Công
Cán bộ nhân viên y tế của BV Tuệ Tĩnh bị nợ lương. Ảnh: Sỹ Công
Phải đánh giá được bệnh viện đó có khả năng tự chủ được hay không và nếu có thì tự chủ ở mức độ nào, nhóm nào? Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đối tượng phục vụ, rồi nhân lực... tất cả những thứ liên quan, đều phải được xem xét kĩ lưỡng. Nếu đủ điều kiện mới cho tự chủ. Và tự chủ cũng có nhiều nhóm khác nhau.

"Việc đơn vị phê duyệt chủ quan, để xảy ra hậu quả như vậy cũng là lỗi của đơn vị phê duyệt tự chủ"- vị chuyên gia của Lao Động phân tích.

Thứ 2, Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương, để người lao động phải lao đao như vậy, rồi mua sắm trang thiết bị thừa mứa, để không, phủ bụi, không dùng đến là lỗi của lãnh đạo của bệnh viện.

"Đó là lỗi rất lớn. Đó là một sự vô cảm. Không một lãnh đạo bệnh viện nào có trách nhiệm mà lại mua sắm trang thiết bị và để nhiều năm không dùng như vậy. Kể cả đó là ngân sách của nhà nước hay ngân sách của bệnh viện thì cũng là rất lãng phí"- vị chuyên gia nói.

Công tác trong ngành y và làm công tác quản lý bệnh viện nhiều năm, nhưng vị chuyên gia này cho biết ông chưa từng gặp phải chuyện y bác sĩ bị nợ lương phải đi bán rau, ship hàng để kiếm sống. "Tôi thấy xót xa cho các đồng nghiệp của mình"- ông nói.

Thùy Linh- Sỹ Công
TIN LIÊN QUAN

Nợ lương bác sĩ, máy móc xếp xó, BV Tuệ Tĩnh vẫn sắm loạt thiết bị tiền tỉ

Cường Ngô - Thuỳ Linh |

Bệnh viện Tuệ Tĩnh (trực thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) mua sắm hàng loạt trang thiết bị y tế nhưng xếp xó, không sử dụng, đồng thời bệnh viện nợ lương cán bộ, y bác sĩ. Tuy nhiên, trong năm 2021, bệnh viện này tiếp tục phê duyệt kế hoạch mua sắm hàng loạt trang thiết bị mới, với giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng.

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải đi bán rau: Sự việc chưa có tiền lệ

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, vấn đề xảy ra tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa có tiền lệ, cần có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị liên quan để tháo gỡ.

BV Tuệ Tĩnh: Nhiều trang thiết bị y tế phủ bụi, "đắp chiếu" không sử dụng

Thùy Linh - Sỹ Công |

Trong khi hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế bị nợ lương, thì nhiều trang thiết bị, máy móc y tế đắt tiền của bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) gần một năm qua chỉ được bật lên “chạy chay” cho đỡ hỏng. Thậm chí nhiều loại máy được mua về sau nhiều năm vẫn còn "đập hộp" mới nguyên, chưa một lần sử dụng.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Nợ lương bác sĩ, máy móc xếp xó, BV Tuệ Tĩnh vẫn sắm loạt thiết bị tiền tỉ

Cường Ngô - Thuỳ Linh |

Bệnh viện Tuệ Tĩnh (trực thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) mua sắm hàng loạt trang thiết bị y tế nhưng xếp xó, không sử dụng, đồng thời bệnh viện nợ lương cán bộ, y bác sĩ. Tuy nhiên, trong năm 2021, bệnh viện này tiếp tục phê duyệt kế hoạch mua sắm hàng loạt trang thiết bị mới, với giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng.

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải đi bán rau: Sự việc chưa có tiền lệ

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, vấn đề xảy ra tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa có tiền lệ, cần có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị liên quan để tháo gỡ.

BV Tuệ Tĩnh: Nhiều trang thiết bị y tế phủ bụi, "đắp chiếu" không sử dụng

Thùy Linh - Sỹ Công |

Trong khi hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế bị nợ lương, thì nhiều trang thiết bị, máy móc y tế đắt tiền của bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) gần một năm qua chỉ được bật lên “chạy chay” cho đỡ hỏng. Thậm chí nhiều loại máy được mua về sau nhiều năm vẫn còn "đập hộp" mới nguyên, chưa một lần sử dụng.