Chuyển dịch nhân lực y tế:

Bệnh viện công đối mặt nguy cơ thiếu nhân lực chất lượng

Thùy Linh |

Tình trạng nhiều y bác sĩ giỏi bỏ bệnh viện công để chuyển sang bệnh viện tư làm việc đã xảy ra. Không thể phủ nhận, chuyện một số bác sĩ giỏi khi chuyển khỏi bệnh viện công sẽ vô tình “kéo” theo một số lượng lớn những bệnh nhân mà trước giờ vẫn được bác sĩ khám chữa bệnh cho. Lòng tin của bệnh nhân vào một cơ sở y tế đôi khi chính là nhờ vào uy tín cá nhân của các bác sĩ.

Bệnh viện công hay tư vẫn phải vì cộng đồng

Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chỉ từ tháng 2.2020 đến cuối tháng 3.2021 đã có tới 221 cán bộ chuyển công tác, có 112 lao động giản đơn, còn lại là dược sĩ, điều dưỡng, bác sĩ (28 người). Bù lại bệnh viện tuyển 506 lao động mới, đều là nhân lực chất lượng cao như bác sĩ nội trú, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành.

Ở Cà Mau, trung bình mỗi năm có hơn 20 bác sĩ ở các bệnh viện công chuyển sang bệnh viện tư công tác. Bệnh viện Đa khoa Cà Mau là nơi số lượng y, bác sĩ bỏ công tác nhiều nhất. Chỉ tính riêng hai năm 2017, 2018, bệnh viện này có 16 trường hợp bác sĩ làm đơn xin nghỉ việc, trong đó có 13 trường hợp được chấp nhận, còn 3 trường hợp tự ý bỏ việc.

Tại các bệnh viện tuyến huyện và thành phố Cà Mau, tình trạng bác sĩ bỏ việc cũng diễn ra khá phổ biến. Phần lớn những trường hợp bác sĩ làm đơn xin nghỉ việc đều là những bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo sau đại học. Nguyên nhân chính dẫn đến sự dịch chuyển bác sĩ từ bệnh viện công sang bệnh viện tư được cho là do thu nhập, môi trường làm việc, chế độ ưu đãi…

GS-TS Nguyễn Viết Tiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - bày tỏ quan điểm “mở” trong vấn đề nhân lực ngành Y tế chuyển dịch từ y tế công sang tư: Theo tôi việc các bác sĩ ở bệnh viện công chuyển sang bệnh viện tư làm việc không có vấn đề gì, quan trọng nhất là các bác sĩ dù ở đâu cũng phải phục vụ và chăm sóc tốt cho sức khỏe của người dân, đúng theo quy định của ngành Y tế.

Đồng quan điểm với GS Nguyễn Viết Tiến, PGS-TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội - cho rằng: “Y bác sĩ chuyển việc từ bệnh viện công sang bệnh viện tư là chuyện hết sức bình thường. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải đánh giá sau khi nhiều y bác sĩ của 1 bệnh viện chuyển đi, thì bệnh viện đó có bị giảm sút về chất lượng hay không. Nếu bệnh viện có chủ trương thay đổi thì phải đánh giá bệnh viện có cải tổ được không, có phục vụ tốt được cho người dân hay không. Vì dù bác sĩ phục vụ ở bệnh viện công hay bệnh viện tư thì mục tiêu cao nhất vẫn là chăm sóc sức khỏe cho người dân”.

Theo PGS-TS Bùi Thị An, nếu một bệnh viện, một cơ sở y tế có quá nhiều người chuyển đi, thì ban lãnh đạo bệnh viện cũng nên xem lại chính sách của mình vì sao y bác sĩ của mình chuyển đi ồ ạt. “Nếu nhân lực y tế luân chuyển ít là chuyện bình thường, là quyền của họ, quyền được lựa chọn môi trường làm việc tốt hơn, phù hợp hơn, lương cao hơn chẳng hạn. Việc nhân lực y tế dịch chuyển từ bệnh viện công sang bệnh viện tư không thể gọi đó là “chảy máu chất xám” được”- PGS-TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Tôi cho rằng, nếu nhân lực y tế chuyển đi ồ ạt, thì phải đánh giá lại bệnh viện đó về các mặt thủ tục hành chính có dễ dàng không, chất lượng khám chữa bệnh có tốt không, chăm sóc người bệnh ra sao.

Bệnh viện công đối mặt nguy cơ giảm sút chất lượng

Sự dịch chuyển nhân lực y tế ồ ạt từ y tế công sang y tế tư nhân, liệu có phải là nỗi lo ngại cho các cơ sở y tế công hay không? Nhiều ý kiến cho rằng, nếu bị mất nhân lực y tế, mất bác sĩ giỏi, thì bệnh viện công có nguy cơ giảm sút về chất lượng.

Ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII) - cho rằng: “Nếu chúng ta không có chính sách tốt để thu giữ được người tài ở lại trong bệnh viện công, chất lượng khám, chữa bệnh ở bệnh viện công sẽ bị ảnh hưởng”.

Ông Tiến cho rằng, hiện nay có rất nhiều bệnh viện tư ra đời theo chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, y tế… của nhà nước. Khi bệnh viện tư ra đời, họ sẽ có chủ trương thu hút người tài đến để làm việc với mức lương cao, chế độ tốt, chính sách hợp lý.

Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho rằng không thể trách các bác sĩ vì nơi nào có thu nhập cao, môi trường làm việc tốt thì họ sẽ đến để làm việc. Đó là quyền của họ.

Trước những lo ngại về tình trạng “chảy máu chất xám” trong ngành Y tế, ông Tiến cho rằng: “Sứ mệnh của bệnh viện công là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân, còn bệnh viện tư hầu hết chỉ chú trọng vào vấn đề tàichính. Vì thế, các bệnh viện công cần giữ được những người bác sĩ, y tá, nhân viên y tế giỏi để phục vụ cho sự nghiệp y tế của nước nhà. Tôi đề nghị Chính phủ và Bộ Y tế phải có chính sách thu hút, đãi ngộ người tài để giữ họ ở lại bệnh viện công làm việc và cống hiến, gắn bó với bệnh viện.

Chuyển dịch nhân lực y tế từ bệnh viện công sang bệnh viện tư: Bộ Y tế nói gì?

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Tuấn Hưng- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ- Bộ Y tế cho biết: “Theo tôi, khái niệm “chảy máu chất xám” chỉ sử dụng khi nguồn nhân lực y tế không phục vụ cho người dân Việt Nam trong dải đất hình chữ S nữa. Còn nếu bác sĩ vẫn công tác trong các bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tế khác thì không thể gọi đó là “chảy máu chất xám””.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Cán bộ, Bộ Y tế, theo quy định thì không phân biệt bệnh viện công và bệnh viện tư. Bác sĩ ở bệnh viện công sang bệnh viện tư làm việc (nếu có chuyên môn cao) sẽ làm cho người dân đến khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện tư được tiếp cận dịch vụ chất lượng hơn, xứng đáng với viện phí người dân bỏ ra. Vậy thì đây là một vấn đề tốt chứ không phải là xấu.

Bày tỏ quan điểm lo ngại về việc chất lượng bệnh viện công sẽ giảm khi đánh mất quá nhiều nhân lực y tế, đặc biệt là những người có chuyên môn giỏi, ông Nguyễn Tuấn Hưng cho rằng: “Khi chuyển dịch nguồn nhân lực, dù là nhân lực có chuyên môn cao hay không thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của bệnh viện vì guồng máy đang chạy mà có 1 bánh răng dừng lại thì làm sao không ảnh hưởng”.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho rằng chất lượng bệnh viện còn phụ thuộc nhiều yêu tố khác nữa như cơ sở vật chất; trang thiết bị y tế; trình độ chuyên môn chung của bệnh viện đó; thái độ giao tiếp của nhân viên y tế với bệnh nhân có được cải thiện hay không? Và nhiều yếu tố khác nữa...

Vì thế, theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Cán bộ, muốn giữ chân bác sĩ giỏi, các bệnh viện công nói riêng và các cơ sở y tế nói chung cần có nhiều giải pháp đồng bộ, cần tạo động lực làm việc thật tốt thông qua tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc...

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Thiếu hụt nhân lực ngành Y miền núi: Ngọn lửa nhỏ âm ỷ cháy

SONG AN |

Không tạo thành làn sóng như hơn 200 nhân sự bỏ việc xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa qua, tuy vậy thực trạng nhân lực ngành Y tại một số tỉnh miền núi xin nghỉ việc được ví như “ngọn lửa” âm ỷ “cháy” suốt nhiều năm qua.

Đề xuất rút chứng chỉ bác sĩ vùng cao sau đào tạo tự ý bỏ việc về xuôi

Song An |

Ông Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế Điện Biên vừa có buổi trao đổi xoay quanh loạt bài phản ánh thực trạng “chảy máu” nhân lực ngành y (đặc biệt là các bác sĩ sau khi được cử đi đào tạo) tại địa phương này đăng tải trên Báo Lao Động.

“Chảy máu” nhân lực ngành Y ở Điện Biên: Giải pháp "lạt mềm buộc chặt"?

SONG AN |

“Việc bác sĩ thôi việc, bỏ việc trong thời gian qua có ảnh hưởng một phần đến chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cũng như công tác khám, chữa bệnh tại các đơn vị. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới thì sẽ ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược chung của đơn vị, ngành” - ông Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên khẳng định. Tuy nhiên, làm sao để giữ chân họ trong điều kiện còn nhiều chênh lệch như hiện tại, đã và đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành Y tế địa phương.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Thiếu hụt nhân lực ngành Y miền núi: Ngọn lửa nhỏ âm ỷ cháy

SONG AN |

Không tạo thành làn sóng như hơn 200 nhân sự bỏ việc xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa qua, tuy vậy thực trạng nhân lực ngành Y tại một số tỉnh miền núi xin nghỉ việc được ví như “ngọn lửa” âm ỷ “cháy” suốt nhiều năm qua.

Đề xuất rút chứng chỉ bác sĩ vùng cao sau đào tạo tự ý bỏ việc về xuôi

Song An |

Ông Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế Điện Biên vừa có buổi trao đổi xoay quanh loạt bài phản ánh thực trạng “chảy máu” nhân lực ngành y (đặc biệt là các bác sĩ sau khi được cử đi đào tạo) tại địa phương này đăng tải trên Báo Lao Động.

“Chảy máu” nhân lực ngành Y ở Điện Biên: Giải pháp "lạt mềm buộc chặt"?

SONG AN |

“Việc bác sĩ thôi việc, bỏ việc trong thời gian qua có ảnh hưởng một phần đến chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cũng như công tác khám, chữa bệnh tại các đơn vị. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới thì sẽ ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược chung của đơn vị, ngành” - ông Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên khẳng định. Tuy nhiên, làm sao để giữ chân họ trong điều kiện còn nhiều chênh lệch như hiện tại, đã và đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành Y tế địa phương.