Bệnh tay chân miệng gia tăng, bệnh viện kêu thiếu thuốc, Bộ Y tế nói không

Lệ Hà |

Số ca mắc tay chân miệng tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Các cơ sở y tế "than" thiếu thuốc nhưng Bộ Y tế khẳng định: Sẽ không để TPHCM thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng.

Tích lũy từ đầu năm đến thời điểm này, cả nước ghi nhận 100.210 trường hợp mắc tay chân miệng; 22 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (52.296/3) số mắc tăng 91,6%, tử vong tăng 19 trường hợp.

Các tỉnh phía nam, số ca mắc tay chân miệng tăng cao. Riêng trong tuần qua, TPHCM đã ghi nhận 1.532 ca mắc tay chân miệng, tăng gần 1,5 lần so với trung bình của 4 tuần trước. Các quận và huyện với số ca mắc bệnh trên 100.000 dân bao gồm quận Bình Tân, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh. Hiện thành phố đang điều trị cho 346 ca bệnh tay chân miệng, trong đó 103 ca có địa chỉ tại TPHCM.

Hiện một số bệnh viện chuyên khoa sản nhi khu vực phía nam chưa có đủ thuốc thiết yếu điều trị tay chân miệng, buộc phải chuyển bệnh nhân đến TPHCM.

Đại diện Bộ Y tế, ông Lê Việt Dũng - Cục phó Quản lý Dược - cho biết, nguồn cung thuốc thiết yếu trị tay chân miệng như gamma globulin, phenobarbital, milrinone... hiện đã đáp ứng đủ nhu cầu điều trị. Trước đó, hồi tháng 7, nhiều loại thuốc trị bệnh nặng cạn kiệt, các bác sĩ phải hội chẩn và cân nhắc kỹ, ưu tiên dùng thuốc cho những trường hợp nặng.

Hiện nay, có 13 thuốc immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Cục Quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu 15.000 lọ thuốc immunoglobulin theo quy định để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám chữa bệnh.

Việc thiếu các thuốc thiết yếu như gamma globulin, phenobarbital, milrinone..., đồng thời một số nơi chưa triển khai được kỹ thuật lọc máu khiến nhiều bệnh nhi nặng phải chuyển viện. Từ đó dẫn đến hậu quả một số trẻ không được điều trị kịp thời, biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cho rằng, nguồn cung đầu vào hiện không thiếu, nhưng vẫn còn những đơn vị điều trị và địa phương chưa chủ động trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc.

Việt Nam đã nhập khẩu về với số lượng 8.258 lọ thuốc và cung ứng cho các cơ sở điều trị. Dự kiến cuối tháng 11 sẽ tiếp tục nhập khẩu 2.000 lọ thuốc về Việt Nam. Ngoài ra, trong những tháng cuối năm 2023, các thuốc immunoglobulin đã được cấp giấy đăng ký lưu hành có thể sẽ được tiếp tục nhập khẩu về Việt Nam.

Theo ông Lê Việt Dũng, nguồn cung đầu vào hiện không thiếu, nhưng vẫn còn những đơn vị điều trị và địa phương chưa chủ động trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo đủ thuốc phục vụ công tác chuyên môn, khám chữa bệnh, điều trị cho người bệnh.

Bộ Y tế đã có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để các cơ sở y tế chủ động hơn trong việc điều phối, sử dụng thuốc.

Ngoài công tác phòng chống lây nhiễm, phân luồng, phân loại, để triển khai cấp cứu, chữa bệnh kịp thời thì bệnh viện cũng phải đảm bảo có đầy đủ trang thiết bị, hỗ trợ bệnh nhân chuyển viện từ tuyến dưới ở các địa phương khác lên, đảm bảo cứu được những bệnh nhân có biến chứng nặng.

Bộ Y tế cũng đã có công văn yêu cầu tất cả các sở Y tế đề xuất dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc. Việc này dự kiến sẽ giúp các nhà sản xuất, các đơn vị nhập khẩu thuốc có cơ sở để nhập trước lượng thuốc phù hợp, tránh xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Giảm tải cho bệnh viện tuyến cuối trong điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng

NGUYỄN LY |

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại phía Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca bệnh nặng tiếp tục tăng. 70% ca bệnh tay chân miệng đang điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ các tỉnh lân cận chuyển về nên dẫn đến tình trạng quá tải.

Thuốc điều trị tay chân miệng không thiếu mà do cơ sở không chủ động

Lệ Hà |

Một số bệnh viện phía nam như An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ... chưa đủ các thuốc thiết yếu trị tay chân miệng, phải chuyển bệnh nhân nặng đến TP HCM. Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cho rằng, nguồn cung đầu vào hiện không thiếu, nhưng vẫn còn những đơn vị điều trị và địa phương chưa chủ động trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc.

Bệnh tay chân miệng ở Vĩnh Long tăng gần 50% so với cùng kỳ

HOÀNG LỘC |

Theo báo cáo từ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2023 đến nay tăng gần 500 ca so với cùng kỳ năm 2022, nhiều người dân lo sợ bệnh sẽ lây lan diện rộng.

Lửa bùng lên quá nhanh, người nhà bất lực kêu cứu trong vụ nổ ở Hà Nội

Thế Kỷ |

Vụ nổ căn nhà cấp 4 tại Thanh Trì (Hà Nội) đã khiến 3 người tử vong. Thời điểm cháy, chỉ thời gian ngắn ngọn lửa đã bao trùm căn nhà, vốn là nơi thu mua, kinh doanh phế liệu.

TPHCM nguy cơ ngập nặng với đợt triều cường mới dâng cao đến 1,69m

Huyền Trân |

TPHCM - Triều cường tại TPHCM dự báo đạt đỉnh 1,69m ngày 29 và 30.10, gây ngập những vùng trũng thấp và ven sông.

Khó đáp ứng hết nhu cầu khách mua vé tàu Tết đi các ngày cao điểm

Huyền Trân |

TPHCM - Sau gần 1 tuần mở bán vé tàu Tết Giáp Thìn 2024, đến nay, ngành Đường sắt đã bán được hơn 46.000 vé. Theo nhiều bạn đọc phản ánh, việc mua vé tàu Tết đi từ TPHCM đến các ga thuộc một số tỉnh miền Trung những ngày cao điểm trước Tết vẫn còn khó khăn, do số lượng chỗ trên hệ thống ít, không đáp ứng đủ nhu cầu.

Nam sinh lớp 7 bị đánh hội đồng sang chấn tâm lý ngày càng nặng nề

Khánh Linh |

Luôn trong trạng thái hoảng loạn, sang chấn tâm lý ngày càng nặng nề sau khi bị bạn đánh hội đồng, L.V.T.K - nam sinh lớp 7, Trường THCS Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội) - thường xuyên bịt tai, la hét.

Hiện trường vụ nổ khiến ba mẹ con tử vong tại Hà Nội

Tô Thế |

Theo thống kê sơ bộ, lực lượng chức năng xác định có ba người tử vong trong vụ nổ căn nhà ở Thanh Trì, Hà Nội.

Giảm tải cho bệnh viện tuyến cuối trong điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng

NGUYỄN LY |

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại phía Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca bệnh nặng tiếp tục tăng. 70% ca bệnh tay chân miệng đang điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ các tỉnh lân cận chuyển về nên dẫn đến tình trạng quá tải.

Thuốc điều trị tay chân miệng không thiếu mà do cơ sở không chủ động

Lệ Hà |

Một số bệnh viện phía nam như An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ... chưa đủ các thuốc thiết yếu trị tay chân miệng, phải chuyển bệnh nhân nặng đến TP HCM. Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cho rằng, nguồn cung đầu vào hiện không thiếu, nhưng vẫn còn những đơn vị điều trị và địa phương chưa chủ động trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc.

Bệnh tay chân miệng ở Vĩnh Long tăng gần 50% so với cùng kỳ

HOÀNG LỘC |

Theo báo cáo từ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2023 đến nay tăng gần 500 ca so với cùng kỳ năm 2022, nhiều người dân lo sợ bệnh sẽ lây lan diện rộng.