“Báu vật” của A Xợp dưới chân đỉnh Ărchong

HƯNG THƠ |

Báu vật của vua Hàm Nghi ban tặng từ năm nào, ông Hồ Văn Pưn (SN 1941, trú tại thôn A Máy, xã A Xing, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) không biết rõ. Ông chỉ nghe kể và nhớ mang máng rằng, tổ tiên của ông mang dòng máu cách mạng, đã lãnh đạo người dân ở làng A Xợp (bây giờ thuộc xã A Xing) đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Đời này sang đời khác, “báu vật” vua ban vẫn được truyền lại, lưu giữ đến ngày hôm nay.

Người gìn giữ áo vua ban

Nay đã 77 tuổi, nhưng ông Hồ Văn Pưn vẫn nhanh nhẹn, cứng cáp như cây lim ở rừng già. Kể về “báu vật” của vua ban tặng đang được cất giữ, ánh mắt ông Pưn vẻ tự hào. Ông Pưn say sưa kể, những câu chuyện không đầu không cuối, xiên xọ rối bời khiến người nghe phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Ông Pưn mông lung khi nói về “báu vật” vua ban, bởi nó có từ thời bố của ông còn chưa sinh ra. Nhưng quãng thời gian từ lúc được dòng họ tín nhiệm giao bảo vệ nó thì ông kể vanh vách.

Ông Pưn ở trong một ngôi nhà sàn bằng tre màu đã lên bóng theo thời gian và khói của bếp lửa. Ở nơi trang nghiêm nhất của ngôi nhà, có một chiếc cà lom (chiếc gùi có nắp đậy lớn) được đan bằng tre cũ kỹ. Đó là nơi ông Pưn cất giữ “báu vật” của của vua ban tặng cho tổ tiên của ông. Qua vài lớp vải đỏ bọc cẩn thận, chiếc áo lạ có nhiều họa tiết và màu sắc được ông Pưn cẩn thận trưng ra sàn.

Trên chiếc áo, có thêu hình rồng, hình hoa, như kiểu áo của các quan lại thời vua chúa. Qua thời gian, nhiều mảnh vải bị sờn, rách, nhưng màu sắc, hoa văn ở các họa tiết vẫn sắc sảo. “Cách đây cả chục năm, có người ở đồng bằng đến, hỏi mua chiếc áo với giá 150 triệu đồng, nhưng không bán. Có thiếu thốn, thiếu gạo cũng không bán” – ông Pưn, kể.

Ông Pưn được giao cất giữ chiếc áo nói trên từ lúc khoảng 13 tuổi, lúc đó, ông làm giao liên cho bộ đội. Trước khi mất, bố ông gọi đến, dặn dò phải gìn giữ chiếc áo và noi gương những người đi trước đánh giặc giữ nước. “Bố bảo, ngày trước, dòng họ tôi đứng lên bảo vệ quê hương, được vua Hàm Nghi ban tặng chiếc áo này. Vua căn dặn, phải góp sức để giữ nước, giữ vùng biên” – ông Pưn, nhớ lại.

Được giao trọng trách giữ chiếc áo, trong những ngày luồn rừng làm nhiệm vụ, ông Pưn nhờ mẹ đem chiếc áo được gói ghém cẩn thận cất vào hang đá trong rừng. Làm giao liên nhiều năm, đến tháng 3.1964, ông Pưn nhập ngũ, đến 12.1971 mới xuất ngũ với cấp bậc là thượng sĩ, thuộc C3 đoàn 580. Trải qua nhiều biến cố, nhưng chiếc áo vẫn được ông Pưn cất giữ cẩn thận, và lời nhắn nhủ của vị vua tặng chiếc áo được ông nối tiếp cha ông thực hiện.

Gần 8 năm tuổi quân và nay đã 48 năm tuổi Đảng, ông Pưn đã cống hiến nhiều trong những năm chiến tranh cũng như công cuộc khôi phục thời bình. Con cháu của ông Pưn bây giờ được học hành, có người là cử nhân và làm đến chức vụ chủ tịch xã… 

Áo vua ban được cất giữ cẩn thận, có người từng trả 150 triệu nhưng ông Pưn không hề có ý định bán. Ảnh: Hưng Thơ
Áo vua ban được cất giữ cẩn thận, có người từng trả 150 triệu nhưng ông Pưn không hề có ý định bán. Ảnh: Hưng Thơ
A Xợp đánh Pháp

Tìm đến những người già ở A Xing để hỏi về A Xợp và gốc tích của chiếc áo vua ban, chúng tôi chỉ được nghe những câu chuyện mù mờ. Nhưng khi lật giở những trang sách lịch sử Đảng bộ xã A Xing, mới tường tận được đôi điều.

Vào năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của vị vua trẻ Hàm Nghi và chủ tướng Tôn Thất Thuyết, đồng bào thiểu số tại huyện Hướng Hóa đã tham gia nghĩa binh. Khi căn cứ Tân Sở (Cùa, Cam Lộ) thất thủ, các nghĩa binh Vân Kiều, Pa Cô tại Hướng Hóa cùng với nghĩa quân người Kinh đã hộ tống Vua Hàm Nghi từ Sơn Phòng (Tân Sở - Cùa) vượt qua Mai Lĩnh lên Lao Bảo, ra tận Hương Khê (Hà Tĩnh) hạ chiếu Cần vương.

Có thể trong thời điểm này, ông Võ Tên (ở A Xợp) người được vua Hàm Nghi tín nhiệm giao phụ trách khu vực vùng biên ở Hướng Hóa đã được tặng chiếc áo nói trên. Vì vậy, trong sách lịch Đảng bộ xã A Xing mới có đoạn “Con cháu ông Võ Tên với chiếc áo được Vua Hàm Nghi ban tặng. Ông là người được Vua tín nhiệm phụ trách cả khu vực miền núi Hướng Hóa”.

Cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, để tiếp tục chính sách cai trị ở Đông Dương, đồng thời muốn gấp rút xác định biên giới của ba nước Đông Dương, nhất là vùng rừng núi Hướng Hóa. Vì vậy, tháng 5.1972, một toán lính Pháp gồm 3 tên lên vùng A Xợp phía xã Xù Muồi thuộc huyện Hướng Hóa (sau hoạch định biên giới trở thành vùng đất của Lào) để bắt người dân phải nộp heo, gà, lợn và bắt người dân cáng chúng lên đỉnh núi cao nhất ở vùng là Ărchong để vẽ bản đồ.

Đỉnh Ărchong là một nơi linh thiêng, được người dân nơi này gọi là Ca nía – là nơi cầu giữ tính mạng và cuộc sống yên bình cho toàn dân vùng A Xợp. Trước khi người Pháp đến, không người dân nào dám xâm phạm đỉnh Ărchong. Họ tín ngưỡng rằng, việc người Pháp đến Ărchong sẽ khiến thần linh nổi giận, bắt tội và làm cho nhân dân cả vùng phải chịu sự trừng phạt bằng nạn đói, bệnh tật. Vì bị áp bức, bị xúc phạm tín ngưỡng, nên đồng bào ở A Xợp âm ỉ ngọn lửa căm thù.

Không lâu sau đó, dưới sự lãnh đạo của vị tù trưởng Côn Lôh, người dân ở A Xợp và một số vùng lân cận đã cầm vũ khí giết chết 1 tên quan Pháp và 3 tên lính Việt gian ở đỉnh núi Pa Ra Chông. 2 tháng sau, thực dân Pháp cử một tốp quan Pháp và 3 lính người nước ngoài lên vùng A Xợp.

Như lần trước, chúng bắt người dân phải cáng lên đỉnh núi để vẽ bản đồ. Khi mới đến chân núi A Vòng, tù trưởng Côn Lôh cùng người thân của mình là Côn Pác, Côn Khay, Côn Păn, Côn Tên đã dùng rựa giết hết đám quân Pháp. Trong đó, Côn Tên là con trai ông Võ Tên, người thân của ông Hồ Văn Pưn.

2 lần đổ máu nhưng không tìm được hung thủ, thực dân Pháp điều binh lính tràn lên vùng A Xợp. Tù trưởng Côn Lôh như một bóng ma, lúc ẩn lúc hiện giữa vùng rừng núi hiểm trở. Nhưng rồi, một số người bị dọa dẫm, mua chuộc đã đưa quân thù đến nơi trú ẩn của tù trưởng Côn Lôh.

Tù trưởng bị bắt, bị giết, thực dân Pháp tra tấn ông dã man nhưng không khai thác được thông tin gì về những người đã cùng ông đứng lên. Thực dân Pháp xóa tên A Xợp trong danh sách các bản làng bị thống trị, và tìm cách tiêu diệt nhân dân toàn vùng A Xợp. Vì vậy, người dân phải chạy vào rừng, tứ tán khắp nơi…

Đến khi Cách mạng tháng tám thành công, người dân A Xợp mới trở về quê cũ, cùng với nhân dân toàn vùng trực diện đánh giặc. Năm 1950 (lệnh tổng động viên được ban bố) và những năm sau đó, con cháu của A Xợp lại tự nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, cung cấp lương thực cho bộ đội kháng chiến và trực tiếp ra chiến trường đánh giặc.

Đọc những tư liệu được trích từ cuốn lịch sử Đảng bộ xã A Xing cho già Hồ Văn Pưn nghe, rồi hỏi già Pưn rằng, A Xợp ngày trước là lá cờ đầu chống Pháp ở miền núi Hướng Hóa, có phải nhờ tấm áo vua ban. Già Pưn cười, già không nhớ rõ câu chuyện của bố kể, nhưng già tin chắc những ai mang trong mình dòng máu A Xợp, đều biết đến “báu vật” của vua tặng và sẽ thực hiện lời nhắn nhủ “phải góp sức để giữ nước, giữ vùng biên”.  


HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Lời nguyền trên đỉnh Zi’liêng

Thuận Quảng |

Hàng trăm năm qua, bằng lời nguyền tuyệt đối không phá rừng, người Cơ Tu ở Tây Giang (Quảng Nam) đã bảo vệ được cánh rừng pơmu nghìn năm tuổi của mình tồn tại xanh tươi, kiêu hãnh trên đỉnh Zi’liêng thiêng liêng và hùng vĩ. Từ đời này sang đời khác, người Cơ Tu xem những cây pơmu cổ thụ to gần chục người ôm ấy là thần rừng, là báu vật để lại cho con cháu muôn đời sau... 

“Báu vật nhân văn sống” của bài chòi miền Trung

ĐÌNH PHÙNG |

“Rủ nhau đi đánh bài chòi/ Để con nó khóc cho lòi rốn ra…”, cùng với chiếc song loan trên tay gõ nhịp, cụ Đào tuôn vanh vách từng câu chữ bài chòi. Năm nay, cụ Đào đã 93 tuổi và được các nhà nghiên cứu đánh giá là “báu vật nhân văn sống” của bài chòi miền Trung.

Báu vật kim sách triều Nguyễn

đỗ quang tuấn hoàng |

Một trong những nguồn thư tịch cổ quý hiếm trong lịch sử thành văn Việt Nam là những quyển sách được làm bằng vàng, bạc và đồng. Thư tịch cổ của nhà Nguyễn có nhiều chất liệu và loại hình phong phú nhất so với các triều đại phong kiến khác trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Kim sách triều Nguyễn là di sản quý giá cả về văn bản học, nghệ thuật đúc, khắc... của tiền nhân. 

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lời nguyền trên đỉnh Zi’liêng

Thuận Quảng |

Hàng trăm năm qua, bằng lời nguyền tuyệt đối không phá rừng, người Cơ Tu ở Tây Giang (Quảng Nam) đã bảo vệ được cánh rừng pơmu nghìn năm tuổi của mình tồn tại xanh tươi, kiêu hãnh trên đỉnh Zi’liêng thiêng liêng và hùng vĩ. Từ đời này sang đời khác, người Cơ Tu xem những cây pơmu cổ thụ to gần chục người ôm ấy là thần rừng, là báu vật để lại cho con cháu muôn đời sau... 

“Báu vật nhân văn sống” của bài chòi miền Trung

ĐÌNH PHÙNG |

“Rủ nhau đi đánh bài chòi/ Để con nó khóc cho lòi rốn ra…”, cùng với chiếc song loan trên tay gõ nhịp, cụ Đào tuôn vanh vách từng câu chữ bài chòi. Năm nay, cụ Đào đã 93 tuổi và được các nhà nghiên cứu đánh giá là “báu vật nhân văn sống” của bài chòi miền Trung.

Báu vật kim sách triều Nguyễn

đỗ quang tuấn hoàng |

Một trong những nguồn thư tịch cổ quý hiếm trong lịch sử thành văn Việt Nam là những quyển sách được làm bằng vàng, bạc và đồng. Thư tịch cổ của nhà Nguyễn có nhiều chất liệu và loại hình phong phú nhất so với các triều đại phong kiến khác trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Kim sách triều Nguyễn là di sản quý giá cả về văn bản học, nghệ thuật đúc, khắc... của tiền nhân.